Các loại nấm thường rất giàu protein cùng với các loại vitamin và khoáng chất và được xem là thực phẩm thân thiện đối với sức khỏe người ăn. Tuy nhiên, bên cạnh các loại nấm ăn được vẫn tồn tại các loại nấm độc, không ăn được. Và không phải ai cũng biết cách nhận biết nấm ăn được và nấm không ăn được khác nhau thế nào. Hãy tham khảo bài viết sau để tìm hiểu cách phân biệt nấm lành và nấm độc cũng như cách xử trí nếu lỡ bị ngộ độc nấm.
- Chế độ thiết kế được dùng để ?
- Có buộc phải làm đủ thời gian báo trước mới được nghỉ việc?
- Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện So sánh phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện
- Xe không chính chủ bị mất giấy tờ, làm lại thế nào?
- Tra cứu mã giao dịch để làm gì? Hướng dẫn cách tra cứu mã giao dịch MB, Vietcombank, BIDV
4 cách phân biệt nấm lành và nấm độc
Bạn có thể dựa vào một số đặc điểm cơ bản của các loại nấm, từ đó đưa ra phán đoán chính xác. Có 4 cách phân biệt như sau:
Bạn đang xem: 4 cách phân biệt nấm lành và nấm độc và biện pháp xử lý ngộ độc nấm
Nhìn bằng mắt
Đa số nấm độc thường có màu sắc rất nổi bật và sặc sỡ để cuốn hút những côn trùng hay động vật khác. Chẳng hạn, phần mũ nấm có nhiều đốm trắng, đỏ hoặc đen, trong khi thân nấm có thể xuất hiện các vết nứt xung quanh hoặc nhiều vằn. Không những thế, khi hái nấm độc, nhựa sẽ chảy ra.
Trái lại, nấm ăn được có màu sắc đơn giản hơn, thường gặp là nấm có mũ màu đen hoặc xám, còn thân nấm cùng màu với mũ nấm hoặc màu trắng.
Ngửi bằng mũi
Đối với nấm độc, khi bạn hái nấm, có thể phần nhựa mủ sẽ chảy ra và đồng thời còn ngửi được mùi hắc hoặc mùi đắng xộc lên mũi. Tuy nhiên, đặc điểm nhận dạng này chỉ tương đối vì một số nấm độc vẫn có mùi hương thơm nhẹ.
Đối với nấm ăn được, bạn luôn ngửi được hương thơm nhẹ hoặc không mùi.
Thử nghiệm biến màu
Xem thêm : Vận Tốc Máy Bay Chở Khách Thương Mại Bao Nhiêu km/h?
Cách này sử dụng nguyên liệu hoặc vật dụng khác để kiểm tra độc tố của nấm. Để thực hiện, bạn có thể dùng một trong những cách sau:
- Cách 1: Dùng phần đầu trắng của hành lá chà xát lên phần mũ nấm, quan sát thấy hành lá chuyển sang màu xanh nâu thì chứng tỏ nấm có độc và ngược lại.
- Cách 2: Dùng đũa hoặc muỗng bằng chất liệu bạc đâm vào mũ hoặc thân nấm. Nếu vật dụng bị đổi màu thì chứng tỏ nấm có độc và ngược lại.
- Cách 3: Nếu nhỏ ít sữa tươi lên phần mũ nấm và sữa bị vón cục thì nấm có độc.
Quan sát cây nấm
Có một cách phân biệt nấm lành và nấm độc khác là quan sát đặc điểm của nấm. Phần lớn nấm độc có đặc điểm là các lá tia nằm ở phía dưới mũ nấm màu trắng. Trái lại, nấm ăn được thường có phần lá tia màu nâu hoặc màu da, thậm chí một số loại nấm có tia màu trắng nhưng lại là nấm lành, ăn được chứ không phải là nấm độc.
Nấm độc thường có màu sắc rực rỡ, bắt mắt. Vì thế, bạn không nên chọn các loại nấm có phần mũ nấm hoặc thân nấm có màu đỏ hoặc xuất hiện đốm đỏ.
Nấm độc thường có những lớp vảy trên phần mũ nấm có thể màu sáng hoặc màu tối, trông như vết đốm vậy. Chẳng hạn, với nấm độc có màu trắng, bạn dễ dàng thấy các mảng vảy có màu da hoặc màu nâu.
Nấm độc thường có vòng tròn bao xung quanh thân nấm, đồng thời bên dưới mũ nấm cũng có vòng tròn bao quanh trông như một chiếc mũ nhỏ.
Cách xử trí khi bị ngộ độc nấm
Biểu hiện ngộ độc nấm
Ngộ độc nấm gồm có biểu hiện sớm và biểu hiện muộn. Biểu hiện sớm thường xuất hiện sau khi ăn nấm từ 30 phút đến 2 giờ, tối đa là 6 giờ và biểu hiện muộn xuất hiện sau khi ăn nấm từ 6 đến 40 giờ, trung bình 12 giờ. Mức độ ngộ độc tùy thuộc vào bạn ăn loại nấm nào. Bệnh nhân có dấu hiệu ngộ độc như: Thấy nôn nao, khó chịu, đau bụng dữ dội, đi ngoài nhiều lần, phân có mùi hôi tanh hoặc nôn ra máu; người lạnh toát, mệt nhừ, có khi nổi mẩn đỏ; nếu nặng thì co giật, hôn mê. Các triệu chứng ngộ độc xuất hiện càng chậm thì mức ngộ độc càng nặng, có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Sơ cứu khi bị ngộ độc nấm
Xem thêm : Bạn có biết: Kim chi để được bao lâu không?
Khi bạn có biểu hiện ngộ độc nấm cần nhanh chóng làm cho nôn ra. Nếu bệnh nhân trên 2 tuổi, còn tỉnh táo, chưa nôn nhiều, trong vòng vài giờ sau khi ăn nấm, tốt nhất trong giờ đầu tiên, hãy cho bệnh nhân uống nước và gây nôn.
Uống than hoạt tính với liều 1g/kg cân nặng của người bệnh. Cho người bệnh uống đủ nước, tốt nhất là uống oresol và nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất.
Nếu người bệnh hôn mê, co giật, đặt người bệnh nằm nghiêng. Nếu người bệnh thở yếu, ngừng thở, hô hấp nhân tạo hoặc hà hơi thổi ngạt. Khi đã được điều trị tại cơ sở y tế không tự về nhà trong 1 – 2 ngày đầu kể cả khi hết triệu chứng ngộ độc.
Bệnh nhân bị ngộ độc nấm dạng biểu hiện muộn cần được điều trị tại các cơ sở y tế có phương tiện hồi sức tích cực tốt.
Phòng ngừa ngộ độc nấm
- Để phòng ngừa ngộ độc nấm, bạn không nên ăn loại nấm có màu sắc sặc sỡ, có mùi thơm hấp dẫn vì có thể là nấm độc; không ăn các loại nấm hoang dại còn non vì khó phân biệt; nếu cắt nấm thấy chảy ra chất trắng như sữa; không ăn nấm quá già, nấm không có nguồn gốc rõ ràng. Cũng có những loại nấm độc có vẻ ngoài giống nấm ăn được nên rất khó phát hiện nhưng nếu nhìn kỹ sẽ thấy gốc có bao và có vòng cổ.
- Ngộ độc nấm rất nguy hiểm vì có thể gây tiêu hủy hồng cầu, bạch cầu, tế bào gan, tế bào thần kinh, thậm chí có thể gây tử vong. Chỉ cần một ít nấm độc lẫn trong món ăn cũng có thể gây ngộ độc, làm chết người.
- Do đó, để phòng tránh ngộ độc nấm, mọi người khi ăn nấm cần tuân theo các nguyên tắc sau đây: Chỉ ăn nấm khi biết chắc chắn đây là loại nấm ăn được, còn nghi ngờ thì tuyệt đối không được ăn. Ở các địa phương miền núi, khi ăn nấm nên hỏi rõ người dân địa phương để nhận biết nấm độc.
Tóm lại, cách phân biệt nấm lành và nấm độc chỉ mang tính tương đối vì nấm có rất nhiều loài, thậm chí hình dạng và màu sắc của chúng có thể rất giống nhau nên sẽ khiến bạn khó nhận dạng. Tốt nhất bạn chỉ nên ăn những loại nấm phổ biến, không nên ăn nấm lạ hoặc ăn những loại nấm bạn biết rõ về chúng để không gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn.
Quỳnh Trang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp