Phân biệt Công an và Cảnh sát

Video cảnh sát và công an có gì khác nhau

Diễn giải tên gọi

Công an hay Cảnh sát là tên gọi thông dụng của người dân khi thấy ai mặc sắc phục an ninh hay làm trong các đơn vị vũ trang nhân dân.

Theo quy định của Luật Công an nhân dân 2014, thì “công an” là các tên gọi chung cho các chức danh vị trí trong ngành công an nhân dân (Tương tự như: giảng viên, giáo viên, giáo sư, phó giáo sư là các chức danh thứ bậc khác nhau trong hệ thống giáo dục; nhưng được người ta gọi chung một cái tên là “thầy giáo”).

Ví dụ khi gọi một anh làm trong một phường là “công an phường” hay thấy một cô đứng ngoài đường làm cảnh sát giao thông thì bảo rằng 2 người đó làm trong ngành công an thì cũng không sai!

TÓM LẠI : – Công an là một ngành vũ trang thuộc lĩnh vực an ninh quốc gia bên cạnh quân đội, theo đó:

+ Những người làm bên mảng phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia của thế lực trong và ngoài nước được gọi là lực lượng an ninh. VD: Công an làm công tác an ninh biên giới, an ninh mạng… + Những người làm bên mảng Bảo đảm trật tự, an toàn xã hội là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh chống tội phạm trong nước được gọi là lực lượng cảnh sát. VD: Cảnh sát giao thông, CS hình sự; CS kinh tế; CS điều tra tội phạm về ma túy…

(>>> Điều 4. Vị trí, cơ cấu của Công an nhân dân

Công an nhân dân là lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm. Công an nhân dân gồm lực lượng An ninh nhân dân, lực lượng Cảnh sát nhân dân và Công an xã.)

Đặc thù của ngành công an:

– Đặt dưới sự chỉ huy, quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Công an. (dưới sự lãnh đạo của Đảng, dĩ nhiên!)

– Ngày 19 tháng 8 hằng năm là ngày truyền thống của Công an nhân dân và là ngày hội “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”. (19/8/1945)

– Những công dân “có lí lịch rõ ràng” (thường là không tiền án, tiền sự; nhân thân 3 đời trong sáng; và nhất là có bố mẹ làm trong ngành) thì mới dễ được tham gia “nghĩa vụ công an nhân dân” (1 nghĩa vụ tương tự nghĩa vụ quân sự nhưng “oách” và được ưu ái hơn)

– Những công dân xuất sắc trúng tuyển từ học viện, trường đại học, cao đẳng… thì được đào tạo, bổ sung vào Công an nhân dân.

(>>> Điều 16. Hệ thống tổ chức của Công an nhân dân:

a) Bộ Công an;

b) Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

c) Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

d) Công an xã, phường, thị trấn.

Phân biệt tên gọi:

– Phân loại theo lực lượng, trong ngành Công an nhân dân có: a) Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ An ninh nhân dân (VD: đồng chí Thiếu uý đội tạm giam Công an Tx. Long Khánh) b) Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Cảnh sát nhân dân (VD: đ/c Trung tá phó trưởng công an huyện Bình Chánh)

– Những thành phần khác làm trong ngành công an thường gọi là viên chức nghiệp vụ (VD: Chị văn thư; anh tài xế)

– Sỹ quan là những người có cấp bậc từ thiếu uý đến đại tướng (trong đó: cấp là “uý”, “tá”, “tướng”)

– Hạ sỹ quan là những người có cấp bậc từ hạ sỹ đến thượng sỹ (trong đó “hạ”, “trung”, “thượng” là bậc)

– Chiến sỹ gồm 2 bậc: binh nhất, binh nhì,

Chức vụ của sĩ quan Công an nhân dân

1. Chức vụ cơ bản của sĩ quan gồm có: a) Bộ trưởng Bộ Công an; b) Tổng cục trưởng, Tư lệnh; c) Cục trưởng; d) Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; đ) Trưởng phòng; Trưởng Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Trung đoàn trưởng; e) Đội trưởng; Trưởng Công an phường, thị trấn; Tiểu đoàn trưởng; g) Đại đội trưởng; h) Trung đội trưởng; i) Tiểu đội trưởng.

>>> Theo đó tuỳ theo vị trí cương vị khác nhau, khu vực hành chính khác nhau… mà có trần cấp bậc khác nhau (VD: Giám đốc công an TP.HCM, Hà Nội có cấp bậc tối đa là trung tướng; ở các tỉnh thành thì GĐ CA tỉnh cấp bậc tối đa là đại tá.