Căn Ông Hoàng Bảy Là Gì? Văn Khấn Ông Hoàng Bảy Thành Tâm

Việt Nam vôn là quốc gia có nền văn hoá tâm linh lớn, nhất là tín ngưỡng thờ mẫu. Nên trong đời sống vẫn có nhiều quan niệm về căn quả. Vì vậy, việc người có căn mệnh, căn đồng hay sát căn… luôn là vấn đề gây bàn cãi. Trong đó, có nhiều người thắc mắc rằng căn ông Hoàng Bảy là gì? Mệnh căn thế nào? Mời quý bạn đọc cùng tìm hiểu các thông tin qua bài viết này.

Người có căn là gì?

Trước khi tìm hiểu thế nào là căn ông Hoàng Bảy thì chúng ta cần tìm hiểu về mệnh căn (căn bản mệnh), sát căn, căn đồng và người có căn âm là gì?

Căn mệnh là gì ?

Mỗi người sinh ra sẽ có có một căn mệnh khác nhau. Tuy nhiên, căn mệnh của mỗi người sẽ khác tùy vào nghiệp lực của mỗi người. Căn giống như gốc rễ của mình ở nhiều kiếp trước, còn số là số mệnh của chính bản thân mình. Nên trong dân gian thường nói người có số mệnh tạo xoay vần & do thiên cơ định sẵn. Kết hợp đức tin Phật pháp, nên đa số người Việt Nam đều tin vào nghiệp luật và luật nhân quả.

Nhận biết người có căn mệnh:

Những người có căn mệnh sẽ nhận biết được qua tướng số, tính cách, tử vi,…. Một số cách nhận biết vẻ ngoài theo dân gian lưu truyền như:

  • Người có căn nam thần thì nét mặt tưng bừng, hơi dữ tướng, mắt long lanh, nóng tính và bốc đồng.
  • Người có căn mệnh nữ giới thì thường nóng tính, bốc đồng, có phần cương quyết.

Sát căn là gì?

Sát căn là chỉ những người có khả năng tiếp xúc và dễ dàng cảm nhận thế giới khác, có thể là là thần linh mà chưa từng làm việc cho thần linh. Thế nên, chúng ta thường thấy có những người linh ứng, tương giao với thần linh 1 cách khó hiểu. Tuy nhiên, nếu hiểu rõ và hiểu sâu sắc quý vị sẽ biết rằng không phải ai cũng có được căn mệnh này.

Đó có thể là người đi dự lễ hầu đồng, nhưng lại vô cùng thấu cảm và hòa mình vào buổi lễ. Người đung đưa theo tiếng nhạc, tiếng nhịp mà không thể làm chủ được bản thân, hoặc có những hành vi thái độ không giống bình thường, như đang có người bên trong điều khiển.

Căn Đồng là gì?

Các biểu hiện của người mang căn đồng | Tâm Linh Đại Việt

Giải thích đơn giản về căn đồng nghĩa là số phận một người định sẵn phải ra hầu thánh & ra bắc ghế trình đồng.

Vì vậy mới có câu ca dao:

“Chấm đồng từ thuở mười ba

Đến năm mười chín phải ra trình đồng”

Những người có căn cao số nặng, nếu như không biết đến cửa ngài để trình sớm, sẽ thường bị hành đau ốm, nhiều bệnh lạ, nhưng đi khám thì không khám ra bệnh. Còn có người có thể phát điên, phát bệnh lạ và lận đận mọi đường. Tuy nhiên, nếu người đó biết sớm rồi tới cửa đình Tam phủ, Tứ phủ, cúi đầu đội lễ thì mọi việc sẽ trở nên tốt đẹp lên rất nhiều. Bệnh không chữa cũng tự khỏi, công việc làm ăn thuận lợi, tình cảm ấm êm.

Biểu hiện của người có căn đồng:

Những người có căn đồng thường có các biểu hiện khác nhau, tùy thuộc vào mức độ căn số từng người nặng hay nhẹ nhưng hầu hết đều là những người có cảm thụ tâm linh lớn. Một số những biểu hiện thường thấy ở những người có căn đồng như sau:

  • Người có căn đồng đôi khi ảo giác, nằm mơ thấy đức Mẹ hoặc Tiên Thánh thần, họ có cảm giác có Thánh thần bên cạnh mình, ủng hộ và che chở mình.
  • Người có căn đồng khi tham gia ở các buổi hầu đồng, hầu Thánh, thường thấy tâm hồn lâng lâng, bay bổng, tinh thần phấn chấn, như cảm nhận được sự đồng cảm qua lời hát văn, lời tấu, lời thỉnh. Ở mức độ nặng hơn, họ có những cử chỉ, hành động và lời nói trong vô thức. Mặc dù vẫn nhận thức rõ mọi vật xung quanh nhưng họ không tự chủ được. Cái này còn gọi là sát căn, nghĩa là là khả năng hấp thu tâm linh lớn.
  • Một số người có căn đồng bị hành hạ khiến cho gia đình bất an, tán gia bại sản. Cuộc sống xảy ra nhiều chuyện lao đao, bất hoà. Bản thân luôn bất an, ngày đêm lo lắng không rõ nguyên do, chỉ luôn thấy cảm giác bất ổn thường trực & lo sợ chuyện không hay xảy đến với mình.
  • Có người nghiệp duyên nặng nề dẫn đến tâm hồn hoảng loạn, có thể bị điên, ăn nói bậy bạ, hay nói chuyện Thánh thần nhưng đôi lúc lại tỉnh táo bình thường.
  • Có những căn đồng bị hành bệnh, giống như giả vờ, khi đi chữa trị thì lại bình thường như không có chuyện gì xảy ra.
  • Có những người không bị hành bệnh, không biểu hiện gì khác thường nhưng thâm tâm lại cảm thấy không ổn, nôn nao, bồn chồn mà không rõ nguyên nhân, luôn có lực nào đó thúc đẩy họ họ đến cầu Mẫu, xin Thánh thần.

Thế nào là người có căn âm?

Giải Mã】Người Có Căn Âm Là Gì? Tích Cách Và Cuộc Đời

Những người có căn âm hiểu đơn giản là có khả năng cảm nhận, quan sát được phần âm. Họ có thể nhìn thấy, nghe nói những gì mà người âm cho biết để diễn tả lại vơis người dương. Đây đều là những người có duyên với âm cũng như nói chuyện được với phần âm.

Những người có căn âm thường làm các công việc như xem tướng số, làm thầy đồng. Họ phục vụ cho người dân trong việc tìm hiểu thêm về kiến thức tâm linh. Đồng thời, họ còn là sợi dây kết nối với người âm & người dương. Để những thông tin mà người âm truyền đạt cho người dương thêm phần dễ dàng hơn. Biểu hiện của những người này chính là có thể cảm nhận và biết được các thông tin liên quan đến người âm. Những vấn đề linh thiêng trong đời sống còn cần nhiều lời giải đáp.

Theo tâm linh thì bất cứ ai chúng ta sinh ra đều có căn trong người. Tuy nhiên, số mệnh mỗi người khi sinh ra đều được định sẵn. Nhưng không phải ai cũng mang căn mệnh giống nhau. Trong bài viết này, mời các bạn cùng Suối Nguồn Tình Thương tìm hiểu về những người có căn ông Hoàng Bảy.

Sự tích ông Hoàng Bảy

Ông Hoàng Bảy hay còn thường gọi là Ông Bảy Bảo Hà. Ông là con Đức Vua Cha. Theo lệnh vua, ông giáng phàm trần và trở thành con trai thứ bảy trong danh tộc họ Nguyễn, vào cuối thời Lê. Vào triều Lê Cảnh Hưng, có giặc ở Trung Quốc từ Vân Nam tràn sang đốt phá, cướp bóc. Triều đình bèn cử ông, đi dọc theo sông Hồng, lên đánh đuổi quân giặc, trấn giữ vùng biên ải nơi Bảo Hà, tỉnh Lào Cai.

Tại đất Bảo Hà, ông thống lĩnh lục thủy, đánh đuổi lũ quân giặc về vùng Vân Nam, rồi sau đó ông chiêu dụ các thổ hào địa phương đón người Dao, người Nùng, người Thổ lên khẩn điền lập ấp. Sau này trong một trận chiến đấu không cân sức, Ông Bảy đã bị giặc bắt, chúng tra khảo hành hạ dã man, thế nhưng ông vẫn một lòng kiên trung, quyết không chịu đầu hàng. Cuối cùng, vì không làm gì được, chúng sát hại ông rồi đem thi thể vứt xuống dòng sông. Kì lạ thay rằng di quan của ông dọc theo sông Hồng và trôi đến phà Trái Hút, Bảo Hà, tỉnh Lào Cai thì dừng lại.

Còn một điều kì lạ nữa là khi ông bị quân giặc sát hại, thì trời bỗng chuyển gió, mây vần vũ, rồi kết lại thành hình thần mã (ngựa). Từ thi thể ông còn phát ra một đạo hào quang, phi trên thân ngựa, đến Bảo Hà thì dừng lại, trời bỗng dưng quang đãng, mây ngũ sắc kết kết thành hình tứ linh chầu hội. Sau này khi hiển linh ông được giao quyền trấn giữ đất Lào Cai, ngự ở trong dinh Bảo Hà. Ông luôn khuyên bảo nhân dân phải ăn ở có đức, có nhân, tu dưỡng bản thân để lưu phúc đời sau cho con cháu. Triều vua Minh Mạng, Thiệu Trị sắc tặng ông Hoàng Bảy danh hiệu: “Trấn An Hiển Liệt” & các triều vua nhà Nguyễn khác tôn ông với danh hiệu: “Thần Vệ Quốc – Ông Hoàng Bảy Bảo Hà”.

Tính cách người có căn ông Hoàng Bảy

Ông Hoàng Bảy là ai? Đền ông Hoàng Bảy cầu gì? - Neon.vn - Blogs Shop gốm online