Thời gian gần đây, các trung tâm y tế liên tục ghi nhận nhiều trường hợp người dân bị ngộ độc do ăn nấm lạ. Đơn cử chỉ trong ba ngày, kể từ 7-6 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đã xảy ra chín trường hợp ngộ độc thực phẩm nghi do ăn nấm rừng có độc. Trong đó một người đã tử vong và một người đang nguy kịch.
Hay từ ngày 3-6 tới ngày 8-6, nhiều bệnh viện tại tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Đăk Lăk, các bệnh viện ở TP.HCM liên tục ghi nhận nhiều trường hợp người dân bị ngộ độc sau khi ăn nấm mọc trên xác ve sầu, vì lầm tưởng đây là loại nấm đông trùng hạ thảo.
Bạn đang xem: Những lầm tưởng khi phân biệt nấm độc và nấm thường
Các cơ quan chức năng cũng liên tục tăng cường tuyên truyền thông tin, kiến thức nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc trong mùa hè, và mùa bão, lụt
Nhận diện nấm độc
Cục an toàn thực phẩm, Bộ Y tế nhấn mạnh, vào mùa xuân hè, là thời điểm nấm phát triển mạnh. Hiện nước ta có khoảng 50 – 100 loài nấm độc khác nhau, trong đó có những loài có độc tố gây chết người. Đơn cử như nấm độc tán trắng, nấm ô tán trắng phiến xanh, nấm độc trắng hình nón.
Nấm ô tán trắng phiến xanh mọc trong chậu cây của người dân sau cơn mưa. ẢNH: NGUYÊN HÀ
Xem thêm : Các loại tổ chức xã hội? Đoàn luật sư thuộc tổ chức xã hội gì?
Thông thường, nấm độc có đủ mũ, phiến nấm, cuống, vòng cuống và bao gốc thường là nấm độc. Ngoài ra nấm độc thường có đặc điểm, bên trong thân cây nấm màu hồng nhạt, mũ nấm màu đỏ có vảy trắng, sợi nấm phát sáng trong đêm.
Độc tố của nấm nằm trong toàn bộ cây nấm (mũ, phiến, vòng, cuống, bao gốc nấm) và có thể thay đổi theo mùa, trong quá trình sinh trưởng của nấm, trong môi trường đất đai, khí hậu và thường gây hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe, rất phức tạp và khó tiên lượng.
Những hiểu lầm khi nhận diện nấm độc
Bên cạnh đó, theo các chuyên gia chống độc, người tiêu dùng nên bác bỏ một số quan điểm sai lầm khi nhận diện nấm độc và nấm ăn được. Cụ thể.
– Nấm độc thường có màu sắc sặc sỡ: Điều này là không chính xác, vì có một số loài nấm thường gây chết người như nấm độc tán trắng, nấm độc trắng hình tròn cũng có màu trắng tinh khiết. Đây cũng là lý do, Cục an toàn thực phẩm cũng nhấn mạnh người dân tuyệt đối không ăn nấm lạ, kể cả nấm có màu trắng.
Xem thêm : Bật mí cách nhận biết băng vệ sinh Diana Cool Fresh giả
Một loại nấm độc có màu trắng. ẢNH: NGUYÊN HÀ
– Thử cho động vật ăn trước nếu không chết là nấm không độc: Điều này chỉ đúng với một số loài nấm và loài động vật, nhiều loài động vật không nhạy cảm với độc tố amatoxin qua đường tiêu hóa. Hơn nữa, loài nấm có chứa amatoxin gây chết người trung bình phải mất 12 giờ sau ăn mới xuất hiện các triệu chứng đầu tiên và động vật thường chết ở ngày thứ 5 – 7 sau khi ăn.
Khuyến cáo phòng chống ngộ độc nấm
Để phòng chống ngộ độc do nấm độc, Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo:
Người dân tuyệt đối không hái, không chế biến và không ăn nấm lạ, nấm hoang dại kể cả nấm màu trắng, nấm có đủ các phần của thể quả, đặc biệt là nấm có đủ vòng cuống và bao gốc.
Không hái và ăn nấm non chưa xòe mũ vì chưa khi đó chúng chưa bộc lộ hết đặc điểm cấu tạo khiến khó nhận dạng nấm độc. Không ăn nấm đã bị thối rửa, ôi thiu.
Đối với nấm thông thường, chúng ta nên ăn khi còn tươi, nếu để ôi thiu, dập nát có thể hình thành độc tố mới, gây ngộ độc.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp