La bàn là dụng cụ không thể thiếu trong mỗi chuyến thám hiểm. La bàn có cấu tạo khá đơn giản gồm 1 kim nam châm có thể quay tự do trên một trục.
Kim nam châm này một đầu quay về hướng Bắc, một đầu quay về hướng Nam. Vậy tại sao chúng ta thường gọi là kim chỉ Nam mà không phải là kim chỉ Bắc?
Bạn đang xem: Cấu tạo La bàn, Nguyên tắc hoạt động của la bàn
Nguyên tắc hoạt động của La bàn
Trái Đất của chúng ta có bản chất là một nam châm khổng lồ, giống như các nam châm thẳng khác có cực Bắc và cực Nam. Bao quanh Trái Đất là các đường sức từ trường định hướng theo quy tắc có chiều đi ra từ cực Bắc và đi vào từ cực Nam.
Hình ảnh Địa cực từ, các các cực địa lý của Trái Đất
Khi ta sử dụng La bàn, kim nam châm của La bàn sẽ nằm dọc theo đường sức từ trường của Trái Đất và luôn định hướng theo một hướng cố định. Người ta qui ước hướng chỉ kim nam châm của La bàn hướng về cực Bắc của Trái Đất là hướng Bắc ngược lại là hướng Nam.
Xem thêm : Sau khi thực hiện xăm có được ăn mì tôm không
Bạn đang đứng giữa sa mạc mênh mông không biết phải đi về đâu, bỗng từ trên trời rơi xuống một chiếc La bàn, đa phần các bạn nghĩ rằng có La bàn là sẽ có đường đi và bạn có thể thoát khỏi sa mạc một cách nhanh chóng → đây là một suy nghĩ rất sai lầm.
Trong các khoảng không gian rộng lớn như thảo nguyên, giữa rừng, sa mạc, giữa biển, rất khó xác định phương hướng vì không có điểm mốc để so sánh.
La bàn khác hoàn toàn với bản đồ, nó không có tính chất chỉ cho bạn đi theo đường nào là đúng mà mục đích duy nhất của La bàn đó là giúp bạn đi thẳng.
La bàn chỉ giúp ta đi thẳng được thôi ư? vậy thì nó giúp ích gì trong việc tìm đường và không bị lạc
Trong thành thị có đường có tên đường, có nhiều ngôi nhà với số nhà khác nhau, bạn chỉ việc men theo các con đường đã biết không sớm thì muộn cũng mò được đến địa chỉ nào đó cần tìm.
Trong các khoảng không gian rộng không có điểm mốc việc bạn đi thẳng vô cùng quan trọng, nó giúp tiết kiệm thời gian và định hướng đi, nếu không chỉ cần trong 1 phút lơ là hoặc mệt mỏi bạn có thể bước chệch một bước và bạn có thể đi vòng lại đúng điểm xuất phát hoặc là chỉ quanh quẩn trong một chu vi nào đó.
Trong bộ phim Tây du ký nổi tiếng, nhân vật Đường Tăng đi thỉnh chân kinh bắt buộc phải đi về phía Tây trên đoạn đường đó phải đi qua Hỏa Điệm Sơn, nhiều người có suy nghĩ rằng chỉ cần đi vòng qua là xong việc gì phải tốn công. Xét về mặt khoa học, nếu đi vòng tức là hướng đi thẳng đã bị thay đổi thời đó lại chưa có La bàn thì làm sao biết được sẽ đi hướng nào tiếp theo để lấy chân kinh.
Trong bộ phim truyền hình nhiều tập của Mỹ – Vikings, bộ tộc người Viking vô cùng hiếu chiến muốn mở rộng lãnh thổ, đã phải vượt biển để đến vùng đất liền của nước Anh, Pháp. Họ bắt đầu với một thông tin mơ hồ rằng cứ đi theo hướng của cục đá đen (Nam châm) chắc chắn sẽ tới đất liền và từ đó mở ra cuộc xâm lăng đẫm máu.
Cách sử dụng La bàn cơ bản
Bạn có một chiếc La bàn đơn giản trong tay, hãy xoay La bàn sao cho hướng kim nam châm màu đỏ hướng về phía trước mặt, thì hướng trước mặt bạn là hướng Bắc, sau lưng là hướng Nam, tay phải sẽ là Đông và tay trái sẽ là Tây.
Nếu bạn biết chắc rằng Ốc đảo ở hướng Tây thì cứ thế đi về hướng Tây, còn không thì chọn bừa một hướng rồi tiến, số bạn may mắn bạn sẽ không chết trên sa mạc, còn không thì đành chịu vậy.
Tại sao La bàn được gọi là Kim chỉ nam?
Câu trả lời liên quan đến lịch sử hơn là lý giải mang tính khoa học.
La bàn được người Trung Quốc phát minh từ thế kỷ 1, các triều đại phong kiến Trung Quốc đã tận dụng triệt để tính năng này của La bàn. Các đoàn quân từ thời nhà Tần cho đến sau này vẫn có thói quen bành trướng lãnh thổ bằng các cuộc hành trình bình định về phương Nam.
Mỗi đạo quân đều có một la bàn thô sơ với chiếc kim chỉ nam sơn đỏ chói. Vậy là các tướng sĩ nhất tề phi ngựa nhằm hướng nam thẳng tiến. Bất luận thế nào, cuộc chinh phục cũng chỉ nhìn về một phía đó thôi. Việt Nam có nền văn hóa ảnh hưởng rất sâu nặng của văn hóa Trung Quốc trong thời kỳ bị đô hộ, nên đây là cơ sở chính làm nên ngữ nghĩa hàm ẩn cho cụm từ “kim chỉ nam” trong tiếng Việt.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp