Một số nguyên nhân khiến bạn hay đói bụng
Ngoài thắc mắc, hay đói bụng có phải dấu hiệu mang thai, bạn cần lưu ý đến một số nguyên nhân sau đây.
1. Đói bụng do không ăn đủ chất trong ngày
Cụ thể là nếu không ăn đủ lượng protein trong ngày, bạn sẽ dễ cảm thấy thèm ăn. Protein có vai trò kiểm soát sự thèm ăn, tăng sản xuất hormone báo hiệu cảm giác no. Bạn nên cung cấp đủ 1,25 gam protein/kg/ngày để cơ thể có đủ năng lượng. Các thực phẩm giàu protein có thể kể đến như thịt, cá, trứng, sữa, đậu phụ, ngũ cốc.
Bạn đang xem: Hay đói bụng có phải dấu hiệu mang thai? Đừng vội nhầm tưởng nhé mẹ
Khi có đủ lượng protein cần thiết, bạn sẽ có cảm giác no lâu hơn. Ngược lại, nếu ăn rất nhiều nhưng thức ăn không chứa đủ protein, bạn sẽ luôn trong tình trạng đói bụng.
2. Hay đói bụng cho thiếu ngủ
Ngủ đủ giấc giúp cơ thể điều hòa nồng độ hormone ghrelin. Đây là hormone kích thích sự thèm ăn và đói bụng. Ngoài ra, việc ngủ đủ từ 7 – 9 tiếng mỗi đêm còn giúp duy trì nồng độ leptin (hoocmon thúc đẩy cảm giác no), từ đó kiểm soát được sự thèm ăn.
3. Đói liên tục là do ăn quá nhanh
Xem thêm : Sau khi xăm có được ăn thịt bò không?
Thói quen ăn nhanh, ăn không tập trung cũng khiến bạn nhanh thấy đói bụng. Việc ăn chậm, nhai kỹ, tập trung khi ăn sẽ giúp cơ thể nhận đủ lượng thức ăn cần thiết và lâu đói hơn.
4. Hay đói bụng có phải dấu hiệu mang thai? Nhiều trường hợp chỉ là do thiếu nước
Nếu bạn ăn nhiều nhưng vẫn luôn thấy đói bụng, khả năng là bạn chỉ đang khát nước. Nước có tác dụng giảm sự thèm ăn và đem đến cảm giác no giả.
Nếu luôn đói bụng, bạn hãy thử uống một ly nước để xem đó có phải do cảm giác khát gây ra không. Bạn lưu ý nên cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể, xen kẽ nước lọc và các loại nước từ trái cây, rau quả.
5. Do tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc điều trị như thuốc chống loạn thần, thuốc trị trầm cảm, thuốc trị tiểu đường cũng có khả năng gây cảm giác đói bụng.
6. Hay đói bụng cho stress
Căng thẳng thường xuyên có thể gia tăng nồng độ cortisol, một loại hormone được cho là có khả năng thúc đẩy cơn đói và cảm giác thèm ăn. Những người liên tục stress có xu hướng ăn nhiều hơn những người có mức độ căng thẳng thấp.
Xem thêm : Hỗn hợp chanh, mật ong trị ho
Đặc biệt, khi bị căng thẳng, bạn không chỉ ăn nhiều hơn mà còn ăn những món không lành mạnh như thức ăn nhanh hay thực phẩm chứa nhiều đường.
7. Ăn nhiều vẫn đói, có thể do thiếu chất xơ
Nếu chế độ ăn hàng ngày thiếu chất xơ, bạn sẽ hay thấy đói bụng. Chất xơ có tác dụng làm chậm quá trình tiêu hoá của dạ dày, từ đó kiểm soát được cơn đói.
Chất xơ còn giải phóng các hormone làm giảm cảm giác thèm ăn và sản xuất các axit béo chuỗi ngắn có công dụng thúc đẩy cảm giác no. Một số thực phẩm giàu chất xơ như rau củ, trái cây, yến mạch, khoai lang.
Như vậy, hay đói bụng có phải dấu hiệu mang thai? Đây là dấu hiệu của nhiều tình trạng sức khoẻ khác nhau, trong đó có bao gồm cả dấu hiệu mang thai. Tuy nhiên, để có câu trả lời chính xác, bạn cần sử dụng những phương pháp chắc chắn hơn như que thử thai, siêu âm, xét nghiệm.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp