Để biết cao huyết áp uống đường được không, người bệnh cần hiểu rõ ảnh hưởng của đường tới huyết áp. Theo các bằng chứng khoa học, đường đóng vai trò chính trong tình trạng tăng huyết áp. Khi lượng đường được nạp vào cơ thể nhiều thì sẽ làm tăng huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương.
Có 2 loại đường là: Fructose và glucose. Cơ thể con người có thể sản xuất ra glucose nhưng không tự sản xuất được fructose. Mọi tế bào trong cơ thể đều có thể sử dụng glucose. Tuy nhiên, chỉ có gan là cơ quan duy nhất có thể chuyển hóa được 1 lượng fructose nhất định. Việc ăn quá nhiều thực phẩm có chứa đường fructose có thể dẫn tới tăng nhịp tim, tăng nồng độ muối trong thận,… Tình trạng này tạo ra sự tương tác dẫn tới tăng huyết áp và tăng nhu cầu về oxy cơ tim.
Bạn đang xem: Bị cao huyết áp uống trà đường được không?
Vậy cao huyết áp uống trà đường được không? Câu trả lời là: Không. Trà đường có thể gây tăng huyết áp rất nhanh. Nếu người bệnh đang bị tăng huyết áp mà uống trà đường thì sẽ càng làm huyết áp bị đẩy lên cao hơn. Huyết áp tăng cao có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như suy tim, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não,…
Xem thêm : ĐỔI SỐ TRÚNG Miền Nam – 25/03/2024
Với bệnh nhân cao huyết áp, không nên cho người bệnh dùng trà đường. Thay vào đó, hãy cho bệnh nhân nằm nghỉ khoảng 15 – 20 phút, dùng máy đo huyết áp để theo dõi huyết áp của bệnh nhân. Đồng thời, có thể cho người bệnh sử dụng thuốc do bác sĩ kê toa (nếu có). Trường hợp huyết áp không có dấu hiệu giảm xuống, nên đưa người bệnh nhập viện để tránh những diễn biến nguy hiểm.
Mặt khác, trà đường chỉ nên sử dụng cho những bệnh nhân bị hạ huyết áp do hạ đường huyết. Mục đích của việc này là sơ cứu, làm tăng lượng đường trong cơ thể bệnh nhân. Tuy nhiên, nếu hạ đường huyết do nguyên nhân khác thì việc uống trà đường hoặc nước đường sẽ không hiệu quả, thậm chí có thể gây nguy hiểm cho người bệnh.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp