– Việc kết quả siêu âm cho ra thông tin về các khối echo chưa phải là căn cứ để xác định được có bệnh lý gì hay không. Bác sĩ cần có thêm các thông tin khác hoặc những kết quả xét nghiệm y khoa khác để kết luận.
– Thông thường các khối echo đều ở dạng lành tính, vô hại nếu không có dấu hiệu hay gây ra các vấn đề như rong kinh, xuất huyết, đau bụng. Trong nhiều trường hợp, các khối này sẽ nhỏ dần và tự tiêu biến không cần phải mổ. Tuy nhiên, sau một thời gian, nếu khối echo này tăng kích thước thì có khả năng phát triển và gây biến chứng.
Bạn đang xem: Siêu âm thấy nang trống âm buồng trứng (Khối echo) là gì? Có bị làm sao không?
– Cần kiểm tra định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ để theo dõi kích thước cũng như tình trạng của khối echo. Nếu khối echo không tiêu biến mà có nhiều dấu hiệu bất thường, bác sĩ sẽ tư vấn và có cách xử lý phù hợp để đảm bảo an toàn cho bạn.
Đã hiểu khối echo là gì, bạn nên làm gì để phòng tránh?
– Nếu khối echo do nguyên nhân là nội tiết tố thì bạn yên tâm là khối này sẽ biến mất sau 2-3 chu kỳ kinh nguyệt hoặc giảm dần kích thước theo thời gian và tiêu biến. Nếu kích thước tăng do nội tiết tố vẫn tăng, có thể phải dùng thêm thuốc hoặc có sự can thiệp sớm của bác sĩ. Chị em vẫn cần thăm khám thường xuyên định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ để kiểm tra tình trạng khối echo cũng như được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn đầy đủ.
– Khi đã hiểu nguyên nhân gây ra khối echo là gì, bạn càng cần phải cân bằng cuộc sống. Stress là nguyên nhân dẫn đến rối loạn nội tiết tố nên hãy luôn giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, tránh căng thẳng kéo dài.
Xem thêm : Cách vào safe mode trên windows 7
– Có chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, giàu chất xơ như uống đủ nước, ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi. Nên hạn chế tối đa các thức ăn chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ, cay nóng.
– Duy trì cân nặng phù hợp.
– Tích cực tập thể dục, thực hiện các bài tập phù hợp để giảm nguy cơ hình thành các khối echo trong tử cung.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp