CÁCH TRỒNG VÀ Ý NGHĨA CÂY MAI VẠN PHÚC BẠN NÊN BIẾT
Mai Vạn Phúc đang là cây xanh được ưa thích nhất hiện nay, nó được trồng nhằm mục đích trang trí tôn tạo cảnh quan góp phần mang lại không gian xanh mát, thanh nhã giúp tinh thần con người thêm thư thái dễ chịu. Những bông hoa trắng nhỏ tinh khôi nở trên nền xanh của lá, đây là sự kết hợp tuyệt vời của thiên nhiên, không kiêu sa sang trọng nhưng không kém phần thu hút. Mai Vạn Phúc có vẻ đẹp giản dị mang lại cho bạn cảm giác bình yên, thư thái. Cùng tìm hiểu cách trồng và chăm sóc của cây trong bài viết ngay sau đây!
Bạn đang xem: CÁCH TRỒNG VÀ Ý NGHĨA CÂY MAI VẠN PHÚC BẠN NÊN BIẾT
Cây Mai Vạn Phúc hay gọi là Mai Tiểu Thư hoặc Mai Chỉ Thiên. Cây Mai Vạn Phúc còn có tên khoa học là Wrightia antidysenterica, họ Trúc Đào, cây có nguồn gốc Châu Á. Mai vạn phúc thuộc loại cây thân gỗ, phân nhiều cành nhiều nhánh. Cây được trồng thành từng bụi, tán lá hình cầu rộng khoảng 1 – 1,5m. Cây mai trưởng thành có thể có chiều cao đạt tới 0,4 – 1m hoặc hơn. Trong thân cây có chứa nhựa mủ trắng.
Lá cây thuộc dạng lá đơn, mọc đối thành dạng xoắn dọc theo thân cây nhìn khá ấn tượng. Lá có màu xanh bóng và cuống lá ngắn. Hình dạng của lá như hình mũi mác hoặc elip thuôn, thu hẹp dần về phía hai đầu. Kích thước chiều dài trung bình lá đạt được thường là khoảng 5 – 12cm.
Hoa mai vạn phúc có màu trắng kết thành những chuỗi hình ống mảnh, dài khoảng 1,7cm. Mỗi hoa gồm 5 cánh nhỏ như hình lưỡi liềm, phiến cánh hoa có đường kính từ 2 – 2,5cm. Các đài hoa dạng hình trứng, ngắn và có màu xanh lá cây. Hoa thường mọc ra ở đầu cành hoặc dưới nách lá, tạo thành từng cụm nhỏ. Hoa mai tiểu thư thường nở quanh năm và có mùi thơm dịu nhẹ.
Quả mai vạn phúc là dạng quả nang thuôn, có nếp theo chiều dọc. Quả có màu đỏ và kích thước với chiều dài khoảng 2 – 4cm.
a. Cách nhân giống Mai Vạn Phúc
Cây thường được nhân giống bằng phương pháp chiết cành. Chọn cành trưởng thành, to khỏe, lá xanh bóng, đều. Chiều dài cành chiết khoảng 15- 20cm.
b. Cách trồng Mai Vạn Phúc
Đất trồng: phải tơi xốp, giàu dinh dưỡng. Có thể trộn thêm phân hữu cơ, trùn quế, phân chuồng hoại mục để tăng dinh dưỡng cho đất. Hoặc bạn có thể mua trực tiếp đất hữu cơ về trồng cây. Vị trí trồng phải là nơi có khả năng thoát nước tốt không ứ đọng.
Xem thêm : Bắc Trung Bộ gồm những tỉnh nào? Có bao nhiêu tỉnh?
Trồng cây trong chậu: dải một lớp đất dày khoảng 2/3 chậu rồi bóc nhẹ nhàng bầu cây và đặt cây vào vị trí giữa chậu. Lấp đất ấn nhẹ quanh bầu cây nhưng luôn giữ cây thẳng trong quá trình lấp. Tưới nước đẫm cho đất sau khi cây trồng xong.
Trồng cây làm tiểu cảnh sân vườn, thành hàng, đường viền trang trí cảnh quan công cộng: Hố trồng nên có kích thước gấp đôi bầu cây như vậy bầu cây sẽ không cao hoặc quá thấp tạo được dáng đẹp. Lượng đất dải xuống hố và cách trồng tương tự trồng cây trong chậu. Lưu ý nên khoảng cách giữa các hố trồng hợp lý là 60 – 80 cm. Dù trồng trong chậu hay đất ta đều tưới đẵm cho cây sau khi trồng.
c. Cách chăm sóc cây Mai Vạn Phúc
Chế độ nước: vào những ngày nắng, nóng ta có thể tưới nước cho cây 2 lần 1 ngày vào buổi sáng và chiều mát. Nếu trời mát tưới 1 lần trong ngày hoặc 1-2 ngày/ 1 lần. Định kỳ bón 1 tháng/ 1 lần bằng phân NPK. Có thể sử dụng nước vo gạo để tưới cây. Thường xuyên vun xới, làm cỏ quanh gốc cây.
Cắt tỉa: để cây có tán xòe tròn, nhiều hoa bạn nên thường xuyên cắt tỉa đặc biệt sau mỗi dịp cây ra hoa. Cắt bỏ những cành khô, cụm hoa hỏng để cây luôn xanh đẹp.
Sâu bệnh: bệnh thường gặp ở cây là bệnh vàng lá và rệp sáp. Khi phát hiện cây có biểu hiện cần kiểm tra lượng ánh sáng, dinh dưỡng để có chế độ chăm sóc tốt giúp cây hồi phục và phun thuốc để diệt sâu.
Cây Mai Vạn Phúc thích hợp làm trồng cây cảnh, cây trồng nền. Ngoài ra cây Mai Vạn Phúc còn đem lại không khí trong lành. Cây Mai Vạn Phúc cũng có ý nghĩa phong thủy rất tốt, cây cũng được ưa chuộng và trồng rất phổ biến hiện nay.
Với hình dáng nhỏ gọn nhưng vẫn toát lên vẻ sum suê, um tùm, cây mai vạn phúc được nhiều người lựa chọn trồng làm cảnh trong nhiều công trình.
Cây thường được trồng thành bụi, làm đường viền, lối đi hay hàng rào trang trí trong công viên, bệnh viện, trường học, khu đô thị, khu công nghiệp…
Ngoài ra, nhiều người còn trồng mai vạn phúc trước cổng, bờ tường, hay trồng trong chậu để trang trí trong nhà, ban công hay sân vườn.
Xem thêm : Vé máy bay đi Phú Quốc
Tán lá xanh và rậm rạp của mai vạn phúc cũng góp phần không nhỏ trong quá trình thanh lọc không khí, loại bỏ bụi bẩn, giúp môi trường sống trong lành hơn.
Trong Đông Y, nhiều ghi chép còn cho thấy các bộ phận của cây mai vạn phúc có thể tận dụng để điều trị rối loạn đường ruột, chống viêm, giảm lở miệng, trị bệnh ngoài da… tất nhiên trước khi áp dụng, bạn cần tham khảo qua sự tư vẫn của chuyên gia nhé.
Cây Mai Vạn Phúc có lợi thế là có thể trồng được cả trong chậu, trong bồn hoặc trồng thành từng bụi, từng hàng…; dùng để làm Cây Cảnh, làm đẹp, trang trí khuôn viên sân vườn, quán cà phê, công viên, xí nghiệp…, tạo cảnh quan xanh.
Theo như trong phong thủy , cây Mai Vạn Phúc là cây mang lại nhiều điềm lành, may mắn . Cây giúp loại bỏ chướng khí trong nhà, xua đuổi tà ma và mang lại bình an cho gia chủ. Ngoài ra, vẻ đẹp thanh tao, trang nhã của Mai Vạn Phúc còn tượng trưng cho khí phách của bậc quân tử.
Trồng cây Mai Vạn Phúc ở trong vườn nhà sẽ góp phần cung cấp nguồn không khí trong lành, chất lượng, loại bỏ bớt bụi bẩn và những chất có hại trong không khí. Từ đó góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống cho ngôi nhà của bạn.
Cây Mai Vạn Phúc với sắc trắng tinh khôi của mình, rất phù hợp với những người mang mệnh Kim. Do đó nếu như bạn là người mệnh Kim, hãy nên đặt một chậu cây ở xung quanh nơi đang sinh sống của mình nhé.
Trên đây là toàn bộ những thông tin cần thiết về loại cây hoa cảnh mai vạn phúc. Công Ty Khuôn Chậu Cảnh Công CNC hy vọng những kiến thức hữu ích này có thể giúp bạn lựa chọn được chậu cây cảnh phù hợp. Tại đây, bạn có thể chọn cho mình nhiều mẫu khuôn chậu đúc chậu bằng nhựa giá rẻ giúp tạo nên nhiều mẫu chậu cảnh đẹp, sang trọng và hiện đại. Sản phẩm có độ bền cao giá rẻ thành rẻ phù hợp với nhiều đối tượng tiêu dùng.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp