1. Tìm hiểu chung về cây chùm ngây
Chùm ngây là một loại cây rất nổi tiếng, có xuất xứ từ Nam Á, nhưng hiện nay loại cây này đã được trồng phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Ở Ấn Độ, loại cây này vô cùng phổ biến và được người dân nước này trân trọng gọi là cây Độ Sinh (Tree of life). Một số tên gọi khác của chùm ngây là cây cải ngựa, cây ba đậu dại, cây dùi trống, “cây thần diệu”, “cây vạn năng”,…
Bạn đang xem: Tin tức
cây chùm ngây có những đặc điểm rất giống với cây rau ngót vì thế khá nhiều người nhầm lẫn hai loại cây này. Hoa của nó lại giống hoa đậu, hạt màu đen và quả như đậu đũa. Những bộ phận của cây như lá, cành, hoa, quả đều có giá trị dinh dưỡng cao và có thể chế biến thành những món ăn rất ngon. Bên cạnh đó, người ta cũng sử dụng chùm ngây như một loại thảo dược để hỗ trợ điều trị nhiều bệnh khác nhau.
Vì thế, loại cây này rất được ưa chuộng, cho giá trị kinh tế cao vì vừa có thể làm thực phẩm lại vừa có thể làm thuốc. Trung tâm sức khỏe toàn cầu Johns Hopkins, Đại học Johns Hopkins của Mỹ còn cho rằng, đây là loại cây có thể cung cấp gần hết những loại axit amin cần thiết cho cơ thể của chúng ta.
2. Giá trị dinh dưỡng và tác dụng chữa bệnh của cây chùm ngây
2.1.Giá trị dinh dưỡng
Chùm ngây mang giá trị dinh dưỡng cao. Trong bữa ăn hằng ngày, người ta thường sử dụng lá và cành non của cây để nấu canh, luộc, xào lên hoặc trộn gỏi,… đây đều là những món ăn rất ngon và giàu dinh dưỡng.
Nấu canh chùm ngây với thịtHầu hết mỗi bộ phận của cây đều có chứa nhiều khoáng chất, giàu chất đạm, vitamin và các loại axit amin,… Ví dụ như, trong lá và hoa còn tươi của cây chùm ngây có chứa lượng vitamin K nhiều gấp 3 lần so với lượng vitamin K trong quả chuối. Lượng vitamin C trong chùm ngây cũng cao gấp 7 lần so với lượng vitamin C có trong quả cam, lượng canxi cao gấp 4 lần so với sữa, lượng vitamin A cũng nhiều gấp 4 lần lượng vitamin A trong cà rốt,…
Lá chùm ngây rất giàu dinh dưỡng và được Tổ chức Y tế thế giới WHO và Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc FAO đã xem đây là một loại thực phẩm phù hợp với các phụ nữ sau sinh bị thiếu sữa và trẻ em bị suy dinh dưỡng.
Đối với trẻ từ 1 – 3 tuổi, chỉ cần bổ sung 20gr lá tươi là đã được cung cấp đầy đủ canxi, vitamin A, C, 15% chất sắt, 10% chất đạm cần thiết cho cơ thể của trẻ.
Phụ nữ đang cho con bú, chỉ cần bổ sung 100gr lá chùm ngây tươi là đủ bổ sung lượng canxi, vitamin C, vitamin A, vitamin B cần thiết trong ngày.
2.2. Tác dụng chữa bệnh
Bên cạnh giá trị dinh dưỡng cao, cây chùm ngây còn là thành phần của những bài thuốc tốt để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau.
Xem thêm : Nghị luận xã hội về trân trọng cuộc sống mỗi ngày
Rễ chùm ngây có thể điều trị chống co giật, chống sưng và giúp lợi tiểu.
Nhiều trường hợp còn dùng nước uống của chùm ngây để ngừa thai bằng cách lấy rễ cây tươi rửa sạch, sau đó băm nhỏ và nấu với nước, chia đều và uống 2 lần trong ngày.
Vỏ rễ có thể điều trị đau răng, đau tai,… bằng cách sắc lấy nước uống.
Rễ cây giúp hạ sốt, điều trị hong thấp, giảm sưng gan và lá lách,…
Có thể giã nát lá, sau đó đắp lên vết thương để trị sưng và nhọt.
Giã lá chùm ngây đắp lên vết thương để trị sưngLoại dầu được chiết xuất từ hạt chùm ngây giúp điều trị phong thấp, trị táo bón, mụn và giun sán. Bên cạnh đó, loại hạt này cũng có tác dụng lọc nước vì có chứa nhiều hợp chất dùng làm kết tủa giúp nước trong sạch hơn.
Cây chùm ngây còn có tác dụng ổn định đường huyết và ổn định huyết áp.
Loại cây này cũng có tác dụng ngăn ngừa loãng xương đối với người cao tuổi vì có chứa nhiều magie và canxi.
Chùm ngây cũng rất tốt với làn da của phụ nữ vì có tác dụng ngăn ngừa lão hóa.
3. Cách sử dụng cây chùm ngây
Chùm ngây có thể dùng để chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, cụ thể như:
Xem thêm : Sữa Nan Optipro HMO số 2 – 900g (6-12 tháng)
Lá: Dùng để nấu canh với tôm, thịt, xào với trứng hoặc có thể xay làm sinh tố. Ngoài ra, bạn có thể phơi khô và tán lá thành bột để dùng dần, nếu bảo quản tốt thì có thể dùng trong thời gian dài mà không mất chất dinh dưỡng. Có thể nấu cháo, pha bột hoặc pha nước uống.
Hoa: Có thể phơi khô và nấu nước uống, giống như nấu trà.
Trái non: Có thể hầm xương, nấu canh, ninh súp,…
Rễ non: Bạn có thể ăn sống hoặc sử dụng làm gia vị như mù tạt.
Phụ nữ mang thai không nên ăn chùm ngây vì những chất trong loại cây này có thể gây co cơ trơn tử cung và làm tăng nguy cơ sảy thai. Ở giai đoạn đầu, thai phụ nên kiêng loại thực phẩm này để giữ an toàn cho cả mẹ và thai nhi.
Phụ nữ mang thai không nên ăn chùm ngâyCây chùm ngây rất tốt cho sức khỏe nhưng nhiều người đã “thổi phồng” về tác dụng của nó, thậm chí còn coi đây là một loại thần dược có thể chữa bách bệnh. Tuy nhiên, đây là thông tin chưa được kiểm chứng.
Hơn nữa, chùm ngây có chứa rất nhiều dinh dưỡng, trong đó có một hàm lượng vitamin C và canxi cao. Nếu như bổ sung quá nhiều sẽ dẫn đến dư thừa canxi và có thể dẫn đến những hậu quả xấu đối với sức khỏe.
Chùm ngây cũng có thể gây mất ngủ nên tốt nhất không nên ăn vào buổi tối.
Không chỉ riêng chùm ngây mà bất cứ thực phẩm nào khi đưa vào bữa ăn cũng cần phải cân nhắc, không nên ăn quá nhiều mà nên ăn đa dạng thực phẩm để cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể.
Các bác sĩ lưu ý rằng, nếu thấy cơ thể có biểu hiện bất thường, bạn nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời. Không nên tự ý chẩn đoán bệnh và tự ý sử dụng thảo dược hay bất cứ loại thuốc nào. Tốt nhất hay tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Bạn có thể gọi tới Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo số 1900 56 56 56 để được tư vấn chi tiết hơn.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp