CÂY NHÃN LỒNG CÓ TÁC DỤNG GÌ?

frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen="">
Video cây nhãn lòng có tác dụng gì

Cây nhãn lồng dùng chữa mất ngủ, suy nhược thần kinh, trị ho, lỵ, đau nhức, hành kinh sớm, hạ huyết áp, viêm da, ghẻ ngứa; giảm căng thẳng, mệt mỏi; an thần, làm dịu thần kinh, làm mát, bồi bổ cơ thể…

Nhãn lồng (cây lạc tiên) trong dân gian đã được ưa chuộng ứng dụng bởi nhiều lợi ích mang đến cho sức khỏe con người. Đặc biệt là chữa chứng mất ngủ và làm mát cơ thể.

Công dụng tuyệt vời của loại cây này chưa dừng lại ở đó. Vì thế, bạn hay cập nhật ngay các bài thuốc chữa bệnh quan trọng của nhãn lồng. Thông qua thông tin tổng hợp chi tiết sau đây.

cay nhan long co tac dung gi

Tên khoa học: Passiflora foetida.Họ: Lạc tiên (Passifloraceae).Tên gọi khác: Cây lạc tiên, lồng đèn, tây phiên liên, hồng tiên…

Cây nhãn lồng mọc thân dây leo, có nhiều tua cuốn dạng rỗng, cuộn tròn. Chúng mọc ra từ nách lá cây, xuất hiện những lông thưa.

Lá cây mọc so le nhau, dài khoảng 7cm và rộng chừng 10cm, chia thành 3 thùy nhọn, ở mép có một số dấu rách. Hoa nhãn lồng màu trắng, càng về giữa càng có xu hướng theo màu tím nhạt. Tràng phụ hình dáng sợi.

Quả hình tròn, được lớp màng lưới bao bọc bên ngoài. Khi chín, quả trở nên mọng vàng, ăn được. Bên trong lớp vỏ là nhiều hạt nhỏ hình trứng, có chất dịch.

Nhãn lồng là thảo dược lành tính, do đó hầu hết bộ phận của cây (trừ phần rễ củ) đều dùng được. Phục vụ mục đích chế biến món ăn hay làm thuốc.

Ở mọi thời điểm trong năm, đều có thể thu hái nhãn lồng. Song người ta cho rằng, mùa xuân sẽ đem lại chất lượng và hiệu quả tốt nhất.

Sau khi lấy về, dây nhãn lồng được đem rửa sạch, cắt thành đoạn ngắn từng khúc. Phơi hoặc sấy khô, cho vào túi nilon bảo quản nơi khô thoáng dùng dần.

Nhãn lồng có nguồn gốc từ Nam Mỹ, Trung Mỹ, Mexico và vùng đất Caribe. Tại Việt Nam, cây mọc hoang ở trong rừng, trên núi, ven đường, bắt gặp ở dọc miền đất nước.

Những năm gần đây, khi công dụng của nhãn lồng được ghi nhận, sử dụng phổ biến. Nhiều trung tâm dược liệu đã tiến hành nhân giống, trồng thành công loại cây này.

Trong họ của lạc tiên có rất nhiều loài, vì thế bạn cần tìm hiểu để phân biệt với lạc tiên chữa bệnh. Tránh trường hợp nhầm lẫn, dễ dẫn đến mối nguy hiểm đối với sức khỏe.

1, Lạc tiên trứng (tên khoa học: P. edulis Sím)

Cây thân leo, dài tối đa lên đến hàng chục mét. Lá có 3 thùy, ở mép xuất hiện răng cưa, đầu lá nhọn, gốc lá hình tim, 2 mặt lá đều nhẵn mịn.

Hoa màu trắng, mọc tại các kẽ lá, quả khi chín màu da cam. Thường được ứng dụng trong làm thuốc, bánh kẹo, nước giải khát.

2, Cây lạc tiên Nam Bộ (tên khoa học: Passiflora cochinchinensis Spreng)

Cũng mọc dạng thân leo nhưng hơi dẹt, có nhiều khía rãnh. Lá cây thuôn hẹp, đầu lá hơi tròn, mặt trên lá nhẵn, mặt dưới có lông. Hoa màu trắng, quả hình trứng, nhẵn. Loại cây không có tác dụng chữa bệnh.

3, Lạc tiên Tây (tên khoa học: P. incarnata L)

Cây thân leo, dài từ 9-10m, vỏ màu xám nhạt, khi còn non có lông mịn, về già chuyển màu đỏ tím. Lá ba thùy, mép có răng cưa, mọc so le, kẽ lá xuất hiện tua cuốn.

Hoa màu trắng, mang hương thơm đặc trưng, phần cuống hoa dài, có màu hồng hoặc tím. Quả khi chín màu vàng, vị chua, tác dụng giải nhiệt.

Tất cả những loại kể trên chỉ có nhãn lồng (loại lạc tiên đề cập trong bài) mới phát huy hiệu quả chữa bệnh. Do đó, bạn cần lưu ý để sử dụng hợp lý, an toàn nhất.

nhan long la cay gi 1671019137

Theo Đông y, nhãn lồng vị ngọt, hơi đắng, tính bình. Tác dụng an thần, giải nhiệt cơ thể, tiêu viêm, lợi tiểu.

Trong khi đó, các nghiên cứu khoa học hiện đại tìm thấy nhiều thành phần quan trọng ở nhãn lồng. Có thể kể đến như hoạt chất Passiflorin, Saporanetin, Sapomarin, Vitexin, Harmin, Harmol, Hermalin…

Ngoài ra, quả lạc tiên chín còn hội tụ nguồn dưỡng chất lý tưởng vitamin A, C, protein, glucozo, muối khoáng… Chúng đều có lợi cho quá trình phòng ngừa, hỗ trợ điều trị bệnh. Nhất là giảm căng thẳng, lo âu, chữa mất ngủ lâu năm.

Từ những công dụng nổi bật của nhãn lồng. Các bài thuốc dân gian đã được hình thành với sự góp mặt của thảo dược. Bạn hãy theo dõi, lưu lại để đến khi cần thiết sử dụng phù hợp tình hình sức khỏe nhé!

1, Giảm căng thẳng, mệt mỏi

Bài thuốc:

Cây nhãn lồng (cả dây, lá, quả): 300gMuối hạt: 1/4 muỗng

Cách dùng:

Phơi cây nhãn lồng 2 nắng hoặc tiến hành sao vàng hạ thổ.Kết hợp râu bắp và rau má, sao khử thổ đến héo.Cho tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị vào ấm đất.Thêm 500ml nước và muối hạt vào rồi đun.Lấy cạn 200ml nước thuốc uống trong ngày, chia làm 2 lần vào buổi trưa và tối.Kiên trì đều đặn ngày 1 thang, kéo dài 7 ngày.

2, Chữa mất ngủ, suy nhược thần kinh

Cách 1:

Lấy 8-16g nhãn lồng sắc nước uống hàng ngày.

Cách 2:

Từ cây nhãn lồng, cắt khúc đoạn dài 3cm.

Sao khử thổ rồi tán nhuyễn thành bột.

Pha bột thu được với nước cốt trà đen đậm đặc.

Làm hoàn cỡ viên tròn bằng ngón tay út,

Hàng ngày uống 3 lần, liều lượng mỗi lần 5 viên.

Áp dụng bài thuốc kéo dài từ 2-3 tháng.

Cách 3:

Bài thuốc:

Cây nhãn lồng: 200gLá vông: 100g

Cách dùng:

Đem nấu chung thành dạng cao lỏng, ngày dùng 2-5g.Chia uống thành nhiều lần, tốt nhất dùng trước khi đi ngủ.

3, Trợ tim, làm dịu thần kinh, an thần

Bài thuốc:

Cây nhãn lồng: 20gHạt sen: 12gVông nem: 12gTáo nhân sao: 10gLá dâu: 10gXương bồ: 6g

Cách dùng:

Sắc toàn bộ nguyên liệu với 600ml, lấy còn 200ml uống trong ngày.Nên thực hiện bài thuốc trong 1 tháng.

4, Trị ho

Lấy 20-30g nhãn lồng đem rửa sạch, sắc lấy nước uống hàng ngày.

Sử dụng cho đến khi thấy tình trạng ho chấm dứt thì ngừng.

5, Trị đau nhức, hành kinh sớm, hạ huyết áp

Bài thuốc:

Nhãn lồng: 500g

Cách dùng:

Tiến hành sao khử thổ cùng lúc các loại dược liệu.Tán nhuyễn chúng thành bột.Trộn đều cùng đậu xanh đã được rang chín, nghiền mịn.Hàng ngày dùng 3 muỗng, pha chung 100ml nước sôi.Khi nào thấy khát thì uống.Đều đặn thực hiện trong 10 ngày sẽ thấy rõ hiệu quả.

6, Chữa lỵ

Dùng 60g quả nhãn lồng, rửa sạch, đun nước uống.Có thể pha thêm đường.Chia uống ngày 2 lần vào thời điểm trước bữa ăn để cải thiện tình hình.

7, Chữa viêm da, ghẻ ngứa

Khi gặp tình trạng bị viêm da, ghẻ ngứa khó chịu, bạn lấy dây lá nhãn lồng lượng vừa đủ. Đun nước tắm rửa hàng ngày.

Ngoài ra, bạn cũng dùng lá tươi giã nhuyễn. Đắp lên vị trí da bị ngứa, viêm đem lại hiệu quả tương tự.

8, Làm mát, bồi bổ cơ thể

Bài thuốc:

Quả nhãn lồng chín: 0.5kgĐường trắng: 250g

Cách dùng:

Đem bổ đôi quả nhãn lồng, nạo hết phần ruột.Sau đó tiến hành ép, lọc, chỉ lấy phần dịch. Hòa với đường trắng và chút nước sôi để nguội.Tiếp tục, đổ dịch quả nhãn lồng vào đó, trộn đều và thưởng thức.Thức uống có vị hơi chua, ngọt, giàu vitamin, đặc biệt là vitamin B2.

Theo từng mục đích cụ thể mà nhãn lồng có thể được dùng với những cách thức khác nhau.

Từ sắc nước uống kết hợp nhiều loại dược liệu, pha trà, ngâm rượu, nấu cao, chế biến món ăn. Cho đến đun nước tắm rửa, giã tươi đắp ngoài da.

Ở dạng sắc nước uống, liều lượng tốt nhất hàng ngày là 8-16g. Đối với cây khô, nên dùng 30-40g/ngày.

Dưới đây là một số hướng dẫn cách sử dụng nhãn lồng tốt nhất. Giúp bạn trang bị kiến thức, tận dụng tối đa lợi ích của loại dược liệu quý.

1, Pha trà nhãn lồng

Chuẩn bị khoảng 30g cây nhãn lồng khô, đem rửa bằng nước sạch. Sau đó, bỏ vào bình giữ nhiệt, tráng qua với nước sôi.

Bạn chế 1 lít nước sôi vào bình chứa nhãn lồng. Ủ và giữ nhiệt chừng 15 phút giúp các chất quan trọng tiết trọn ra nước.

Nên dùng khi nước trà còn nóng, thay thế cho nước lọc hàng ngày. Trà nhãn lồng có mùi thơm nhẹ, vị hơi ngọt nên rất được yêu thích.

Vào những ngày hè nóng nực, bạn có thể biến trà nhãn lồng thành thức uống giải khát. Bằng cách cho vào tủ lạnh sau khi pha xong.

Lưu ý, trà để qua đêm dễ bị thiu hỏng nên tốt nhất chỉ dùng trong ngày.

2, Quả nhãn lồng ngâm rượu

Quả nhãn lồng chín được thu hoạch, đem về phơi khô. Rồi ngâm cùng rượu theo tỷ lệ 1kg dược liệu cần 5 lít rượu. Loại rượu này có tác dụng tốt cho sức khỏe người dùng nếu sử dụng liều lượng phù hợp.

3, Cao nhãn lồng

Để thuận tiện dùng dần, bạn có thể đem nấu nhãn lồng số lượng lớn thành cao đặc sệt. Mỗi lần dùng, mấy khoảng 1 muỗng nhỏ pha vào nước ấm. Nên uống trước lúc đi ngủ 3-4 tiếng là tốt nhất.

4, Chế biến món ăn

Người dân Việt từ xa xưa thường hay lấy đọt non (cả phần dây, quả) của nhãn lồng để nấu canh với tôm, cá, thịt. Món canh này giúp kích thích ngon miệng, ổn định tinh thần, giảm nồng độ Cholesterol có hại trong cơ thể.

Bên cạnh đó, dùng ngọn non cây nhãn lồng luộc lên. Ăn buổi chiều hay trước lúc đi ngủ sẽ nâng cao chất lượng giấc ngủ.

Hoặc muốn thay đổi khẩu vị cho gia đình, hãy lấy ngọn nhãn lồng xào tỏi. Không chỉ giàu dinh dưỡng, món ăn còn tạo nên sự thích thú bởi độ giòn dai, thơm ngon.

Tác dụng phụ của nhãn lồng

Hiện tại, dù chưa có bất cứ nghiên cứu nào chứng minh nhãn lồng gây ra tác dụng phụ. Tuy nhiên, người dùng vẫn cần tuân thủ liều lượng, cách dùng phù hợp tình trạng sức khỏe.

Không nên tự ý kết hợp nhãn lồng với các loại dược liệu hoặc thuốc Tây. Đối với phụ nữ giai đoạn mang thai, đang cho con bú, nếu muốn dùng hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc.

Trước khi sử dụng nhãn lồng chữa bệnh, bạn rửa thật sạch để loại bỏ đất cát, vi khuẩn trú ẩn từ môi trường sinh sống. Tránh ăn quả khi còn xanh và không dùng vị thuốc đã bị ẩm mốc, có mùi lạ.

Tổng hợp từ Internet