Cây mắt mèo và những tác dụng chữa bệnh đáng ngạc nhiên

350.000đ/kg

Không đơn thuần chỉ là một loại cây dại như nhiều người vẫn nghĩ, cây mắt mèo thực chất lại có nhiều tác dụng chữa bệnh đáng ngạc nhiên. Bạn đã biết những gì về loại cây gắn liền với tuổi thơ của nhiều người này? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nắm được những đặc điểm nổi bật, tác dụng, địa chỉ bán loại cây này uy tín nhất.

Thông tin về cây mắt mèo là cây gì?

Nhắc đến cây mắt mèo, chắc hẳn bạn sẽ nghĩ ngay đến một loại cây mọc dại, thường được đám trẻ nghịch ngợm lấy để trêu chọc nhau.

Tên gọi

Loại cây này còn được biết đến với những cái tên như cây móc mèo, cây mắc mèo, đậu mèo rừng, đậu ngứa,… Cây mắt mèo tiếng anh là Mimosa Pigra, thuộc họ thân bụi.

Đặc điểm cây mắt mèo

Thân cây

Cây có chiều cao trung bình từ 1,5 – 2,5m, là cây thân gỗ có nhiều nhánh. Thông thường, sẽ có nhiều cây con mọc đan xen từ gốc và rễ tạo nên bụi mắt mèo lan rộng. Trên thân cây có nhiều gai cong và sắc nhọn nên bạn cần cẩn trọng để tránh bị trầy xước khi đi vào khu vực có loại cây này.

Rễ cây

Loại cây mọc dại này có bộ rễ phát triển vô cùng mạnh, cây có nhiều rễ phụ hóa thành gỗ, sau đó bò lan ra xa và từ rễ phụ này mọc lên rất nhiều chồi mới.

Rễ của cây thường mọc dài 2 – 3m và có đường kính từ 0,5 – 2cm.

Lá cây

Lá cây mắt mèo là loại lá kép có hình giống với lông chim, 2 bên đối xứng nhau. Một đặc điểm ở loài cây này đó là lá không bao giờ rụng mà chỉ chết đi ở những đoạn cành già. Nách lá thường có gai cong và sắc nhọn.

Hoa cây

Sau 6 tháng mọc, cây sẽ cho hoa và kết quả. Mỗi chùm hoa thường có 3 đến 8 quả, dạng quả nang tự khai, vỏ có nhiều lông gây ngứa. Mỗi quả sẽ có khoảng 15 hạt.

Hạt mắt mèo

Hạt của loài cây này có kích thước nhỏ và có lớp lông tơ dày bao phủ đều xung quanh. Nhờ hạt, cây dễ dàng phát tán khi có gió. Hạt sẽ dễ mọc mầm và sinh trưởng thành cây trong điều kiện thời tiết ẩm.

Cây mắt mèo có ngứa không?

Một trong những lý do khiến loại cây này thường được đám trẻ nhỏ mang ra để nghịch ngợm là vì cây có khả năng gây ngứa khi chạm vào. Vậy, vì sao cây mắt mèo lại gây ngứa? Câu trả lời ở đây đó là lông tơ của quả mắt mèo chứa chất độc serotonin, mucunain gây ngứa và có thể khiến bạn bị rộp da nếu chạm phải.

Giờ thì bạn đã biết được bộ phận gây ngứa của loại cây này rồi đúng không? Hãy thật cẩn trọng khi tiếp xúc gần loại cây này nhé!

Bạn có thể tham khảo hình ảnh cây mắt mèo gây ngứa dưới đây để tránh va chạm trong cuộc sống hàng ngày!

Phân bố

Cây mắt mèo thường mọc ở đâu là thắc mắc rất nhiều người đặt ra. Như đã nói ở trên, đây là loại cây mọc dại có nguồn gốc chính là từ vùng Trung, Nam Mỹ. Vì dễ trồng, dễ thích nghi trong mọi điều kiện khí hậu nên cây phân bố ở rất nhiều nơi và có thể sống tốt ở ven đường, vùng đồi núi, vùng đất bán ngập nước,… Đặc biệt, cây có sức sống vô cùng dẻo dai ngay cả những vùng đất có độ phèn cao.

Thành phần hóa học

Thành phần hóa học chính có trong loại cây dại này đó là levodopa. Theo như nghiên cứu, đây là một chất rất tốt để chữa trị bệnh Parkinson. Ngoài ra, cây còn có chứa một loại axit amin tên monosin – vốn là một chất độc với một số loài động vật. Tuy nhiên, theo dân gian truyền miệng thì chính từ chất độc này lại chữa được nhiều căn bệnh.

Cây mắt mèo có tác dụng chữa bệnh gì?

cay mat meo co tac dung gi 1

Trong đông y, loại cây này có vị đắng, hơi the, tính mát, có tác dụng khử ứ, giải độc, thanh nhiệt cơ thể. Từ hạt, lá, rễ cây đều có thể được dùng để làm thuốc. Tác dụng nổi bật nhất của cây đó là điều trị bệnh Parkinson. Lý do là vì trong loại cây này có chứa chất levodopa (L-dopa), khi đi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành dopamine trong não bộ. Mà theo như nghiên cứu, dopamine trong não thấp là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh Parkinson.

Vậy ngoài tác dụng trên, cây mắt mèo còn trị được bệnh gì?

  • Cây mắt mèo trị gai cột sống
  • Điều trị bướu cổ
  • Giúp hỗ trợ điều trị viêm gan B
  • Trị chứng thận hư
  • Trị viêm xoang
  • Điều trị chứng hạ đường huyết

Ngoài ra, tùy thuộc vào từng vùng miền, quốc gia, cây còn được dùng để làm thuốc để điều hòa kinh nguyệt, hạ sốt cho trẻ nhỏ, trị chứng giun sán hay chữa các chứng đầy hơi, tiêu chảy, khó chịu vùng bụng…

Cách dùng cây mắt mèo

Với loại cây này, bạn cần phải nắm được cách dùng sao cho đúng nhất, hiệu quả nhất. Bạn có thể tham khảo các cách dùng dưới đây:

  • Sắc lá, rễ cây cho đến khi cạn nước, chia theo ngày uống. Vì vị lá khá đắng và khó uống nên bạn hãy uống từ từ, tránh uống nhiều một lúc vì có thể gây khó chịu cho cơ thể.
  • Ngâm rượu bằng lá khô, hoặc rễ khô, hạt.. cũng là cách dùng khá phổ biến được nhiều người áp dụng. Bạn có thể ngâm với 2 lít rượu khoảng 40 độ, sau 1 tháng là đã có thể dùng được.
  • Với hột mắt mèo, bạn nướng chín sau đó tán bột, bảo quản và sử dụng sẽ là tốt nhất.

Địa chỉ bán cây mắt mèo ở TPHCM uy tín? Giá bao nhiêu?

Cây mắt mèo bán ở đâu đang là thắc mắc của rất nhiều người có nhu cầu dùng loại cây này để điều trị bệnh. Vì là loại cây mọc dại nên các sản phẩm từ cây được bán khá phổ biến trên thị trường. Bạn có thể mua hạt mắc mèo, lá, thân cây… tại các cửa hàng thuốc đông y. Hoặc bạn cũng có thể đặt mua online qua một số shop thảo dược.

Hiện, giá bán hạt mắt mèo dao động trong khoảng 350.000đ- 400.000đ/1kg.

Lưu ý: Nên chọn chỗ mua uy tín để mua được sản phẩm chất lượng, tránh ham rẻ vì “tiền nào của nấy”.

Lưu ý khi sử dụng cây mắt mèo chữa bệnh

  • Những đối tượng không nên sử dụng: Phụ nữ có thai, người bệnh đang dùng các loại thuốc, dị ứng với thảo dược hay thuốc đông y…
  • Không tự ý bào chế thuốc từ loại cây này khi không có kinh nghiệm
  • Nên hỏi ý kiến bác sỹ trước khi dùng để điều trị bệnh
  • Nên dùng ở dạng khô sẽ đem lại hiệu quả trị bệnh, bảo quản sẽ cao hơn

Mặc dù là loại cây gây ngứa nhưng cây mắt mèo lại có những tác dụng chữa bệnh tuyệt vời. Chính vì vậy, thay vì trồng ồ ạt khó kiểm soát, hãy khai thác loại cây này một cách khoa học và đúng đắn nhất. Biến cây có hại thành vô hại và thêm vào đó là giúp ích cho đời thật đơn giản đúng không nào!