Hiện nay, khi xã hội đang ngày càng phát triển thì việc truy cập mạng của con người ngày càng tăng nhanh. Tuy nhiên, cũng không thể tránh khỏi những hành vi phạm pháp truy cập tài khoản cá nhân của người khác khi chưa có sự đồng ý, dẫn đến nhiều tình trạng giả mạo xâm phạm quyền riêng tư và thông tin cá nhân. Vậy, hãy cùng NPLaw tìm hiểu về truy cập tài khoản cá nhân người khác để tránh việc bị xâm phạm.
- Hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm Hịch tướng sĩ thế nào?
- Hạt sầu riêng có tác dụng gì? Ăn hạt sầu riêng có mập không?
- Lưu ý trong dinh dưỡng và kiêng kị cho người bị mày đay mãn tính
- Dưới thời Văn Lang – Âu Lạc , cư dân Việt cổ sống chủ yếu bằng nghề gì ? A. Làm ruộng trồng lúa nước B. Làm nghề thủ côn… – Olm
- Sinh năm 1995 năm nay bao nhiêu tuổi
I. Tìm hiểu truy cập tài khoản cá nhân người khác
Tìm hiểu truy cập tài khoản cá nhân người khác như sau:
Bạn đang xem: HÀNH VI TRUY CẬP TÀI KHOẢN CÁ NHÂN NGƯỜI KHÁC
1.1. Định nghĩa truy cập tài khoản cá nhân người khác
Thông tin cá nhân là thông tin đủ để xác định chính xác danh tính một cá nhân, bao gồm ít nhất nội dung trong những thông tin sau đây: họ tên, ngày sinh, nghề nghiệp, chức danh, địa chỉ liên hệ, địa chỉ thư điện tử, số điện thoại, số chứng minh nhân dân, số hộ chiếu. Những thông tin thuộc bí mật cá nhân gồm có hồ sơ y tế, hồ sơ nộp thuế, số thẻ bảo hiểm xã hội, số thẻ tín dụng và những bí mật cá nhân khác.
Truy cập tài khoản cá nhân người khác là việc tự ý đăng nhập vào tài khoản trên mạng xã hội của người khác khi chưa có sự đồng ý của người đó và điều đó làm xâm phạm đến quyền riêng tư.
1.2. Vai trò của việc bảo vệ quyền riêng tư và an toàn thông tin trong quá trình sử dụng tài khoản cá nhân
Tại Điều 21 Hiến pháp 2013 quy định: Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn. Chính vì vậy, mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác. Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.
Vai trò của việc bảo vệ quyền riêng tư và an toàn thông tin trong quá trình sử dụng tài khoản cá nhân giúp mọi người bảo vệ được bí mật đời tư cá nhân, thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác. Bí mật thư tín là không tiết lộ nội dung của thư từ cho người không phải là chủ thể nhận thông tin. Thư tín chỉ cần được giữ bí mật một khi được coi là một phần của cuộc sống riêng tư, tức là cuộc sống của một người được xác định để bảo đảm được cuộc sống.
II. Các hình thức truy cập vào tài khoản cá nhân của người khác
Ngày nay, tình trạng nhiều người bị hack tài khoản mạng xã hội hoặc bị truy cập vào tài khoản cá nhân đang diễn ra rất phổ biến. Các hacker có nhiều mục đích, động cơ để làm việc này. Có thể là tò mò về bất kỳ thông tin cá nhân. Hoặc một động cơ khác là để đe dọa, đòi tiền chuộc… Hình thức phổ biến nhất chính là đánh cắp tài khoản Facebook cá nhân của người khác nhằm đánh cắp thông tin cá nhân.
Trên thực tế cho thấy việc mua bán thông tin cá nhân trên mạng diễn ra hết sức công khai và rầm rộ. Nhiều người sau khi bị đánh cắp thông tin qua tài khoản cá nhân không nhằm mục đích mua bán mà sẽ tung những thông tin bí mật đời tư gây ảnh hưởng đến danh dự nhân phẩm của cá nhân đó. Dù với bất kỳ mục đích, động cơ nào thì hành vì cố tình xâm nhập trái phép vào tài khoản cá nhân của người khác trên không gian mạng là hành vi vi phạm pháp luật.
III. Quy định pháp luật về hậu của việc truy cập tài khoản cá nhân của người khác
Pháp luật Việt Nam đã quy định về việc truy cập tài khoản cá nhân của người khác khi chưa có sự đồng ý như sau:
Về xử phạt hành chính đối với hành vi truy cập tài khoản cá nhân của người khác:
Theo quy định tại Điều 80 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định:
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối hành vi bẻ khóa, trộm cắp, sử dụng mật khẩu, khóa mật mã và thông tin của tổ chức, cá nhân khác trên môi trường mạng.
– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
+ Truy cập trái phép vào mạng hoặc thiết bị số của người khác để chiếm quyền điều khiển thiết bị số hoặc thay đổi, xóa bỏ thông tin lưu trữ trên thiết bị số hoặc thay đổi tham số cài đặt thiết bị số hoặc thu thập thông tin của người khác;
+ Xâm nhập, sửa đổi, xóa bỏ nội dung thông tin của tổ chức, cá nhân khác trên môi trường mạng;
+ Cản trở hoạt động cung cấp dịch vụ của hệ thống thông tin;
+ Ngăn chặn việc truy nhập đến thông tin của tổ chức, cá nhân khác trên môi trường mạng, trừ trường hợp pháp luật cho phép;
+ Làm mất an toàn, bí mật thông tin của tổ chức, cá nhân khác được trao đổi, truyền đưa, lưu trữ trên môi trường mạng.
Riêng đối với người nước ngoài có một trong các hành vi vi phạm nêu trên còn phải chịu hình phạt bổ sung là trục xuất khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Về truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi truy cập tài khoản cá nhân của người khác:
Đối với những hành vi có tính chất và hậu quả nghiêm trọng, tùy vào mục đích sau khi truy cập tài khoản cá nhân của người khác, người thực hiện hành vi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một trong những tội sau:
– Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông (Điều 288 Bộ luật Hình sự 2015);
– Tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác (Điều 289 Bộ luật Hình sự 2015);
– Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản (Điều 290 Bộ luật Hình sự 2015).
IV. Các biện pháp bảo vệ tài khoản cá nhân tránh sự truy cập của người khác
Đây là một số biện pháp giúp bạn bảo vệ tài khoản cá nhân để tránh sự truy cập của người khác:
– Không nhấp vào các đường link lạ
– Sử dụng mật khẩu mạnh, khó đoán
– Thay đổi mật khẩu định kỳ, có thể tần suất 3 tháng/ lần
– Không chia sẻ thông tin cá nhân bừa bãi
– Luôn kiểm tra Website cung cấp dịch vụ
– Không cài đặt phần mềm lạ, không rõ nguồn gốc
– Sử dụng công cụ diệt virus uy tín
V. Một số lưu ý khi truy cập vào tài khoản cá nhân
Nhiều hacker cũng lợi dụng mạng xã hội để khai thác thông tin cá nhân: email, điện thoại, tên người nhà…để sử dụng vào những mục đích xấu, chiếm đoạt tài khoản rồi sử dụng vào việc lừa đảo, bôi nhọ, chiếm đoạt tài sản…
Chính vì vậy khi truy cập mạng, chúng ta cần quản lý chặt chẽ thông tin cá nhân. Thông tin cá nhân được đưa lên mạng xã hội có thể bị kẻ xấu lợi dụng. Những thông tin dễ bị lợi dụng là những thông tin cá nhân được chia sẻ công khai trên mạng xã hội như: hình ảnh, sở thích, email, số điện thoại, địa chỉ nhà riêng hoặc cơ quan, danh sách người thân,… Vì vậy, cần hết sức cẩn thận khi chia sẻ những thông tin cá nhân trên mạng xã hội.
Xem thêm : Văn hoá làng- xã
VI. Giải đáp một số thắc mắc thường gặp về vấn đề mạo danh để lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người truy cập bất hợp pháp vào tài khoản của cá nhân khác nhằm chiếm đoạt tài sản có thể bị phạt tù chung thân không?
Căn cứ khoản 1,khoản 4 Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 và điểm a, điểm c khoản 3 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì người truy cập bất hợp pháp vào tài khoản của cá nhân khác nhằm chiếm đoạt tài sản có thể bị phạt tù chung thân khi giá trị tài sản mà người này chiếm đoạt từ 500.000.000 đồng trở lên.
2. Các website thương mại điện tử có được sử dụng thông tin cá nhân của người tiêu dùng khác với mục đích đã thông báo ban đầu không?
Căn cứ Điều 71 Nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định về việc sử dụng thông tin cá nhân thì các đơn vị khi thu thập thông tin phải sử dụng thông tin cá nhân của người tiêu dùng đúng với mục đích và phạm vi đã thông báo, chỉ trừ một số trường hợp ngoại lệ như:
– Có một thỏa thuận riêng với chủ thể thông tin về mục đích và phạm vi sử dụng ngoài những mục đích, phạm vi đã thông báo;
– Để cung cấp dịch vụ hoặc sản phẩm theo yêu cầu của chủ thể thông tin;
– Thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
3. Hành vi xâm phạm quyền riêng tư của người khác có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Căn cứ Điều 159 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác thì hành vi xâm phạm quyền riêng tư của người khác sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu đủ các yếu tố cấu thành nên tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác.
4. Người mua lại tài sản bỏ quên của người khác có bị truy cứu về tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có hay không?
Căn cứ Điều 323 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội tiêu thụ tài sản người khác phạm tội như sau:
– Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
– Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Như vậy, trong trường hợp người mua lại tài sản biết việc người khác đang bị truy cứu về tội tiêu thụ tài sản mà vẫn cố tình mua lại sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nên trên. Còn trong trường hợp không biết rõ về nguồn gốc thì sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trên đây là những thông tin xoay truy cập tài khoản cá nhân của người khác. Để có thể hỗ trợ cũng như tìm hiểu thông tin, quy định của pháp luật về truy cập tài khoản cá nhân của người khác, quý khách có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn, hỗ trợ cụ thể về các vấn đề pháp lý nhanh chóng nhất.
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw
Hotline: 0913449968
Email: legal@nplaw.vn
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp