Mạng máy tính là gì?
Khái niệm mạng máy tính (network system), hay còn gọi là hệ thống mạng (computer network) là sự kết hợp của nhiều máy tính, thông qua thiết bị kết nối mạng cùng với các phương tiện truyền thông theo một cấu trúc. Đồng thời, các máy tính có sự trao đổi thông tin với nhau. Trong đó, phương tiện truyền thông chính là giao thức mạng và môi trường truyền dẫn.
Lợi ích mạng máy tính
Mạng máy tính không chỉ là một phần quan trọng, mà còn mang lại nhiều lợi ích to lớn cho cuộc sống hiện đại. Dưới đây là những lợi ích chính của mạng máy tính ngày nay, được trình bày một cách chi tiết và hấp dẫn:
- Giao Tiếp và Chia Sẻ Thông Tin: Mạng máy tính tạo cơ hội cho giao tiếp nhanh chóng và hiệu quả giữa các người dùng. Bằng cách sử dụng email, chat, video call và các ứng dụng truyền thông khác, chúng ta không chỉ liên lạc dễ dàng mà còn có khả năng chia sẻ thông tin và tài liệu một cách nhanh chóng.
- Truy Cập Thông Tin và Tài Nguyên: Mạng máy tính kết nối chúng ta với Internet, mở ra một nguồn thông tin vô tận. Có thể truy cập vào trang web, cơ sở dữ liệu trực tuyến, thư viện số, và nhiều nguồn thông tin khác để tìm kiếm thông tin, nghiên cứu, học tập và giải trí.
- Chia Sẻ Tài Nguyên: Mạng máy tính cho phép chia sẻ tài nguyên như máy in, máy chủ lưu trữ dữ liệu và các thiết bị khác, giúp tiết kiệm chi phí và tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên.
- Làm Việc Từ Xa và Linh Hoạt: Mạng máy tính mở ra cơ hội làm việc từ xa, giúp chúng ta linh hoạt về thời gian và không gian. Có thể truy cập vào hệ thống và tài nguyên công việc từ xa, tham gia vào các dự án cộng tác mà không cần có mặt vật lý tại một văn phòng cụ thể.
- Hỗ Trợ Kinh Doanh và Tăng Hiệu Suất Làm Việc: Mạng máy tính đóng vai trò quan trọng trong kinh doanh hiện đại, cung cấp các dịch vụ như email doanh nghiệp, truy cập từ xa vào hệ thống nội bộ, chia sẻ tài liệu và ứng dụng kinh doanh, giúp tăng hiệu suất làm việc và cải thiện quy trình công việc.
- Giải Trí và Truyền Thông: Mạng máy tính là nền tảng cho giải trí và truyền thông, cho phép xem phim, nghe nhạc, chơi game trực tuyến, và truyền tải dữ liệu âm thanh, video và hình ảnh một cách nhanh chóng.
- Phát Triển Công Nghệ và Nghiên Cứu: Mạng máy tính là môi trường quan trọng cho việc phát triển công nghệ và nghiên cứu, cung cấp nền tảng để chia sẻ kiến thức, trao đổi ý tưởng và hợp tác trong việc nghiên cứu và phát triển.
- Học Tập Trực Tuyến và Giáo Dục Từ Xa: Mạng máy tính đã mở ra cơ hội cho học tập trực tuyến và giáo dục từ xa, giúp tham gia vào các khóa học trực tuyến, khóa học MOOC, và các chương trình đào tạo từ xa một cách linh hoạt và tương tác.
Có mấy loại mạng máy tính?
*Dựa vào phạm vi kết nối mà người ta phân chia thành các loại mạng như sau:
- Mạng LAN (viết tắt của Local Area Network): Đây là một mạng cục bộ, được sử dụng để kết nối nhiều máy tính trong phạm vi bán kính hẹp, thông thường chỉ vài trăm mét. Đối với mạng này, môi trường truyền thông là cáp quang, cáp đồng trục và cáp xoắn nên nó cho tốc độ kết nối cao. Mạng LAN được dùng nhiều trong nội bộ của các tổ chức, doanh nghiệp. Các LAN kết nối với nhau sẽ tạo thành mạng WAN.
- Mạng WAN (viết tắt của Wide Area Network): Đây là một mạng diện rộng, được sử dụng để kết nối các máy tính trong nội bộ một quốc gia, hoặc giữa nhiều nước trong cùng châu lục. Những kết nối này được mạng viễn thông thực hiện. Nhiều mạng WAN kết nối sẽ tạo thành mạng GAN.
- Mạng GAN (viết tắt của Global Area Network): Đây là mạng kết nối nhiều máy tính khác nhau của các châu lục. Tương tự như mạng WAN, kết nối của mạng GAN cũng được mạng viễn thông thực hiện. Ngoài ra, kết nối của GAN còn do vệ tinh đảm trách.
- Mạng MAN (viết tắt của Metropolitan Area Network): Kết nối này thuộc về phạm vi của một thành phố. Nó được thực hiện bằng môi trường truyền thông có tốc độ cao khoảng 50 – 100 Mb/s.
- Mạng PAN (viết tắt của Personal Area Networks): Là mạng máy tính kết nối trên không gian làm việc của cá nhân. Trong đó, thiết bị của người dùng chính là trung tâm mạng, còn những thiết bị khác sẽ được kết nối với nó. Mạng PAN có 2 loại là mạng có dây và không dây.
- Mạng HAN (viết tắt của Home Area Networks): Mạng máy tính trong gia đình thuộc loại nào? vâng, đây là kết nối mạng giữa các thiết bị của một gia đình. Bao gồm máy tính bảng, máy tính cá nhân, điện thoại di động, ti vi, máy in và các thiết bị sử dụng mạng khác.
- Mạng CAN (viết tắt của Campus Area Network): Nó có thể là một mạng LAN duy nhất, hoặc tập hợp kết nối của nhiều mạng LAN. Mạng CAN thường được cơ quan nhà nước, trường học, doanh nghiệp sử dụng. Bên cạnh đó, nó cũng là tập hợp mạng của những tòa nhà liền kề nhau.
- Mạng riêng của doanh nghiệp (Enterprise Private Network): Loại mạng này được các doanh nghiệp dùng để thực hiện kết nối nhiều địa điểm khác nhau, nhằm mục đích chia sẻ tài nguyên, dữ liệu chung.
- Liên mạng (Internetwork): Là một liên kết các mạng để tạo thành một mạng lớn hơn. Hay nói cách khác, Internetwork thường được mô tả cho loại mạng có quy mô toàn cầu.
- Mạng BBN (viết tắt của Backbone Network): Đây là một phần của mạng liên kết từ nhiều hệ thống mạng khác nhau. Nó cung cấp đường dẫn để phục vụ cho việc trao đổi thông tin.
>> Xem thêm: Tìm Hiểu Về IP WAN
Phân loại theo chức năng của mạng máy tính
Xem thêm : Sốt cao nên chườm nóng hay lạnh? Cách chườm ấm hạ sốt nhanh
Trên đây là phân loại mạng theo phạm vi địa lý kết nối. Còn khi xét về chức năng thì mạng máy tính được phân thành 3 loại sau:
Mạng ngang hàng (mô hình Peer – to – Peer)
Với mô hình ngang hàng, toàn bộ máy tính trong mạng sẽ có vai trò như nhau. Theo đó, mỗi máy tính vừa thực hiện việc trực tiếp cung cấp tài nguyên của mình cho máy tính khác, vừa trực tiếp sử dụng tài nguyên của máy khác trong hệ thống. Tuy nhiên, mô hình này chỉ phù hợp cho hệ thống mạng quy mô nhỏ, chế độ bảo mật chưa cao và việc quản lý tài nguyên bị phân tán.
Mạng máy khách – máy chủ (mô hình Client – Server)
Đối với mô hình máy khách – máy chủ sẽ có một hay một số máy đảm nhận vai trò quản lý, cung cấp tài nguyên (bao gồm dữ liệu, chương trình, thiết bị…) gọi là máy chủ, còn tất cả các máy khác là máy khách. Máy khách sẽ sử dụng tài nguyên do máy chủ cung cấp.
Máy chủ đảm bảo phục vụ yêu cầu của máy khách thông qua việc điều khiển quá trình phân phối tài nguyên trong mạng. Ưu điểm của mô hình Client – Server là quản lý dữ liệu tập trung, khả năng bảo mật cao và rất thích hợp cho các hệ thống mạng cỡ trung bình, lớn.
Mô hình trên nền Web
Đây là mô hình mà người dùng sử dụng trình duyệt web cùng kết nối internet để có thể chia sẽ dữ liệu, tải ứng dụng hay phần mềm, xem video cùng tham gia các hoạt động trực tuyến khác. Mô hình này hiện nay được dùng rất phổ biến.
>> Xem thêm: IP là gì? IP động, IP tĩnh là gì? Các dạng IP thường gặp?
Các mô hình mạng máy tính
Xem thêm : Làm thế nào phân biệt cá tra và cá basa?
Cuộc cách mạng 4.0 đã mở ra một thời đại mới đầy tiềm năng cho xã hội hiện đại. Trong thực tế, có nhiều mô hình mạng máy tính xuất hiện, nhưng có 4 mô hình chủ đạo nhất:
Mạng hình sao
Mô hình mạng hình sao nổi tiếng với việc kết nối tất cả các trạm thông qua một thiết bị chung, có khả năng nhận tín hiệu từ các trạm và chuyển đến các trạm đích. Thiết bị chung có thể là hub, switch hoặc router, tùy thuộc vào yêu cầu và mục đích cụ thể.
Mạng tuyến tính
Mạng tuyến tính là khi các trạm được sắp xếp theo một đường truyền chung (Bus). Đường truyền chính có nhiệm vụ kết nối qua 2 đầu nối có tên Terminator. Mỗi trạm được kết nối trực tiếp với trục chính thông qua đầu nối chữ T hoặc các thiết bị thu phát.
Mạng hình vòng
Mạng hình vòng là khi các trạm kết nối lại với nhau thông qua bộ chuyển tiếp. Tín hiệu được truyền qua mỗi trạm và chuyển hướng đến trạm tiếp theo, tạo thành tín hiệu truyền thẳng chỉ theo một chiều, tạo thành hình dạng vòng.
Mạng kết hợp
Mạng kết hợp là sự kết hợp linh hoạt giữa:
- Mạng tuyến tính và mạng hình sao: Hiệu quả trong việc kết nối các nhóm làm việc từ xa, và có khả năng dễ dàng bố trí đường dây với nhiều tòa nhà.
- Mạng hình sao và mạng hình vòng: Cho phép tín hiệu di chuyển quanh hub trung tâm, tạo ra cầu nối linh hoạt giữa các trạm làm việc.
Trên đây là kiến thức tổng quan về mạng máy tính là gì và các loại mạng hiện nay. Hosting Việt mong rằng, bài viết mang đến thông tin hữu ích, góp phần giúp bạn chọn lựa được loại mạng phù hợp để đầu tư cơ sở hạ tầng, nhằm đảm bảo tối ưu nhất cho doanh nghiệp của mình. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi nào cần giải đáp, hãy liên hệ ngay với Hosting Việt để được hỗ trợ và tư vấn nhanh chóng, miễn phí nhé!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp