CÁC GIỐNG MẬN PHỔ BIẾN Ở MIỀN NAM

frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen="">
Video mận hậu có trồng được ở miền nam không

Khác với giống mận ở Miền Bắc thì mận Miền Nam, quả mọng nước có hình dáng kiểu chiếc chuông, lúc còn non mận sẽ có màu xanh khi chín sẽ chuyển sang màu đỏ. Nếu là giống mận xanh thì khi chín mận vẫn giữ màu xanh. Quả mận không chỉ mọc từ nách là mà có thể mọc ở gần như bất kì điểm nào trên thân cây và nhánh cây.

Cây mận ở miền nam được trồng với các giống như: Mận An Phước, Mận Hồng Đào, Mận Trắng.

1. MẬN AN PHƯỚC

Mận đỏ An Phước có nguồn gốc từ Thái Lan. Cây có thể ra trái sau 12 tháng nếu trồng từ cây chiết nhánh hoặc ghép. Một năm có 3 vụ trái. Cây trưởng thành có chiều cao 3-5m. Tàn khoảng 3m trở lên.

CÁC GIỐNG MẬN PHỔ BIẾN Ở MIỀN NAM

Các loại đất thịt, đất cát, đất phù sa, đất đỏ đều trồng được loại mận này. Giống có đặc điểm chịu được phèn, mặn. Chịu hạn khá tốt. Mận An Phước là giống có năng suất cao và chất lượng ngon nhất.

CÁC GIỐNG MẬN PHỔ BIẾN Ở MIỀN NAM

Trái hình chuông, màu đỏ nâu, sọc mờ nhạt, đặc ruột, giòn – ngọt, thơm. Trọng lượng trung bình 100- 120 gram/trái. Cây sinh trưởng khỏe, ít sâu bệnh. Hoa có màu trắng mọc thành từng chùm.

Nếu so sánh với các giống khác thì mận An Phước mang rất nhiều ưu điểm vượt trội.

2. MẬN HỒNG ĐÀO

CÁC GIỐNG MẬN PHỔ BIẾN Ở MIỀN NAM

Mận Hồng Đào hay còn gọi là mận Trung Lương. Vào những năm 60-70 của thế kỷ XX, mận Trung Lương được trồng đại trà trên khắp vùng đất của phường 5 và các xã vùng ven thành phố Mỹ Tho; trong đó nhiều nhất ở miệt vườn Đạo Thạnh, Trung An ở khoảng ngã ba Trung Lương. Dọc theo dải đất từ ngã ba bến đò Nhà thiếc (nay là vùng ngã ba quốc lộ 60 đường rẽ về thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Tây) đến ngã ba Trung Lương, nơi người dân trồng nhiều loại mận này.

CÁC GIỐNG MẬN PHỔ BIẾN Ở MIỀN NAM

Mận Trung Lương chỉ có hai loại hồng đào sọc và hồng đào đá. Loại mận hồng đào sọc thì trái tròn, hơi mô lên ở phần cuống, có những sọc trắng hồng chạy dài từ cuống đến đít quả mận. Còn loại hồng đào đá thì có màu da hồng, cứng. Cả hai loại mận này ăn đều giòn, ngọt, ít trái có vị chua.

CÁC GIỐNG MẬN PHỔ BIẾN Ở MIỀN NAM

Dù ngày nay có nhiều giống mận được cấy ghép, pha giống để cho năng suất và chất lượng hoàn hảo nhất, nhưng cũng khó sánh bằng mận Trung Lương đã một thời vang bóng.

3. MẬN TRẮNG

CÁC GIỐNG MẬN PHỔ BIẾN Ở MIỀN NAM

Mận trắng là giống mận miền Nam trái to, vỏ màu trắng đục, trơn láng, có sọc mờ, Thịt trái màu trắng ngà, đặc ruột, ăn thấy vỏ giòn, nhiều nước, ruột xốp, hương vị chua ngọt, mùi thơm nhẹ tự nhiên. Cũng giống như mận An Phước hay mận hồng đào quả mận có hình chuông. Thịt quả ngọt hơi chua, phảng phất vị chát, da rất mỏng thịt trắng và xốp.

CÁC GIỐNG MẬN PHỔ BIẾN Ở MIỀN NAM

Cây mận ưa thích khí hậu nóng ẩm và nơi có ánh nắng, cây không chịu được rét, không yêu cầu cao về đất trồng, có thể sinh trưởng tốt trong môi trường đất trồng ở các loại đất thịt, đất cát, đất phù sa, đất đỏ đều trồng được loại mận này. Cây sinh trưởng khỏe, ít sâu bệnh.

Cho trái sau 1-2 năm trồng. Thời vụ cho hoa trái tự nhiên từ tháng 10 năm trước cho đến tháng 5 năm sau, khoảng 3- 4 đợt trái.

Cây mận được trồng làm cây ăn quả, trồng làm cây bóng mát và trồng chậu làm cây cảnh trang trí vườn nhà.

Mọi thắc mắc hay muốn biết thêm thông tin chi tiết liên quan đến sản phẩm và kỹ thuật cây trồng vui lòng liên hệ:

* Hotline: 0985.294.911

* Truy cập Website: https://baominhagri.com/

* Fanpage: https://www.facebook.com/BM.Fertilizer

* Youtube: https://www.youtube.com/c/B%E1%BA%A3oMinhFE

Xin chân thành cảm ơn!

#BMFE

#CHẤTLƯỢNGLUÔNTIÊNPHONG

#GIẢIPHÁPTRÊNCÂYTRỒNG

#ĐỒNGHÀNHCÙNGNHÀNÔNG