II. HỆ THỐNG PHÁP LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 1 Khái niệm hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa
2. Cấu thành của hệ thống pháp luật
Hệ thống cấu trúc của pháp luật là tổng thể các quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại thống nhất với nhau, được phân định thành các chế định pháp luật và các ngành luật.
- Nhân sâm ngâm mật ong có tác dụng gì? Uống sâm ngâm mật ong vào lúc nào là tốt nhất?
- Văn mẫu lớp 9: Nghị luận câu ca dao Bầu ơi thương lấy bí cùng (4 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 9 hay nhất
- Tác dụng của bí đỏ với phụ nữ sau sinh và những lưu ý khi ăn
- Công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình lập phương
- 3 điều cấm kị khi “đèn đỏ” chị em tin “sái cổ” nhưng đều sai, thậm chí hại sức khỏe
Hệ thống cấu trúc có 3 thành tố cơ bản ở 3 cấp độ khác nhau là quy phạm pháp luật, chế định pháp luật và ngành luật.
Bạn đang xem: Cấu thành của hệ thống pháp luật
2.1. Quy phạm pháp luật
Quy phạm pháp luật là thành tố nhỏ nhất (tế bào) trong hệ thống cấu trúc pháp luật, mỗi quy phạm pháp luật vừa có tính khái quát lại vừa có tính cụ thể. Quy phạm pháp
Xem thêm : Gắn bi cho nam là gì? Có an toàn hay không?
luật có tính khái quát vì nó là quy tắc xử sự chung, áp dụng trên một diện rộng và trong một thời gian dài. Đồng thời nó vừa mang tính cụ thể, vì đó là hình mẫu, là chuẩn mực để điều chỉnh quan hệ xã hội trong trường hợp cụ thể đã được dự liệu bằng phương pháp trừu tượng hoá.
2.2. Chế định pháp luật
Chế định pháp luật bao gồm một số quy phạm có những đặc điểm chung giống nhau nhằm điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội tương ứng. Việc xác định đúng tính chất chung của mỗi nhóm quan hệ xã hội, từ đó đề ra các quy phạm pháp luật tương ứng có ý nghĩa quan trọng. Đó là cơ sở để tạo ra cơ cấu nội tại hợp lý của một ngành luật. Không thể xây dựng được một văn bản quy phạm pháp luật tốt cũng như một ngành luật hoàn chỉnh nếu không xác định rõ giới hạn và nội dung của các chế định pháp luật.
Chế định pháp luật mang tính chất nhóm, mỗi chế định có đặc điểm riêng nhưng chúng đều có mối liên hệ nội tại, thống nhất với nhau, chúng không tồn tại biệt lập. Khi xem xét chế định pháp luật vấn đề mang tính nguyên tắc là phải đặt chúng trong mối quan hệ qua lại trong một chỉnh thể thống nhất của hệ thống pháp luật nói chung và của một ngành luật nói riêng, không thể áp đặt một cách chủ quan, tuỳ tiện. Mỗi chế định pháp luật dù mang trong mình những đặc điểm riêng nhưng bao giờ cũng theo quy luật vận động khách quan, chịu sự ảnh hưởng và tác động của các chế định khác trong hệ thống pháp luật.
Xem thêm : Tội đe doạ giết người theo Điều 133 Bộ luật Hình sự
2.3. Ngành luật
Ngành luật bao gồm hệ thống quy phạm pháp luật có đặc tính chung để điều chỉnh các quan hệ xã hội cùng loại trong một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội.
Trong toàn bộ những quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh có những quan hệ xã hội mang những tính chất và nội dung tương đồng nhau như những quan hệ xã hội liên quan đến kết hôn, ly hôn, những quan hệ xác định hành vi nguy hiểm nào cho xã hội là tội phạm, những quan hệ mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh trong quá trình quản lý nhà nước … đó là những lĩnh vực quan hệ xã hội có tính đặc thù mà mỗi lĩnh vực đó được điều chỉnh bởi tổng thể quy phạm pháp luật có mối liên kết chặt chẽ với nhau được gọi là ngành luật.
Tóm lại, hệ thống pháp luật là một cơ cấu thống nhất gồm các bộ phận cấu thành: ngành luật, chế định pháp luật. Phần tử cấu tạo nên các bộ phận trên của hệ thống pháp luật là quy phạm pháp luật.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp