Cảm xuyên hương (CXH) là một trong những mặt hàng không thể thiếu tại các hiệu thuốc, bởi sản phẩm này được nhiều người chọn dùng khi bị cảm cúm.
Bạn đang xem: Bà "bầu" có nên dùng thuốc cảm xuyên hương?
Tại nhà thuốc Quý Đức, số 25 Nhân Hòa (phường Nhân Chính, Thanh Xuân) chúng tôi hỏi mua thuốc cảm cúm cho bà bầu ở giai đoạn 3 tháng đầu, dược sĩ Lê Thu Hồng giới thiệu CXH do Cty CP DP Yên Bái sản xuất: “Đang có dịch cúm, mỗi ngày 4 -5 bà mẹ mang thai ở nhiều giai đoạn khác nhau mua thuốc trị cảm cúm và họ đều chọn loại này”.
Tại nhà thuốc Ngọc Linh (số 5 Nhân Hoà), dược sĩ Bùi Thị Hiền, cũng tư vấn cho chúng tôi: “CXH bào chế từ thảo dược, người mang thai giai đoạn nào cũng uống được, rất đảm bảo”.
Không còn CXH, chị giới thiệu thuốc bạch địa căn của Cty TNHH DP Hoa Sen “thuốc này cũng là thuốc thảo dược, trị cảm cúm nhức đầu rất tốt, không có chống chỉ định, ít tác dụng phụ. Người mang thai có thế uống được”.
Xem thêm : Hạ sốt cho trẻ bằng chanh sao cho hiệu quả?
Ở nhà thuốc 108 – A12 phố Nghĩa Tân, dược sĩ Lê Thị Hiện cũng cho hay: “Ở tuổi 50, gần 20 năm tôi mở hàng thuốc, biết bao nhiêu người mua CXH. Cũng không ít người mang thai hay cho con bú dùng loại thuốc này”. Xem lại bao bì, đúng là nhà sản xuất cũng ghi “Thuốc dùng được cho phụ nữ có thai và cho con bú”.
Tuy nhiên, tại buổi toạ đàm do Báo Khoa học Đời sống tổ chức, các chuyên gia đông y phân tích và lưu ý, không hẳn mọi phụ nữ có thai đều an toàn với CXH.
Trên thị trường có nhiều loại CXH như của Cty CP dược Yên Bái, Comazil của Cty CP T.Ư Mediplantex, viên cảm cúm của Foripharm, CXH của Cty dược Hà Nam v.v… Tất cả đều chung một công thức và 6 thành phần, trong đó có nhiều thành phần sinh nhiệt, không tốt cho phụ nữ mang thai.
Theo khẳng định của nhà sản xuất – ông Lưu Văn Lang, GĐ Cty CP dược Yên Bái: “Bài thuốc cổ truyền dùng trên 35 năm, là bài thuốc gia truyền do các lương y của Yên Bái nghiên cứu từ năm 1974 và đã lưu hành từ đó đến nay.
Trong quá trình điều trị, người dân tự mua thuốc và đến giờ vẫn chưa có một báo cáo nào đánh giá CXH Yên Bái có ảnh hưởng tới phụ nữ có thai. Bài thuốc này, tôi chưa đánh giá được có bao nhiêu người dùng, vì trình độ của miền núi còn thấp hơn, nên việc đánh giá cũng chưa có điều kiện”.
Xem thêm : Top 10 ngân hàng có tài sản lớn nhất quý I/2023
TS Trần Hoà Bình (Trường ĐH Dược HN) cho biết: “Tôi thực sự áy náy khi thấy khuyến cáo CXH dùng được cho phụ nữ có thai và cho con bú. Tôi cũng tự đặt câu hỏi tại sao giờ chưa có thông tin phản hồi của các bà mẹ mang thai.
Khi phụ nữ có thai, tuyến giáp trạng tăng 30%, tăng tiết hormon nghĩa là tăng sinh năng lượng; tăng lưu lượng tim 30 – 40%, khi cơ thể đã nhiệt thì không nên làm tăng thêm nhiệt. Trong khi đó, 5/6 thành phần thuốc lại là nhiệt.
Dùng quế chi hạ sốt thì tắc ngược, bởi khi đã sốt bao giờ tim cũng đập mạnh, huyết áp tăng. Phụ nữ có thai không nên dùng loại thuốc này bởi 5/6 vị để làm thuốc đều có tính cay ôn và nhiệt, làm tăng sinh năng lượng. Đây là bài thuốc gia truyền rất tốt, nhưng theo quan điểm của thế giới “an toàn và hiệu lực” thì khi chưa minh chứng được thì không chỉ định dùng cho phụ nữ mang thai”.
BS Nguyễn Văn Hướng – Chủ tịch Hội Đông y – cho biết, khi phụ nữ có thai, ông cũng thường cho dùng CXH. Tuy nhiên, ông khuyến cáo: “Người có thai bào cung nhiệt không nên dùng. Trong CXH có xuyên khung có tác dụng hành huyết, hành khí, người thai nhiệt nóng uống có thể sẩy thai, nhưng đó chỉ là thai dưới 3 tháng tuổi, vì vậy thai nhiệt uống thuốc nào phải do thầy thuốc quyết định, với các đối tượng khác thì dùng được cả. Do đó, với phụ nữ có thai cần hỏi bác sĩ trước khi sử dụng”.
Hiện trên thị trường thuốc có nhiều loại CXH với thành phần giống nhau và đều khuyến cáo không dùng cho phụ nữ có thai, chỉ CXH Yên Bái nói là sử dụng được cho phụ nữ có thai thì là điều đáng suy nghĩ. Theo lý luận y học cổ truyền thì nhóm thuốc CXH bao gồm cả CXH Yên Bái đều không thể sử dụng được cho phụ nữ có thai. Nếu công ty sản xuất có những bằng chứng khoa học và thực tiễn cụ thể chứng minh được thuốc CXH sử dụng được cho các trường hợp mang thai (người khoẻ, người yếu, người quen dạ sẩy thai …) quả thực là điều ngành y tế mong đợi bấy nay. Cơ quan quản lý về dược nên tập hợp các nhà khoa học tập trung nghiên cứu vấn đề này.
Theo Quang Duy – Lê Hường Lao động
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp