Kho tàng văn học Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng, từ thơ ca cho đến văn xuôi, kịch,… Các loại thể thơ được ứng dụng phổ biến có thể kể đến như: Thể thơ lục bát, thể thơ bảy chữ, thể thơ tự do,… Vậy các loại thể thơ này có những đặc điểm và quy luật như thế nào về cách sử dụng và gieo vần? Bài viết sau đây sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn. Hãy cùng chúng mình tìm hiểu nhé!
- Trẻ em ăn sữa chua giờ nào là tốt nhất trong ngày?
- Tổng hợp 15 cách đuổi gián ra khỏi nhà vĩnh viễn đơn giản, hiệu quả
- Serum Balance: Review 5 sản phẩm serum Balance tốt cho da
- Đậu phộng có bao nhiêu calo? Ăn đậu phộng có béo không?
- Ý nghĩa hình xăm phượng hoàng lửa là gì? Những mẫu hình xăm đẹp nhất hiện nay
Thể thơ lục bát
Trong các loại thể thơ của Việt Nam, lục bát được xem là một trong những thể thơ được sử dụng phổ biến nhất. Đây cũng là thể thơ lâu đời nhất của dân tộc. Quy luật sử dụng thể thơ lục bát được xét dựa trên các thanh bằng (B), trắc (T) ở các câu thơ:
Bạn đang xem: Các thể thơ trong Văn học Việt Nam được sử dụng phổ biến và thường gặp nhất
- Câu 1, 3 và 5: Tự do về thanh
- Câu 2, 4 và 6: Câu lục phải tuân theo quy luật luật B – T – B, câu bát phải tuân theo luật B – T – B – B
Cách nhận biết thể thơ lục bát rất đơn giản: Bạn chỉ cần nhìn vào số lượng chữ trong từng câu thơ và quy luật gieo vần. Các câu lục và câu bát sẽ đan xen với nhau tạo thành một đoạn thơ, hoặc bài thơ hoàn chỉnh.
Thể thơ lục bát có cách gieo vần vô cùng linh hoạt. Khi viết, người ta có thể gieo vần bằng ở tiếng cuối câu lục. Tiếng cuối này lại hiệp vần với tiếng thứ sáu của câu bát. Sau đó, tiếng cuối của câu bát này lại hiệp với tiếng cuối của câu lục tiếp theo. Ta tiếp tục lặp lại cách gieo vần như vậy cho đến hết bài thơ.
Một số tác phẩm văn học tiêu biểu có sử dụng thể thơ lục bát là:
“Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
“Cày đồng đang buổi ban trưa,
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi, bưng bát cơm đầy,
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần!”
(Ca dao)
“Mình về mình có nhớ ta?
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn.”
(Việt Bắc – Tố Hữu)
Thể thơ song thất lục bát
Thể thơ song thất lục bát là một thể thơ độc đáo. Đây là thể thơ do dân tộc ta sáng tạo nên. Về quy luật sử dụng, thể thơ này có những nét khác biệt so với thơ lục bát:
- Câu 7 chữ ở trên: Chữ thứ 3, 5 và 7 sẽ tuân theo quy luật T – B – T
- Câu 7 chữ ở dưới: Đối lập với câu ở trên, chữ thứ 3, 5 và 7 sẽ tuân theo quy luật B – T – B
Cách nhận biết thể thơ này là dựa vào số lượng chữ trong từng câu thơ của mỗi đoạn thơ. Cấu trúc mỗi đoạn thơ sẽ bao gồm hai câu 7 chữ kết hợp với một cặp lục – bát. Thể thơ này không giới hạn số lượng câu trong một bài thơ.
Cách gieo vần của thể thơ song thất lục bát như sau: Tiếng cuối của câu 7 chữ ở trên sẽ hiệp vần với tiếng thứ 5 của câu 7 chữ ở dưới. Tiếng cuối của câu 7 chữ ở dưới tiếp tục hiệp vần với tiếng thứ 6 của câu lục. Tiếng cuối của câu lục hiệp vần với tiếng thứ 6 của câu bát. Tương tự, tiếp tục gieo vần cho đến hết bài thơ.
Một số tác phẩm văn học tiêu biểu có sử dụng thể thơ song thất lục bát là:
“Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu.
Ngàn dâu xanh ngắt một màu,
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?”
(Chinh phụ ngâm – Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm)
“Có hoa nào qua mùa không héo?
Có tiếng nào giàu đẹp hơn không?
Mắt em là một dòng sông
Thuyền anh bơi lội giữa dòng mắt em.”
(Đôi mắt – Lưu Trọng Lư)
“Em nhớ mãi chiều thu lá đổ
Mình bên nhau cạn tỏ nguồn cơn
Chạnh lòng anh vọng lời thương
Xa xa vẳng tiếng nghe dường nỉ non.”
(Thuyền neo bến đậu – Hoàng Mai)
Thể thơ bốn chữ
Trong các loại thể thơ của nước ta, thể thơ bốn chữ có thể được xem là một trong những thể thơ đơn giản nhất. Quy luật sử dụng thể thơ này cũng tuân theo luật bằng trắc như các thể thơ khác: Chữ thứ 2 và chữ thứ 4 trong câu thơ có sự luân phiên giữa T – B hoặc B – T.
Về cách nhận biết, ta có thể xem xét số lượng chữ trong một câu thơ và quy luật bằng trắc. Đây là thể thơ mà mỗi câu chỉ có 4 chữ. Thể thơ này không giới hạn số lượng câu trong một bài.
Thể thơ bốn chữ có cách gieo vần rất linh hoạt. Tùy theo dụng ý, mục đích của mình mà người viết có thể gieo vần chéo, vần bằng, vần liền, vần chân, hay vần lưng… Điều này sẽ tạo nên điểm nhấn về nhịp điệu trong từng câu thơ.
Một số tác phẩm văn học tiêu biểu có sử dụng thể thơ bốn chữ là:
“Mùa xuân đi rồi
Nhiều hoa vắng mặt
Như chị hoa đào
Ra đi trước nhất
(Hoa cỏ – Tế Hanh)
“Em bước vào đây
Gió hôm nay lạnh
Chị đốt than lên
Để em ngồi cạnh.”
(Chị em – Lưu Trọng Lư)
“Chú bé loắt choắt,
Cái xắc xinh xinh,
Cái chân thoăn thoắt,
Cái đầu nghênh nghênh,
Ca-lô đội lệch,
Mồm huýt sáo vang,
Như con chim chích,
Nhảy trên đường vàng…”
(Lượm – Tố Hữu)
Thể thơ năm chữ
Tương tự như thể thơ bốn chữ, thể thơ năm chữ có quy luật sử dụng tuân theo luật bằng trắc: Chữ thứ 2 và chữ thứ 4 trong mỗi câu thơ đều có sự luân phiên giữa T – B hoặc B – T.
Để nhận biết thể thơ năm chữ, ta dựa vào số lượng chữ và luật bằng trắc trong mỗi câu thơ. Thể thơ năm chữ không giới hạn cụ thể về số lượng câu trong một bài thơ. Dung lượng của bài thơ tùy thuộc vào ý đồ của người viết.
Về cách gieo vần, thể thơ này giống với thể thơ bốn chữ. Bạn có thể gieo vần linh hoạt như: Vần chéo, vần bằng, vần liền, vần chân, vần lưng… Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp nhiều cách gieo vần khác nhau ngay trong một bài thơ.
Một số tác phẩm văn học tiêu biểu có sử dụng thể thơ năm chữ là:
“Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục… cục tác cục ta”
Xem thêm : Chủ nghĩa duy vật biện chứng là gì
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ”
(Tiếng gà trưa – Xuân Quỳnh)
“Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm…”
(Đêm nay Bác không ngủ – Minh Huệ)
“Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc,
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng”
(Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải)
Thể thơ sáu chữ
Trong các loại thể thơ, thể thơ sáu chữ được nhiều người yêu thích vì có âm điệu nhẹ nhàng, dễ gieo vần và rất dễ thuộc. Về quy luật nhận biết, ta dựa vào quy luật bằng trắc tương tự với thể thơ bốn chữ và năm chữ.
Về cách nhận biết, thể thơ sáu chữ chỉ bao gồm 6 chữ trong mỗi câu thơ. Thể thơ này cũng không giới hạn về số lượng câu trong cả bài thơ, nên được nhiều người lựa chọn để sáng tác.
Cách gieo vần trong thể thơ sáu chữ là vần ôm hoặc vần chéo. Bạn cũng có thể kết hợp cả hai cách gieo vần này để tạo nên nhịp điệu cho bài thơ.
Một số tác phẩm văn học tiêu biểu có sử dụng thể thơ sáu chữ là:
“Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay”
(Quê hương – Đỗ Trung Quân)
“Khi hôn lên câu thơ hay
Ấp trang sách vào mái ngực
Em nghe tim mình thổn thức
Thương người làm thơ đã mất
Trái tim giờ ở nơi đâu?”
(Anh đừng khen em – Lâm Thị Mỹ Dạ)
Thể thơ bảy chữ
Thể thơ bảy chữ cũng rất phổ biến trong các loại thể thơ của dân tộc. Đây là một thể thơ khá đơn giản. Về quy luật sử dụng, ta có thể dựa vào quy luật bằng trắc linh hoạt, tương tự như thể thơ bốn chữ, năm chữ và sáu chữ.
Về cách nhận biết thể thơ bảy chữ, ta dựa vào số lượng chữ trong từng câu thơ. Các câu đều có bảy chữ và cả bài thơ không bị giới hạn về số lượng câu cụ thể.
Cách gieo vần của thể thơ bảy chữ cũng rất linh hoạt. Bạn có thể kết hợp nhiều cách hiệp vần khác nhau như vần chân, vần ôm, vần lưng,…
Một số tác phẩm văn học tiêu biểu có sử dụng thể thơ bảy chữ là:
“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,
Con thuyền xuôi mái nước song song.
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;
Củi một cành khô lạc mấy dòng”
(Tràng giang – Huy Cận)
“Vô tình để gió hôn lên má
Bẽn lẽn làm sao, lúc nửa đêm!…
Em sợ lang quân em biết được
Nghi ngờ tới cái tiết trinh em..”
(Bẽn lẽn – Hàn Mặc Tử)
Thể thơ tám chữ
Trong thể thơ tám chữ, mỗi câu thơ chỉ bao gồm 8 chữ. Tương tự với các thể thơ nêu trên, thể thơ tám chữ không giới hạn về số lượng câu trong một bài. Quy luật sử dụng thể thơ này là theo luật bằng – trắc: Tiếng cuối và tiếng thứ 3 có vần trắc thì tiếng thứ 5 và tiếng thứ 6 là vần bằng. Ngược lại, nếu tiếng cuối và tiếng thứ 3 có vần bằng thì tiếng thứ 5 và tiếng thứ 6 phải có vần trắc.
Cách nhận biết thể thơ tám chữ vô cùng đơn giản. Ngoài số lượng chữ trong câu, bạn có thể dựa vào quy luật bằng trắc ở trên để phân biệt với thể thơ khác.
Về cách gieo vần, thể thơ tám chữ sử dụng các loại vần như: Vần ôm, vần tiếp và vần chéo.
Một số tác phẩm văn học tiêu biểu có sử dụng thể thơ tám chữ là:
“Ta rắp nâng lời chào ngày mới mẻ,
Vì Đông, Thu, hay Hạ cũng như Xuân;
Cũng có tình riêng với lòng thi sĩ.
Ta vui ca trông ngày tháng xoay vần.”
(Khúc ca hoài xuân – Thế Lữ)
“Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé!
Tôi sẽ trách – cố nhiên, nhưng rất nhẹ
Nếu trót đi, em hãy gắng quay về…
Tình mất vui khi đã vẹn câu thề
Ðời chỉ đẹp những khi còn dang dở
Thư viết đừng xong, thuyền trôi chớ đỗ
Cho nghìn sau… lơ lửng… với nghìn xưa…”
(Ngập ngừng – Hồ Dzếnh)
Thể thơ tự do
Trong các loại thể thơ, thể thơ tự do được xem là thể thơ hiện đại và được nhiều bạn đọc yêu thích. Lý do là vì thể thơ thể hiện được sự phong cách, cái tôi cá nhân, vượt ra mọi khuôn khổ trong thi ca. Quy luật sử dụng cũng rất linh hoạt. Người viết có thể tự do sáng tạo, bày tỏ quan điểm, cảm xúc cá nhân mà không bị gò bó bởi luật bằng – trắc, hiệp vần như nhiều thể thơ khác. Trong thể thơ tự do không giới hạn cụ thể về số chữ trong một câu và số lượng câu trong cả bài thơ.
Về cách nhận biết thể thơ này, bạn có thể quan sát dung lượng chữ và dung lượng câu. Một bài thơ tự do không có tính quy luật cụ thể, số lượng chữ trong các câu có thể không giống nhau.
Về cách hiệp vần, tùy theo mục đích và cảm xúc của người viết mà trong bài thơ đó có thể kết hợp nhiều cách gieo vần khác nhau (vần lưng, vần chân, vần chéo,…) hoặc không có vần.
Một số tác phẩm văn học tiêu biểu có sử dụng thể thơ tự do là:
“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,
Ta say mồi đứng ánh trăng tan,
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới,
Xem thêm : Uống hà thủ ô có đẹp da không? Cách dùng như thế nào?
Đâu những cảnh bình minh nắng gội
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng,
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng,
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới.”
(Nhớ rừng – Thế Lữ)
“Tiếng địch thổi đâu đây.
Cớ sao mà réo rắt?
Lơ lửng cao đưa tận lưng trời xanh ngắt.
Mây bay, gió quyến, mây bay…
Tiếng vi vu như khuyên van như dìu dặt
Ánh chiều thu
Lướt mặt hồ thu.
Sương hồng lam nhẹ tan trên sóng biếc.
Rặng lau già xao xác tiếng reo khô,
Như khuấy động nỗi nhớ nhưng thương tiếc.
Trong lòng người đứng bên hồ.”
(Tiếng trúc tuyệt vời – Thế Lữ)
Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật là một thể thơ ra đời vào thế kỉ XII vào thời nhà Đường ở Trung Quốc, sau đó du nhập vào Việt Nam. Trong thể thơ này, mỗi bài thơ sẽ có 4 câu, mỗi câu lại có 7 chữ. Về quy luật sử dụng, thứ tự của bốn câu thơ trong bài phải tuân theo kết cấu: Khai, thừa, chuyển, hợp. Trong thể thơ này, tiếng thứ 2 của câu thứ nhất sẽ quy định luật cho cả bài thơ. Ví dụ: Nếu tiếng thứ 2 ở câu thứ nhất có thanh bằng thì luật của cả bài sẽ là luật B.
Cách để nhận biết thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật đó là dựa vào số lượng chữ trong một câu thơ và số lượng câu trong bài, kết hợp với quan sát quy luật sử dụng của cả bài thơ.
Đây là một trong những thể thơ Đường luật có cách gieo vần được quy định rõ ràng và chi tiết. Thể thơ này có thể chỉ dùng một vần duy nhất (độc vận) cho toàn bài, hoặc kết hợp nhiều vần (liên vận). Đan xen là các thanh bằng – trắc. Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật về luật niêm và vần như sau:
- Về niêm: Các câu theo hàng dọc phải niêm với nhau (giống nhau về thanh)
- Về gieo vần: Các câu 1, 2, 4 hoặc câu 2 và 4 trong bài sẽ hiệp vần với nhau ở chữ cuối
Một số tác phẩm văn học tiêu biểu có sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật là:
“Nam quốc sơn hà Nam Đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.”
(Nam quốc sơn hà – Lý Thường Kiệt)
“Một nửa vầng trăng rụng xuống cầu
Đôi mình cách trở bởi vì đâu
Canh tàn khắc lụn hồn tê tái
Đối bóng đèn khuya nuốt lệ sầu.”
(Hoàng Thứ Lang)
Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật
Thất ngôn bát cú Đường luật là thể thơ mà mỗi bài có 8 câu, mỗi câu chỉ có 7 chữ. Thể thơ này xuất hiện rất sớm tại Trung Quốc, đến thời nhà Đường thì mới được đặt tên gọi và quy định cụ thể. Đây cũng là thể thơ được sử dụng để tuyển chọn nhân tài dưới các triều đại phong kiến.
Về quy luật sử dụng, thể thơ này tuân theo quy luật bằng – trắc như sau: “Nhất, tam, ngũ bất luận. Nhị, tứ, lục phân minh” và xen kẽ nhau. Nghĩa là nếu tiếng thứ 2 là thanh bằng thì tiếng thứ 4 là thanh trắc, tiếng thứ 6 thanh bằng, và ở câu thơ tiếp theo thì ngược lại. Cấu trúc của một bài thơ là: Đề, Thực, Luận, Kết.
Cách nhận biết thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật là dựa vào số lượng chữ trong câu, số lượng câu trong một bài và cách sắp xếp các thanh bằng – trắc theo quy luật như trên.
Về cách gieo vần, thất ngôn bát cú Đường luật được quy định chặt chẽ về niêm và vần. Các tiếng ở cuối các câu 1, 2, 4, 6 và 8 sẽ hiệp vần bằng với nhau.
Một số tác phẩm văn học tiêu biểu có sử dụng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật là:
“Bước tới đèo Ngang bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Lom khom dưới núi tiều vài chú,
Lác đác bên sông rợ mấy nhà.
Nhớ nước, đau lòng con cuốc cuốc,
Thương nhà, mỏi miệng cái da da.
Dừng chân đứng lại: trời, non, nước,
Một mảnh tình riêng, ta với ta.”
(Qua đèo Ngang – Bà Huyện Thanh Quan)
“Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Một duyên, hai nợ, âu đành phận,
Năm nắng, mười mưa, dám quản công.
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
Có chồng hờ hững cũng như không!”
(Thương vợ – Trần Tế Xương)
Thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật
Thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật là thể thơ chỉ có 4 câu thơ, mỗi câu gồm 5 chữ. Về quy luật sử dụng, thể thơ này tuân theo cấu trúc Đề, Thực, Luận, Kết tương tự với thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Trong một bài thơ sẽ có sự luân phiên giữa các thanh bằng – trắc, hoặc bằng – bằng, trắc – trắc ở tiếng thứ 2 và tiếng thứ 4.
Về cách nhận biết thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật, ta dựa vào số lượng câu chữ trong bài thơ và quy luật bằng trắc, gieo vần của cả bài.
Về cách gieo vần: Các câu 1, 2, 4 hoặc câu 2 và 4 sẽ hiệp vần với nhau ở chữ cuối. Ta sử dụng độc vận (một vần duy nhất) cho cả bài thơ, cùng với phương thức gieo vần ôm hoặc vần chéo.
Một số tác phẩm văn học tiêu biểu có sử dụng thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật là:
“Ngàn năm bên lối nhỏ
Trút niềm đau muộn phiền
Ngàn năm mang hơi thở
Dìu vợi trời tam thiên.”
(Hạt bụi – Sưu tầm)
“Đoạt sáo Chương Dương độ,
Cầm Hồ Hàm Tử quan.
Thái bình tu nỗ lực,
Vạn cổ thử gian san.”
(Tụng giá hoàn kinh sư – Trần Quang Khải)
Xem thêm:
- Tổng hợp các tác phẩm văn học lớp 9 kì 1 và kì 2 và tác giả đầy đủ nhất
- Văn học dân gian là gì? Đặc trưng, các thể loại và khái quát văn học dân gian
- Văn học hiện đại là gì? Khái quát văn học hiện đại tại Việt Nam
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu thêm về đặc điểm, quy luật sử dụng, cách nhận biết và gieo vần của các loại thể thơ phổ biến nhất trong văn học Việt Nam. Tùy theo mục đích và dụng ý dụng diễn đạt mà người viết có thể lựa chọn các loại thể thơ phù hợp.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp