Cây Tầm Gửi Trên Cây Điều Loại Ký Sinh Gây Hại Cho Cây

Cây điều là cây trồng nông nghiệp lâu năm, là nguồn thu chủ lực đem lại lợi ích kinh tế chính cho nhiều tỉnh thành Việt Nam, nổi bật nhất là tỉnh Bình Phước. Tuy nhiên, trong khoảng 3 – 5 năm trở lại đây, cây tầm gửi đã xuất hiện và sống ký sinh trên cây điều nguồn gốc Việt Nam, gây thiệt hai lớn cho năng suấtdiện tích trồng cây điều của Việt Nam ta.

Cây Tầm Gửi Là Loại Cây Gì?

Cây tầm gửi (hay còn gọi là: tằm gửi, chùm gửi, mộc vệ trung quốc,…. có tên khoa học là Loranthaceae) là một loại thực vật có hoa, là một loại cây chuyên kí sinh trên các cây có thân lớn. Tầm gửi có rất nhiều loại, các nhà khoa học thì đã phát hiện tới hơn 1300 loại khác nhau. Đối với từng loại thân khác nhau thì sẽ là một loại tầm gửi thích hợp để hút các chất cần thiết cho chính nó (phụ thuộc vào thành phần cây). Cây tầm gửi phân bố ở Trung Quốc, Campuchia, Lào, Indonesia, Philippines, Malaysia và Việt Nam… Ở Việt Nam, cây thường mọc trong rừng bám vào các cây gỗ ở nhiều nơi ở Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Quảng Nam- Ðà Nẵng, Thừa Thiên – Huế, Gia Lai tới các tỉnh Lâm Ðồng, Khánh Hoà và Ninh Thuận. Chúng ta có thể thu hái toàn cây tâm gửi quanh năm, cắt ngắn cây và phơi khô. Khi bảo quản cần để nơi thoáng mát, thường xuyên kiểm tra và phơi nắng lại.

Đặc điểm của cây tầm gửi

Tầm gửi có sức leo và sức hút bám rất lớn, rễ chúng cắm vào rất sâu để hút nhờ các chất của cây chủ. Chúng phần lớn là mọc thành chùm lớn hoặc vài chỗ chỉ vài cây. Tầm gửi khi cắt ra chúng ta cũng có thể thấy có một độ nhớt dính trên cây chủ, có thể đó để tạo độ bám vào cây chủ. Hoa tầm gửi có 2 dạng là đơn tính và lưỡng tính (điều này phụ thuộc vào cây chủ mà chúng đang ký sinh).

Tóm Tắt Các đặc điểm của cây tầm gửi bao gồm:

  • Thân: thân cây tầm gửi thường nhỏ, các nhánh non vàng vàng rồi không lông và có lỗ bì trắng
  • Hoa: tầ m gửi ra hoa thường có 2 dạng là đơn tính và lưỡng tính.
  • Lá: Lá cây điều có hình oval hoặc hình mác, mọc đối xứng. Mép lá nguyên, lúc non có lông ở gân, chóp thuôn.
  • Rễ: rễ của cây tầm gửi thuộc loại rễ giác mút vì vậy cây có khả năng bám chặt vào cây chủ để kí sinh. Rễ cây bám chặt và có thể hút các nguồn dinh dưỡng từ cây chủ để tự nuôi mình.

Những cây bị tầm gửi ký sẽ suy kiệt và chết sớm, chúng tạo ra những khu vực có ích cho các loài chim và động vật có vú làm tổ. Khi đó cây tầm gửi sẽ tạo ra các quả mọng màu trắng, mỗi quả khi ăn chúng sẽ chứa một hạt dính có thể bám vào các loài chim và động vật có vú để di chuyển đến các điểm phát triển mới. Một khu rừng bị nhiễm cây tầm gửi có thể sinh ra số lượng chim làm tổ nhiều hơn gấp ba lần so với một khu rừng không có cây tầm gửi. Vì vậy giữa cây tầm gửi và các loại chim thú có mối quan hệ công sinh rất lớn.

=> Xem thêm: Gỗ Cây Điều Loại Gỗ Tốt Dành Cho Đồ Nội Thất

Cây tầm gửi chữa bệnh gì?

Tầm gửi là loại cây sống ký sinh trên các loại cây chủ khác nhau. Từ lâu, cac loại cây tầm gửi đã sử dụng để làm các loại thuốc chữa nhiều bệnh, rất công hiệu và được nhiều người tinh tưởng sử dụng. Toàn cây, toàn bộ cành, lá và thân đều dùng làm thuốc và đa số các loài cây tầm gửi đều có các tác dụng như: trừ phong thấp, giảm đau nhức xương khớp, cơ nhục do phong thấp hoặc do chấn thương, té ngã, tăng huyết áp, rối loạn tâm thần…

Các loại cây tầm gửi khác nhau bao gồm:

Ngoài ra tùy theo loại cây mà tầm gửi ký sinh mà loại tầm gửi đố có thêm một số công dụng sau:

Cây tầm gửi gạo:

Tầm gửi gạo (tên khoa học là Taxillus chinensis) được sử dụng làm dược liệu từ lâu. Dân gian cho rằng loại thảo dược này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, điều hòa huyết áp và đặc biệt tốt cho người bệnh thận. Y học cổ truyền Trung Quốc sử dụng tầm gửi gạo là vị thuốc bổ dương, tráng thận, mạnh gân cốt… Ngoài ra chúng còn có tác dụng tốt để điều trị viêm cầu thận, phù thận, sỏi thận, chức năng gan yếu, gan nóng, đặc biệt làm tăng khả năng thải độc của gan. Ngoài ra Cây tầm gửi gạo chứa catechin có tác dụng ngăn ngừa hình thành sỏi canxi nên được dùng để điều trị sỏi tiết niệu. Các thành phần hóa học alpha-tocopherol, afzeline, trans-phytol, catechin,… có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ tim mạch và giảm nguy cơ đột quỵ. Polysaccharide trong tầm gửi gạo khi được phân tách có tác dụng điều hòa miễn dịch và chống oxy hóa.

Cây tầm gửi cây dâu tằm:

Tâm gửi cây dâu có tác dụng trừ phong thấp, mạnh gân cốt, dùng khi chức năng can thận kém dẫn đến đau lưng mỏi gối. Cây tầm gửi dâu tằm có tác dụng kích thích tạo máu, an thai, tăng sức khỏe người bệnh mãn tính, chữa tăng huyết áp, bại liệt ở trẻ em, động thai, thiếu sữa… Dùng cây thuốc này bằng cách rửa sạch, phơi khô, chặt thành đoạn, sao vàng, sắc uống, hoặc phối hợp với các vị thuốc bổ can thận khác như tục đoạn, cẩu tích, đau xương, tang chi…

Cây tầm gửi cây chanh:

Khi mọc trên cây chanh, loại cây tầm gửi chanh có thể dùng để điều trị được chứng ho như ho khan, ho có đờm, ho gió. Dùng trị các chứng ho khan, ho gió, ho có đờm đặc. Khi dùng thường cũng sao chế như tang ký sinh, có thể phối hợp với các vị trị ho khác như trần bì, tang bạch bì, xạ can, mạch môn… dưới dạng thuốc sắc, siro hay viên ngậm.

Cây Tầm gửi cây na:

Cây tầm gửi cây nha còn dùng trị bệnh sốt rét hoặc chứng “hàn nhiệt vãng lai”, tức bệnh có lúc sốt, lúc rét. Có thể phối hợp với thanh hao, sài hồ, hoàng cầm, thảo quả, binh lang…

Cây tầm gửi cây mít:

Cũng như cây tâm gửi cây na thì cây tâm gửi mít có công dụng trị bệnh sốt rét hoặc chứng “hàn nhiệt vãng lai”, tức bệnh có lúc sốt, lúc rét. Có thể phối hợp với thanh hao, sài hồ, hoàng cầm, thảo quả, binh lang…

Tầm Gửi Rất Thích Bám Vào Cây Điều

Tầm gửi là một loại cây rất thích sống kí sinh trên thân cây điều, chúng có rất nhiều trong các vườn điều và cũng được coi như là một cơn đau đầu đối với các nhà làm nông. Ở các vườn điều Bình Phước chúng được bắt gặp rất nhiều, không chỉ nhiều bám chắc và còn ở trên cao và sống dai. Vì chúng là loại có hại cho cây điều nên nhiều chủ vườn điều luôn tìm cách diệt tận gốc nhưng rất khó. Theo các nguyên cứu từ Mỹ và châu Âu thì nếu để tầm gửi ký sinh quá lâu thì chúng sẽ diệt luôn mạng sống cây chủ. Nguồn gốc của tầm gửi bám vào trên thân cây điều chính là từ chim. Các loài chim bay trên trời để lại phân và dính trên thân cây, trong số phân chim có hạt nầm của cây tầm gửi.

=> Xem thêm: Cây Điều Là Gì? Trồng Cây Hạt Điều Bao Lâu Thì Thu Hoạch?

Cây Tầm Gửi Rất Có Hại Cho Cây Điều

Cây tầm gửi khi bấm dính vào cây điều chúng sẽ rất gây hại cho cây. Cụ thể là cây điều sẽ bị giảm lỏi gỗ có trong thân cây theo từng năm, làm yếu độ cứng cáp vì chúng hút hết các chất dinh dưỡng cần thiết của cây. Các quả hạt mầm của cây tầm gửi còn có thể bay xa để tìm vật chủ mới làm lây lan ra khắp các vườn điều lân cận. Những cây điều mà bị mà tầm gửi bám thì rất còi cọc, không có lá, trơ trụi. Khả năng ra hoa điều và kết trái điều của cây điều hoàn toàn bị triệt tiêu và không có. Năng suất điều giảm cực kỳ nhiều nếu cẩ vườn bị tầm gửi ghé thăm, cây điều có thể bị giảm năng suất từ 30% – 80% khi bị tầm gửi ký sinh.

=> Xem thêm: Trái Điều Là Gì? Lợi Ích Và Công Dụng Của Quả Điều

cay tam gui ki sinh tren than cay go 1

Ngoài ra cây tầm gửi rất khó bị diệt hoàn toàn vì độ dai dẳng của chúng, có những hộ dân xịt thuốc rất nhiều lần cũng không hết hẳn. Còn có những vùng trồng cây điều bị thiệt hại đến mấy chục tới cả trăm hecta điều chỉ vì tẩm gửi. Chúng ta chỉ có thể làm chậm chúng cần chừng chứ không diệt tận gốc cây tầm gửi được. Cho nên nếu các hộ dân tìm thu nhập chính từ vườn điều thì việc chăm sóc vườn điều sớm và kỹ càng. Phải phát hiện cây có tầm gửi sớm và chủ động cắt bỏ ngay tránh những nguy cơ sau này. Một số hộ phải chặt bỏ vườn điều để thay thế cây trồng khác vì không thể thu hoạch khi mật độ tầm gửi ký sinh nhiều và lây lan khắp vườn.