Cây lạc tiên hay còn được gọi là dây nhãn lồng, được biết đến với nhiều tác dụng trong việc nâng cao sức khỏe con người. Tuy đây là loại cây phổ biến nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng như thế nào là đúng. Do đó, thông qua bài viết dưới đây, Pharmacity sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin về loại cây thuốc quý.
- Két Tiger Crystal chai 330ml ( 24 chai)
- Mẹ bầu uống cà phê sữa được không? Liệu có ảnh hưởng thai nhi?
- Các chế độ nghỉ hưởng nguyên lương của quân nhân chuyên nghiệp
- Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên là gì? Cách tính tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên
- chó ỉa ra máu: cách chữa bệnh chó đi ngoài ra máu tại nhà
Cây lạc tiên là gì?
Cây lạc tiên thuộc họ chùm gửi với số lượng lên tới gần 500 loài. Thông thường, các loại cây thuộc chi này đều là thân dạng dây leo, một số khác là thân thảo hay cây bụi. Bên cạnh đó, chúng phân bố chủ yếu ở các vùng nhiệt đới, trong đó có cả Việt Nam.
Bạn đang xem: Cây lạc tiên có tác dụng gì? 6 bài thuốc chữa bệnh hiệu quả
Đối với đặc điểm bên ngoài, lạc tiên có đốt với lông, lá màu xanh sẫm, dáng phình to ở đuôi và nhọn dần về phía đầu. Về kẽ lá chính là nơi của những bông hoa mọc ra, với cánh hoa màu trắng tuy nhiên gần về nhụy thì lại có màu tím nhạt và tua lông xung quanh. Quả của cây lạc tiên có hình tròn, khi còn non thì mang màu xanh và chuyển vàng khi chín. Bên trong quả gồm có dịch quả và nhiều hạt nhỏ.
Cây lạc tiên là gì?
Cây lạc tiên có tác dụng gì?
Cây lạc tiên có tác dụng gì? Chi lạc tiên được biết đến và sử dụng như một loại dược liệu ở cả hai trạng thái là khô và tươi. Đặc biệt, đối với loại tươi thì sau khi thu hái đã có thể sử dụng ngay, nhưng không thể bảo quản được lâu. Ngược lại, dạng khô sẽ được bảo quản lâu hơn và dễ vận chuyển. Tuy nhiên, theo các chuyên gia nghiên cứu thì dù ở loại khô hay tươi thì lợi ích từ chúng vẫn không bị thay đổi.
Chi tiết hơn, các thành phần có lợi có trong loại cây này có thể kể đến như chất dẫn xuất harmin, harman… của alkaloid, saponin và saponaretin cùng với một số loại khác chất và vitamin khác. Do đó, chi lạc tiên sẽ giúp chúng ta:
- Cải thiện hiệu quả tình trạng mất ngủ: Nhờ vào thành phần alcaloid có trong chi lạc tiên sẽ giúp ức chế các hoạt động từ cafein. Từ đó thần kinh sẽ được thư giãn, giảm stress và an thần. Đặc biệt đối với người bị mất ngủ lâu ngày thì chi lạc tiên còn hỗ trợ giấc ngủ được sâu và ngon hơn.
- Cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp: Trong thành phần của lạc tiên có chứa hợp chất kháng khuẩn và kháng viêm, giúp làm giảm tình trạng đau nhức xương khớp đồng thời bồi bổ sức khỏe cho gan và thận.
- Điều trị bệnh đau tử cung: Tác dụng của lạc tiên có thể giúp ức chế tốt các cơn co thắt, làm giãn các cơ trơn. Chính vì thế, chúng còn được sử dụng để điều trị bệnh đau tử cung.
- Thúc đẩy quá trình lưu thông máu: Trong chi lạc tiên có chứa flavonoid giúp cải thiện bệnh huyết áp, từ đó nhịp tim luôn được ở mức ổn định.
- Thanh nhiệt cơ thể: Bởi loại cây này có vị ngọt nhẹ và tính bình, chính vì thế chúng còn có tác dụng làm thanh nhiệt, giải độc và cực kỳ tốt cho người bị mụn nhọt.
Cây lạc tiên chữa mất ngủ hiệu quả
Xem thêm: Cây cà gai leo là gì? Uống nước cây cà gai leo có tác dụng gì?
Tác dụng phụ của cây lạc tiên
Ngoài việc làm dược liệu, lạc tiên còn được sử dụng để làm các loại đồ uống và thực phẩm. Nhưng bên cạnh lợi ích từ cây lạc tiên thì chúng vẫn có thể gây ra những tác dụng phụ nếu bạn dùng sai cách, chẳng hạn như:
- Gây buồn ngủ: Thật vậy, thành phần có trong lạc tiên sẽ làm tăng lượng axit gamma-aminobutyric (GABA) – thuộc loại axit amin hoạt động như một chất dẫn truyền thần kinh gây dễ ngủ. Do đó, nếu bạn dùng lạc tiên thường xuyên sẽ khó có thể kiểm soát được chứng buồn ngủ.
- Gây co thắt: Đặc biệt đối với phụ nữ mang thai, việc dùng thuốc từ cây lạc tiên dễ dẫn đến tình trạng co thắt cổ tử cung và gây chuyển dạ sớm.
- Tạo cảm giác hoang mang: Tuy cây lạc tiên chữa mất ngủ, nhưng chúng cũng có tác dụng phụ làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, cụ thể là gây nên tình trạng chóng mặt, khó chịu và tạo cảm giác hoang mang cho người tiêu dùng.
Cây lạc tiên có thể gây tình trạng hoang mang cho người dùng
Các bài thuốc sử dụng cây lạc tiên để trị bệnh
Cây lạc tiên chữa bệnh gì? Ngày nay cây lạc tiên không chỉ được sử dụng trực tiếp trong quá trình trị bệnh và việc chiết xuất từ các thành phần có lợi của chúng thành những bài thuốc cũng rất được quan tâm, cụ thể như:
Giúp giải nhiệt, mát gan
Cây lạc tiên có tác dụng gì? Nhờ vào công dụng làm thanh lọc cơ thể, các nhà nghiên cứu đã đưa ra bài thuốc từ loại cây này sẽ giúp chữa giải nhiệt, mát gan.
Nguyên liệu bao gồm:
- 500gr quả lạc tiên
- 250gr đường trắng
- 1 lít nước đun sôi
Cách làm:
- Bước 1: Hòa trộn 500gr lạc tiên cùng với nước sôi và thêm 250gr đường vào.
- Bước 2: Đợi khi nước nguội thì bạn đã có thể dùng. Lưu ý nên uống mỗi ngày để cảm nhận sự thay đổi rõ nhất.
Bài thuốc từ cây lạc tiên giúp giải nhiệt, mát gan
Trị đau nhức khớp
Nhằm giúp cải thiện tình trạng bệnh đau nhức khớp, bạn có thể áp dụng bài thuốc từ chi lạc tiên theo công thức dưới đây.
Nguyên liệu bao gồm:
- 500gr lạc tiên
- 100gr lá khổ qua
- 300gr hoa thiên lý
Cách làm như sau:
- Bước 1: Đem rửa sạch các nguyên liệu trên và mang đi phơi khô.
- Bước 2: Sau khi khô, bạn sẽ tiến hành làm sao vàng hạ thổ (tức là rang thảo dược đến khi chúng chuyển sang màu vàng, có mùi thơm thì đem đổ xuống nền đất để phơi) trong vòng 1 tháng.
- Bước 3: Sau khi kết thúc 1 tháng, mang hỗn hợp này ra tán nhỏ thành dạng bột mịn.
- Bước 4: Khi sử dụng thì múc ra 3 thìa cà phê hòa cùng 100ml nước nóng để giúp phát huy hiệu quả hơn.
Hỗ trợ điều trị hạ huyết áp
Cây lạc tiên chữa bệnh gì? Không những có tác dụng làm cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp, lạc tiên còn giúp cải thiện bệnh hạ huyết áp một cách hiệu quả.
Nguyên liệu bao gồm:
- 0,5kg lạc tiên
- 0,3kg hoa thiên lý
- 0,1kg lá khổ qua non
- 50gr đậu xanh
Cách làm như sau:
- Bước 1: Đem hỗn hợp mang đi sao vàng hạ thổ.
- Bước 2: Sau đó, tán hỗn hợp thành dạng bột mịn.
- Bước 3: Trộn hỗn hợp dạng bột với 50gr đậu xanh đã được rang chín và tiếp tục tán thành bột.
- Bước 4: Khi sử dụng thì múc ra 3 thìa cà phê hòa cùng với 100ml nước sôi.
Hỗ trợ điều trị hạ huyết áp
Chữa mất ngủ và suy nhược thần kinh
Với tác dụng giúp chữa mất ngủ, vì thế mà chi lạc tiên đã được sử dụng để làm thành bài thuốc trị bệnh suy nhược thần kinh được rất nhiều người tin dùng. Dưới đây là hai công thức mà bạn có thể áp dụng ngay tại nhà để giúp cải thiện tình trạng trên nhé!
- Dùng để nấu canh: Đơn giản với việc bạn hái những ngọn lạc tiên tươi, rửa sạch và đem ngâm với nước muối pha loãng trong vòng 15 phút. Sau đó, dùng lạc tiên để nấu canh như các loại rau khác.
- Dùng lạc tiên tươi hay khô để sắc lấy nước uống: Sử dụng từ 8 – 16gram để sắc lấy nước uống. Ngoài ra, nhằm làm tăng thêm hiệu quả, bạn có thể kết hợp cùng với lá dâu, tâm sen nấu cùng với cây lạc tiên.
Điều trị căng thẳng
Xem thêm : Cung Nhân Mã: Khám phá đặc điểm, tính cách và tình yêu
Bài thuốc từ cây lạc tiên cũng có khả năng làm giảm căng thẳng và mệt mỏi. Đặc biệt, đối với người thường xuyên làm việc quá sức, dễ áp lực thì có thể áp dụng bài thuốc này để cải thiện tình trạng trên.
Nguyên liệu bao gồm:
- 2 – 3 nắm lá lạc tiên tươi
- 250gr râu bắp
- 500ml nước
Cách làm như sau:
- Bước 1: Đem lạc tiên tươi đi phơi khô hoặc sao vàng hạ thổ.
- Bước 2: Cho lạc tiên cùng râu bắp vào nồi đất, nấu cùng với 500ml nước và ¼ muỗng muối hạt.
- Bước 3: Vặn nhỏ lửa cho tới khi hỗn hợp chỉ còn khoảng 250ml thì tắt bếp.
- Bước 4: Đợi nguội và bạn đã có thể sử dụng. Bên cạnh đó, bạn nên dùng hỗn hợp này với tần suất 2 lần vào buổi trưa và tối nhằm giúp việc cải thiện tình trạng căng thẳng được hiệu quả hơn.
Uống thuốc từ cây lạc tiên giúp điều trị căng thẳng
Chữa viêm da hay ngứa, ghẻ
Đặc biệt với những trường hợp bị viêm da nhẹ hay ngứa ghẻ nếu để quá lâu sẽ dễ gây nhiễm trùng da. Vậy nên, để tạm biệt những nốt ghẻ khó chịu cùng với tình trạng viêm da được cải thiện, bạn nên áp dụng bài thuốc dưới đây.
Nguyên liệu bao gồm:
- 2 – 3 nắm lá lạc tiên
- 1 lít nước
Cách làm như sau:
- Bước 1: Cho lá lạc tiên vào nồi cùng với 1 lít nước.
- Bước 2: Đun sôi hỗn hợp và lưu ý chỉ nên vặn lửa nhỏ. Đợi thêm 15 phút nhằm giúp các tinh chất của lạc tiên hòa tan hết vào nước.
- Bước 3: Sau khi sôi, có thể dùng nước này để tắm hoặc dùng bông thấm vào hỗn hợp và chà lên những vùng da bị viêm hay ghẻ ngứa.
Những lưu ý khi sử dụng cây lạc tiên để chữa bệnh
Mặc dù có rất nhiều công dụng từ loại cây này, vậy liệu “Uống cây lạc tiên nhiều có tốt không”? Thực tế, không chỉ riêng lạc tiên mà đối với bất kỳ loại dược liệu nào bạn cũng nên dùng theo đúng liều lượng, bởi nếu không sẽ gây phản tác dụng. Vì thế, trước khi dùng bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Chỉ lựa chọn loại cây khỏe mạnh, không sâu bệnh: Ngoài ra, đối với trường hợp đi mua, bạn nên tìm tới các nhà đông y uy tín nhằm đảm bảo chất lượng của dược liệu.
- Bảo quản kỹ lưỡng: Đối với lạc tiên khô nên bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát. Thêm vào đó, khi phát hiện có dấu hiệu nấm mốc, tuyệt đối không được sử dụng bởi chúng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể.
- Duy trì đều đặn liều lượng uống: Đối với việc sử dụng lạc tiên cho quá trình điều trị mất ngủ, bạn nên duy trì liều lượng liên tục từ 7 – 14 ngày để đem lại hiệu quả tốt nhất.
- Một số đối tượng không nên sử dụng: Không sử dụng cây lạc tiên đối với trẻ dưới 2 tuổi, phụ nữ mang thai và cho con bú, người bị huyết áp thấp hay bị suy thận.
Những lưu ý khi sử dụng cây lạc tiên để chữa bệnh
Tóm lại, cây lạc tiên là một loại dược liệu mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên, đối với bất kỳ loại thực phẩm nào bạn cũng nên cân nhắc hợp lý và dựa trên tình trạng của cơ thể. Bên cạnh đó, nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, hãy nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng nhé!
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
Xem thêm:
- 5+ Công dụng của cây bạc hà đối với sức khoẻ con người
- Sâm đất tuy bổ dưỡng nhưng không phải ai cũng nên sử dụng, cần lưu ý!
- Cây bồ công anh có tác dụng gì? Cách sử dụng cây bồ công anh tốt cho sức khoẻ
- Cây vòi voi là gì? Tác dụng của cây vòi voi có thể bạn chưa biết
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp