Hệ thống cấp bậc quân hàm trong quân đội nhân dân Việt Nam khá phức tạp để người dân phổ thông nhận biết. Mời bạn đọc theo dõi nội dung bài viết dưới đây để được ACC cung cấp thông tin về hệ thống cấp bậc quân hàm trong quân đội và giải đáp cho thắc mắc cấp bậc h1 trong quân đội là gì. Bạn đọc hãy theo dõi nhé.
h1 trong quân đội là gì
Bạn đang xem: Cấp bậc H1 trong quân đội là gì? giải thích chi tiết cụ thể
1. Hệ thống cấp bậc quân hàm trong Quân đội
Theo Điều 10 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999, hệ thống cấp bậc quân hàm của sĩ quan gồm 03 cấp, mỗi cấp có 04 bậc theo thứ tự từ cao xuống thấp:
CẤP TƯỚNG 1 Đại tướng 2 Thượng tướng, Đô đốc Hải quân 3 Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân 4 Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân CẤP TÁ 1 Đại tá 2 Thượng tá 3 Trung tá 4 Thiếu tá CẤP ÚY 1 Đại úy 2 Thượng úy 3 Trung úy 4 Thiếu úy
Cấp bậc quân hàm của hạ sĩ quan, binh sĩ theo Điều 8 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015:
Quân hàm hạ sĩ quan được chia thành 03 bậc:
1- Thượng sĩ;
2- Trung sĩ;
Xem thêm : Cán cân xuất nhập khẩu là gì? Công thức tính cán cân xuất nhập khẩu
3- Hạ sĩ.
Quân hàm binh sĩ chia thành 02 bậc:
1- Binh nhất;
2- Binh nhì.
2. Nghĩa vụ của sĩ quan
Sĩ quan có nghĩa vụ sau đây
- Sẵn sàng chiến đấu, hy sinh bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tham gia xây dựng đất nước, bảo vệ tài sản và lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức; bảo vệ tính mạng, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân;
- Thường xuyên giữ gìn và trau dồi đạo đức cách mạng, học tập, rèn luyện nâng cao trình độ, kiến thức, năng lực về chính trị, quân sự, văn hóa, chuyên môn và thể lực để hoàn thành nhiệm vụ;
- Tuyệt đối phục tùng tổ chức, phục tùng chỉ huy; nghiêm chỉnh chấp hành điều lệnh, điều lệ, chế độ, quy định của quân đội; giữ bí mật quân sự, bí mật quốc gia;
- Thường xuyên chăm lo lợi ích vật chất và tinh thần của bộ đội;
- Gương mẫu chấp hành và vận động Nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tôn trọng và gắn bó mật thiết với Nhân dân.
3. Trách nhiệm của sĩ quan
Sĩ quan có trách nhiệm sau đây:
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về những mệnh lệnh của mình, về việc chấp hành mệnh lệnh của cấp trên và việc thừa hành nhiệm vụ của cấp dưới thuộc quyền;
- Lãnh đạo, chỉ huy, quản lý, tổ chức thực hiện mọi nhiệm vụ của đơn vị theo chức trách được giao; bảo đảm cho đơn vị chấp hành triệt để đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, điều lệnh, điều lệ, chế độ, quy định của quân đội, sẵn sàng chiến đấu và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ trong bất kỳ hoàn cảnh, điều kiện nào;
- Khi nhậnmệnh lệnh của người chỉ huy, nếu sĩ quan có căn cứ cho là mệnh lệnh đó trái pháp luật thì phải báo cáo ngay với người ra mệnh lệnh; trong trường hợp vẫn phải chấp hành mệnh lệnh thì báo cáo kịp thời lên cấp trên trực tiếp của người ra mệnh lệnh và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành mệnh lệnh đó.
4. Bổ nhiệm, miễn nhiệm chức vụ đối với sĩ quan
- Sĩ quan được bổ nhiệm chức vụ khi có nhu cầu biên chế và đủ tiêu chuẩn quy định đối với chức vụ đảm nhiệm.
- Việc miễn nhiệm chức vụ đối với sĩ quan được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
- Khi thay đổi tổ chức mà không còn biên chế chức vụ sĩ quan đang đảm nhiệm;
- Sĩ quan không còn đủ tiêu chuẩn và điều kiện đảm nhiệm chức vụ hiện tại;
- Sĩ quan hết hạn tuổi phục vụ tại ngũ quy định tại khoản 1Điều 13 của Luật này mà không được kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ.
- Sĩ quan có thể được giao chức vụ thấp hơn chức vụ đang đảm nhiệm hoặc chức vụ có quy định cấp bậc quân hàm cao nhất thấp hơn cấp bậc quân hàm hiện tại trong những trường hợp sau đây:
- Tăng cường cho nhiệm vụ đặc biệt;
- Thay đổi tổ chức, biên chế;
- Điều chỉnh để phù hợp với năng lực, sức khỏe của sĩ quan.
5. Cấp bậc H1 trong quân đội là gì?
Theo quy định, cấp bậc H1 trong quân đội là hạ sĩ.
6. Câu hỏi thường gặp
Điều kiện nghỉ hưu của sĩ quan là gì?
Xem thêm : Diện tích bàn bida tiêu chuẩn trên thị trường
Sĩ quan được nghỉ hưu khi:
– Đủ điều kiện theo quy định bảo hiểm xã hội của Nhà nước;
– Trong trường hợp chưa đủ điều kiện nghỉ hưu theo quy định tại khoản 1 Điều này, quân đội không còn nhu cầu bố trí sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng hoặc không chuyển ngành được, nếu nam sĩ quan có đủ 25 năm và nữ sĩ quan có đủ 20 năm phục vụ trong quân đội trở lên thì được nghỉ hưu.
Sĩ quan không được làm những việc gì?
Sĩ quan không được làm những việc trái với pháp luật, kỷ luật quân đội và những việc mà pháp luật quy định cán bộ, công chức không được làm.
Trên đây là một số thông tin chi tiết về cấp bậc h1 trong quân đội là gì. Hy vọng với những thông tin ACC đã cung cấp sẽ giúp bạn hiểu thêm về vấn đề trên. Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn pháp lý hoặc sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từ Công ty Luật ACC, hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.
Gmail: [email protected]
Website: accgroup.vn
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp