Khung giờ làm căn cước công dân mới nhất

Căn cước công dân là vật bất ly thân của mội một công dân Việt Nam hiện nay. Nhưng ít ai biết rằng đến một thời hạn nhất định sẽ đều phải làm lại thẻ căn cước công dân vì đó là quy định của pháp luật đã đề ra. Thẻ Căn cước công dân có thời hạn sử dụng bao lâu đang là câu hỏi băn khoăn và đang được quan tâm của rất nhiều người dân. Sau đây, ACC muốn gửi tới quý bạn đọc bài viết “Khung giờ làm căn cước công dân mới nhất” và một vài vấn đề pháp lý liên quan:

Tra-cuu-CCCD-qua-tong-dai-Bo-cong-an
Khung giờ làm căn cước công dân mới nhất

1. Căn cước công dân là gì?

Căn cứ Khoản 1 Điều 3 Luật Căn cước công dân năm 2014, căn cước công dân được hiểu là:

Căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân theo quy định của Luật này.

Căn cước công dân là một trong những giấy tờ tùy thân quan trọng của mỗi cá nhân, bao gồm các thông tin cơ bản của một người như lai lịch, hình dạng, đặc điểm riêng của cá nhân đó để phân biệt với cá nhân khác.

Đây là hình thức mới của giấy chứng minh nhân dân, bắt đầu cấp phát và có hiệu lực từ năm 2016.

Theo quy định của Luật căn cước công dân, người từ 14 tuổi trở lên sẽ được cấp thẻ căn cước công dân. Công dân bị mất căn cước công dân sẽ được cấp lại theo quy định pháp luật.

2. Làm thẻ CCCD bao giờ thì được lấy?

Theo quy định tại Điều 25 Luật Căn cước công dân 2014 thì thời hạn cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân được quy định như sau:

Điều 25. Thời hạn cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân

Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại Luật này, cơ quan quản lý căn cước công dân phải cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho công dân trong thời hạn sau đây:

  1. Tại thành phố, thị xã không quá 07 ngày làm việc đối với trường hợp cấp mới và đổi; không quá 15 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại;
  2. Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp;
  3. Tại các khu vực còn lại không quá 15 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp;
  4. Theo lộ trình cải cách thủ tục hành chính, Bộ trưởng Bộ Công an quy định rút ngắn thời hạn cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.

Như vậy, thời hạn cấp thẻ căn cước công dân ở thành phố, thị xã là không quá 07 ngày. Vùng núi, biên giới, hải đảo thì không quá 20 ngày. Khu vực còn lại không quá 15 ngày thì được cấp thẻ Căn cước công dân. Tuy nhiên, hiện nay, số lượng làm CCCD tại các địa phương trên cả nước là rất lớn nên thời gian trả thẻ sẽ lâu hơn quy định từ 20 ngày đến 1 tháng.

Thông tin được công an các địa phương thu thập chuyển ra Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội để sản xuất thẻ. Hiện, cả nước cùng thực hiện một lúc nên thời gian lâu hơn quy định. Các lực lượng chức năng đang nỗ lực hết sức để việc cấp thẻ được diễn ra nhanh, gọn. Trong lúc chờ đợi có thẻ, người dân vẫn có thể sử dụng CMND và CCCD chưa gắn chip để giao dịch bình thường.

3. Cách nhận thẻ Căn cước công dân gắn chíp

Theo điểm e khoản 1 Điều 12 Thông tư 07/2016/TT-BCA ( được sửa đổi bổ sung bởi Khoản 3 Điều 1 Thông tư 40/2019/TT-BCA):

“Cơ quan nơi tiếp nhận hồ sơ cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân, trả thẻ Căn cước công dân và số hộ khẩu (nếu có) theo thời gian và địa điểm trong giấy hẹn. Nơi trả thẻ Căn cước công dân là nơi làm thủ tục cấp thẻ; trường hợp công dân có yêu cầu trả thẻ tại địa điểm khác thì công dân ghi cụ thể địa chỉ nơi trả thẻ tại Tờ khai căn cước công dân. Cơ quan nơi tiếp nhận hồ sơ trả thẻ Căn cước công dân tại địa điểm theo yêu cầu của công dân bảo đảm đúng thời gian và công dân phải trả phí dịch vụ chuyển phát theo quy định.”

Như vậy, người dân có thể nhận thẻ căn cước công dân gắn chíp qua 02 cách:

Cách 1: Nhận trực tiếp tại nơi thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước công dân gắn chíp.

Cách 2: Nhận thẻ qua bưu điện. Với cách này người dân cần ghi rõ địa chỉ nơi trả thẻ tại Tờ khai Căn cước công dân gắn chíp và khi nhận phải tự thanh toán phí chuyển phát. Trường hợp nhận thẻ qua bưu điện thì Công an vẫn phải đảm bảo đúng thời gian theo quy định.

4. Thứ 7 có làm Căn cước công dân không?

Theo Điều 26 Luật Căn cước công dân 2014, công dân được yêu cầu cấp, đổi, cấp lại Căn cước công dân tại một trong các cơ quan sau:

1. Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Bộ Công an;

2. Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

3. Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương;

4. Cơ quan quản lý căn cước công dân có thẩm quyền tổ chức làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân trong trường hợp cần thiết.

Trong đó, căn cứ khoản 1 Điều 10 Thông tư 59/2021/TT-BCA, công dân được lựa chọn cơ quan Công an có thẩm quyền nơi thường trú hoặc tạm trú để đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân sao cho thuận tiện nhất.

Cơ quan Công an có thẩm quyền cấp, đổi, cấp lại Căn cước công dân là cơ quan Nhà nước làm việc theo giờ hành chính. Theo đó, giờ làm việc tại các cơ quan này như sau:

– Buổi sáng: Bắt đầu từ 08 giờ – 12 giờ.

– Buổi chiều: Bắt đầu từ 13 giờ 30 – 17 giờ 30.

– Thời gian làm việc một tuần kéo dài từ thứ Hai đến thứ Sáu, thứ Bảy và Chủ nhật nghỉ.

Như vậy, thứ 7 và chủ nhật là ngày nghỉ của cơ quan Nhà nước nói chung và cơ quan công an có thẩm quyền là Căn cước công dân nói riêng. Người dân không thể làm Căn cước công dân vào thứ 7 và chủ nhật.

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về Khung giờ làm căn cước công dân mới nhất, cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc và có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của ACC vui lòng liên hệ với chúng tôi bằng cách để lại bình luận hoặc liên hệ qua các thông tin dưới đây để được tư vấn và giải đáp một cách cụ thể nhất.