Đi ốp (Diop) là gì? Cách tính độ cận thị của mắt

Nếu như bạn đang thắc mắc không biết chỉ số diop có liên quan như thế nào đối với độ cận thị của mắt. Đừng lo lắng, Bách hóa XANH sẽ giúp bạn tìm hiểu về diop là gì và cách tính độ cận thị của mắt.

Cận thị được gọi là một tật khúc xạ của mắt làm cho đôi mắt bị mờ dần khi nhìn những vật ở xa. Thông thường, mức độ cận thị sẽ được đánh giá thông qua chỉ số Diop. Hãy cùng Bách hóa XANH tìm hiểu rõ về chỉ số này qua bài viết dưới đây.

1 Đi ốp (Diop) là gì?

Đi ốp (Diop) là gì?

Đi ốp (Diop) là gì?

Diop được gọi là đơn vị đo độ cong của thấu kính được sử dụng giúp cho mắt có thể nhìn được rõ mọi vật ở xung quanh một cách rõ ràng hơn. Thông thường, chỉ số diop càng lớn thì tình trạng cận thị sẽ càng nặng hơn và thấu kính cũng có độ dày cao hơn.

Độ cận thị kí hiệu là D, kí hiệu được ghi trên bề mặt của thấu kính là -D có nghĩa là tật cận thị, ngược lại, nếu là +D thì là tật viễn thị.

Chẳng hạn, -1, -2 sẽ tương đương với độ cận thị là 1 độ và 2 độ. Cận 2 diop sẽ được hiểu là cận 2 độ.

2 Cách tính độ cận thị của mắt

Cách tính độ cận thị của mắt

Thông thường sẽ có nhiều loại bảng đo thị lực của mắt, tuy nhiên sẽ tùy thuộc vào từng đối tượng mà sẽ có cách tính độ cận thị với những bảng đo khác nhau.

  • Bảng thị lực vòng tròn hở Landolt.
  • Bảng thị lực hình với những loại đồ vật/con vật sử dụng với trẻ em hoặc với những người không biết chữ.
  • Bảng thị lực chữ E của Armaignac.
  • Bảng thị lực bằng chữ cái của Snellen với những chữ cái: L F D O I E.

Ngoài ra, cách tính độ cận thị còn sẽ được dựa vào điểm cực cận và điểm cực viễn của riêng mỗi người. Ảnh nằm sẽ nằm ở trong giới hạn 2 điểm cực cận và điểm cực viễn, nếu như ảnh nằm trong khoảng đó sẽ được mắt nhìn thấy một cách rõ ràng.

Điểm cực viễn được xem là điểm ở xa nhất mà tại đó mắt thường có thể nhìn thấy được rõ vật. Người bình thường có điểm cực viễn được gọi là điểm vô cực, vì thế việc người mang mắt kính cận chỉ nhằm mục đích chính điều chỉnh điểm cực viễn của người bị cận thị ra một khoảng xa vô cực.c

Chẳng hạn có cách tính thế này:

Khi điểm cực viễn là 3m sẽ tương đương với cận -2D. Điểm cực viễn là 1m thì sẽ tương đương với cận -1.5D. Khi điểm cực viễn là 50cm thì sẽ tương ứng với độ cận thị là -2D… Qua đó, bác sẽ có có kết luận và đưa ra hướng khắc phục rõ ràng cho tình trạng mắt của bạn.

3 Cách đo độ cận thị của mắt tại nhà

Cách đo độ cận thị của mắt tại nhà

Công thức tính độ cận

Dưới đây là công thức ước lượng độ cận dùng để đo cận ở mắt tại nhà:

Độ cận = 100/Khoảng cách (cm)

Chẳng hạn: Khoảng cách 50cm được xem là khoảng cách để nhìn rõ vật, thì độ cận thị sẽ được tính = 100/50 = 2 độ.

Cách quy đổi độ cận

Dưới đây là cách quy đổi độ cận thường sử dụng, kết quả khi tiến hành đo thị lực bằng chữ cái sẽ cho biết bạn có thể đọc rõ được tối đa bao nhiêu hàng trên tổng số 10 hàng.

Chẳng hạn: Khi đo độ cận thị bằng bảng chữ cái, bạn sẽ có thể đọc được khoảng 6 hàng, thị lực là 6/10; còn nếu như bạn chỉ đọc được đến 2 hàng thì thị lực của bạn sẽ là 2/10.

Mức độ cận thị thông thường sẽ có sự tương ứng với một khoảng thị lực, cụ thể:

  • Thị lực 6 – 7/10: Độ cận tương ứng sẽ là -0.5 Diop
  • Thị lực 4 – 5/10: Độ cận tương ứng sẽ là -1 Diop
  • Thị lực 1/10: Độ cận sẽ tương ứng từ -1.5 đến -2 Diop
  • Thị lực dưới 1/10: Cận sẽ trên -2.25 Diop

Đo độ cận thị bằng máy móc

Bước 1 Đo bằng máy điện tử

Bạn có thể đo độ cận thị của mắt thông qua máy điện tử. Sử dụng cách này, kết quả sẽ cho ra một số kí hiệu thường thấy như:

  • L (Left) hoặc OS được xem là kết quả đo thị lực của mắt trái.
  • R (Right) hoặc OD được xem là kết quả đo thị lực của mắt phải.
  • S (SPH/Sphere/Cầu) là số độ của tròng kính, kèm theo đó, kí hiệu “+” chỉ tật viễn thị và ngược lại, kí hiệu “-” chỉ tật cận thị. Tuy nhiên, để đảm bảo độ chính xác, bạn cần phải thực hiện bước này nhiều lần, qua đó lấy số đo trung bình hay còn gọi là số AVG để xác định độ cận thị của mắt.
  • S.E được gọi là số độ kính kiến nghị nên sử dụng.
  • PD là khoảng cách giữa 2 đồng tử giữa khoảng cách 2 mắt, có đơn vị là milimet (mm).

Với cách làm này sẽ giúp bạn xác định được bản thân có bị cận hay không, sau đó sẽ được thực hiện tiếp các bước tiếp theo để cho ra kết quả chẩn đoán một cách chuẩn xác nhất.

Bước 2 Đo thị lực của mắt bằng cách lắp kính mẫu

Bên cạnh đó, bạn có thể đo thị lực của mắt bằng cách lắp kính mẫu vào người bị tật mắt để đeo thử, kính sẽ được điều chỉnh và di chuyển đến hướng thích hợp đến khi mắt có thể nhìn thấy rõ và cảm thấy thoải mái. Đây được xem là cách để biết chính xác độ cận của bạn của bạn là bao nhiêu. Sau cùng, kĩ thuật viên sẽ cắt kính phù hợp với độ cận của từng người.

4 Các cách đo độ cận phổ biến hiện nay

Các cách đo độ cận phổ biến hiện nay

Dưới đây là một số cách đo độ cận phổ biến hiện nay:

  • Máy đo chuyên nghiệp: Với cách đo này thường sẽ áp dụng tại các phòng khám hoặc bệnh viện vì đây được thực hiện bởi các kỹ thuật viên chuyên nghiệp tại các đa khoa. Và đây được xem là cách đem lại hiệu quả chính xác cao nhất.
  • Bảng chữ cái cận thị: Với cách này sẽ bao gồm bảng Landolt (bảng C), Armaignac (bảng E), bảng Parinaud, Snellen, bảng hình và bảng đo thị lực dạng thẻ. Đây là cách nhanh nhất phát hiện xem mắt có cận hay không và cũng là cách sử dụng phổ biến nhất.
  • Đo bằng các ứng dụng online: Đây được xem là cách tiện lợi nhất, hỗ trợ đánh giá tình trạng mắt. Một số ứng dụng sử dụng phổ biến như: Eye Care Plus, iCare Eye Test, Prescription Check, Eye exam,…
  • Đo độ cận tại nhà: Với cách này, bạn có thể sử dụng ở các dụng cụ cơ bản để xác định đâu là điểm cực viễn và cực cận, rồi xác định độ cận thị. Tuy nhiên, với cách làm này chỉ mang tính tương đối và chính xác không cao.

Tham khảo: Tìm hiểu 6 bảng chữ cái đo mắt cận thị và cách dùng từng loại

Trên đây là những chia sẻ của Bách hóa XANH về diop là gì và cách tính độ cận thị của mắt. Hi vọng sẽ giúp cho bạn có được những thông tin bổ ích.

Nguồn: Nhà thuốc Long Châu, Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec

Chọn mua trái cây chất lượng tại Bách hóa XANH để bồi bổ sức khỏe nhé:

Bách hóa XANH