TUÂN THỦ PHÁP LUẬT LÀ GÌ?

Pháp luật có vai trò hết sức quan trọng đối với Nhà nước và xã hội. Việc tuân thủ pháp luật của người dân là điều mỗi quốc gia đều quan tâm. Vậy tuân thủ pháp luật được hiểu như thế nào?

I. Tuân thủ pháp luật là gì?

Thực hiện pháp luật là hoạt động nhằm hiện thực hóa quy định pháp luật, đưa các quy định này đi vào đời sống xã hội. Thực hiện pháp luật có 04 hình thức là tuân thủ pháp luật, thi hành (chấp hành) pháp luật, sử dụng (vận dụng) pháp luật và áp dụng pháp luật.

Tuân thủ pháp luật là một trong những hình thức của việc thực hiện pháp luật. Theo Giáo trình Lý luận Nhà nước và Pháp luật, NXB Chính trị quốc gia 2013, trang 396, Tuân thủ pháp luật: là hình thức thực hiện pháp luật, theo đó, chủ thể pháp luật có nghĩa vụ không thực hiện các hành vi đã bị pháp luật cấm.

Như vậy, có thể hiểu tuân thủ pháp luật là không thực hiện những hành vi mà pháp luật cấm.

/upload/images/tranh-chap-dat-dai/hinh-1-tuan-thu-phap-luat-la-gi-min.jpg

II. Đặc điểm của tuân thủ pháp luật

Tuân thủ pháp luật có những đặc điểm riêng, phân biệt với các hình thức thực hiện pháp luật khác.

  • Về tính chất: Tuân thủ pháp luật đòi hỏi các chủ thể thực hiện nghĩa vụ một cách thụ động, thực hiện quy phạm pháp luật dưới dạng không hành động. Điều này có nghĩa rằng, các chủ thể nhận thức được hành vi của mình và quy định pháp luật, không thực hiện những hành vi mà pháp luật cấm thực hiện.
  • Về chủ thể: mọi chủ thể trong quan hệ Nhà nước xã hội, trong cộng đồng đều có nghĩa vụ tuân thủ pháp luật.
  • Về hình thức: tuân thủ pháp luật được thể hiện dưới hình thức các quy phạm pháp luật cấm thực hiện.

III. Ví dụ về tuân thủ pháp luật

Một số ví dụ để bạn dễ hiểu hơn về tuân thủ pháp luật như sau:

  • Điều 9 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012, có 9 hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống tác hại của thuốc lá. Ví dụ như hành vi: “Vận động, ép buộc người khác sử dụng thuốc lá”.

/upload/images/tranh-chap-dat-dai/hinh-2-tuan-thu-phap-luat-phong-chong-tac-hai-cua-thuoc-la-min.jpg

  • Một trong số các hành vi bị cấm theo Điều 6 Luật Bảo vệ môi trường 2020 là “Vận chuyển, chôn, lấp, đổ, thải, đốt chất thải rắn, chất thải nguy hại không đúng quy trình kỹ thuật, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.”

Việc không thực hiện hành vi bị nghiêm cấm trên là đã tuân thủ pháp luật.

IV. Phân biệt tuân thủ pháp luật với thi hành pháp luật

Tuân thủ pháp luật và thi hành pháp luật đều là một trong các hình thức thực hiện pháp luật. Tuy nhiên, chúng có một số đặc điểm riêng như sau:

Tiêu chí

Tuân thủ pháp luật

Thi hành pháp luật

Khái niệm

Không thực hiện điều mà pháp luật cấm

Thực hiện các điều mà pháp luật yêu cầu

Tính chất

Mang tính thụ động, thể hiện dưới dạng hành vi không hành động

Mang tính chủ động, thể hiện dưới dạng hành vi hành động

Hình thức thể hiện

Quy phạm pháp luật cấm thực hiện

Quy phạm pháp luật bắt buộc thực hiện

V. Chi phí tuân thủ pháp luật là gì?

Theo điểm 1.1 mục 1 phần I Tài liệu hướng dẫn nâng xếp hạng chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật (Kèm theo Công văn số 1083/BTP-QLXLVPHC&TDTHPL), Chi phí tuân thủ pháp luật được hiểu như sau:

“Chi phí tuân thủ pháp luật … được hiểu là các chi phí mà doanh nghiệp, người dân phải gánh chịu trong quá trình thực hiện các quy định của pháp luật.”

Chi phí tuân thủ pháp luật bao gồm:

  • Chi phí hành chính: chi phí về nhân công và thời gian mà doanh nghiệp, người dân phải gánh chịu để thực hiện các yêu cầu của pháp luật, bao gồm thực hiện thủ tục hành chính với cơ quan nhà nước và các nghĩa vụ khác (ví dụ, lưu giữ thông tin hoặc cung cấp thông tin cho khách hàng, người tiêu dùng…).
  • Chi phí đầu tư để tuân thủ quy định: chi phí mà doanh nghiệp, người dân phải đầu tư về cơ sở vật chất, máy móc thiết bị, nhân công, đào tạo, … để đáp ứng các yêu cầu theo quy định pháp luật.
  • Phí, lệ phí: các khoản phí, lệ phí chính thức mà doanh nghiệp, người dân phải nộp trong quá trình thực hiện các thủ tục có liên quan.
  • Chi phí rủi ro pháp lý (nếu có): chi phí tăng thêm, thiệt hại hoặc mất cơ hội kinh doanh mà doanh nghiệp, người dân phải gánh chịu do chất lượng kém của quy định pháp luật dẫn đến bị xử phạt hoặc chậm chễ trong giải quyết thủ tục.
  • Chi phí không chính thức: Các khoản trả thêm hoặc “lót tay” liên quan đến việc xuất khẩu, nhập khẩu, sử dụng dịch vụ công cộng (ví dụ: điện thoại, điện năng), trả thuế, … hoặc để được nhận các hợp đồng, giấy phép trong lĩnh vực công hoặc để có được các quyết định thuận lợi.

VI. Một số câu hỏi thường gặp về tuân thủ pháp luật

1. Tuân thủ pháp luật và thực hiện pháp luật có giống nhau không?

Thực hiện pháp luật và tuân thủ pháp luật được hiểu như sau:

  • Thực hiện pháp luật là hoạt động có mục đích (hành động hoặc không hành động) phù hợp với quy định pháp luật nhằm hiện thực hóa các quy định pháp luật vào trong đời sống. Gồm: tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật.
  • Tuân thủ pháp luật là việc chủ thể thực hiện pháp luật dưới dạng không hành động. Tức chủ thể không được thực hiện các hành vi mà pháp luật nghiêm cấm.

Vậy, tuân thủ pháp luật là một trong những hình thức của việc thực hiện pháp luật.

2. Vì sao phải tuân thủ pháp luật?

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do Nhà nước đặt ra có tính quy phạm phổ biến, tính xác định chặt chẽ về hình thức và có tính bắt buộc chung; Thể hiện sự công bằng, nhân đạo của Nhà nước đối với mỗi hành vi của các chủ thể trong xã hội. Việc tuân thủ pháp luật là nền tảng vững chắc để xây dựng văn hóa, kinh tế, xã hội của một quốc gia.

Do đó, tuân thủ pháp luật đồng nghĩa với việc đảm bảo được quyền, lợi ích hợp pháp của mỗi công dân, tổ chức, doanh nghiệp trong xã hội.

3. Mục tiêu cắt giảm chi phí tuân thủ pháp luật

Nhà nước ta hiện nay có chủ trương đẩy mạnh việc cắt giảm triệt để các chi phí không hợp lý trong tuân thủ quy định pháp luật, ngăn chặn và đẩy lùi các hành vi làm phát sinh chi phí không chính thức cho doanh nghiệp và người dân. Thông qua đó sẽ giúp giảm chi phí tuân thủ pháp luật không cần thiết, góp phần cải thiện Chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật (chỉ số B1).

Việc cắt giảm chi phí tuân thủ pháp luật sẽ giảm thiểu chi phí, tạo thuận lợi và giảm gánh nặng cho doanh nghiệp, người dân. Đồng thời góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, góp phần thực hiện thắng lợi nghị quyết của Chính phủ về phát triển kinh tế.

VII. Tư vấn về hình thức tuân thủ pháp luật

NPLaw cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý về tuân thủ pháp luật như sau:

  • Tư vấn về quy định, hình thức tuân thủ pháp luật;
  • Giải đáp các thắc mắc về tuân thủ pháp luật;
  • Tư vấn, hỗ trợ khách hàng thực hiện pháp luật.

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw

Hotline: 0913449968

Website: nplaw.vn

Email: legal@nplaw.vn