Trong Y Học Truyền Thống, trầm hương mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, bao gồm cải thiện bệnh viêm khớp và hệ tiêu hóa, giảm hen suyễn và chăm sóc răng miệng, thậm chí có thể chống lại một số loại ung thư. Cụ thể:
- 4 mẹo giúp bạn kiểm tra cấu hình máy tính chạy Windows 11
- Top 10 Trường Đại học đào tạo ngành Thiết Kế Đồ Họa tốt nhất Việt Nam 2023
- Top 100 thương hiệu đồng hồ thế giới bao gồm những cái tên nào?
- Thời điểm giao kết hợp đồng & thời điểm có hiệu lực giống nhau không?
- 14/2 là ngày gì ai tặng quà cho ai? Con gái có nên tặng quà?
1.1. Giảm viêm khớp
Trầm hương có tác dụng chống viêm, nhờ đó giảm sưng do viêm khớp. Các nhà nghiên cứu tin rằng, trầm hương có thể ngăn chặn quá trình giải phóng leukotrienes (những hợp chất có thể gây viêm).
Bạn đang xem: 5 lợi ích của trầm hương và 7 lầm tưởng
Trong đó, terpenes (bao gồm axit boswellic) được xem là hợp chất chống viêm mạnh nhất của trầm hương. Một nghiên cứu năm 2014 trên chuột cho thấy, cả axit boswellic dạng uống và bôi đều làm giảm sự mất sụn và viêm niêm mạc khớp.
Xem thêm : Nhung hươu có tốt không?
Ở người, chiết xuất trầm hương có thể giảm các triệu chứng của viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp. Trong một đánh giá năm 2018, trầm hương liên tục cho thấy hiệu quả giảm đau nhức xương khớp và cải thiện khả năng vận động tốt hơn giả dược. Nhưng nhìn chung thì hầu hết các nghiên cứu có chất lượng thấp và cần phải tìm hiểu thêm.
Trong một nghiên cứu tiếp theo, tình nguyện viên đã dùng 169,33 mg chiết xuất nhựa cây nhũ hương 2 lần mỗi ngày trong 120 ngày. Kết quả cho thấy chất bổ sung giúp làm giảm viêm, đau khớp và cứng khớp ở những người bị viêm khớp gối từ nhẹ đến trung bình, mà không có tác dụng phụ nghiêm trọng.
Một nghiên cứu khác cho thấy dầu oliban (tên gọi khác của trầm hương) làm giảm đau nhức xương khớp khi thoa lên da trong 6 tuần. Tuy nhiên, khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày hoặc tham gia thể thao của người bệnh vẫn không có cải thiện đáng kể.
Xem thêm : Bánh xèo bao nhiêu calo? Ăn bánh xèo có bị mập không?
Kết hợp trầm hương với các chất bổ sung khác cũng có thể mang lại hiệu quả, ví dụ:
- Một nghiên cứu năm 2018 cho thấy bổ sung 350 mg curcuminoid (chất trong củ nghệ) và 150 mg axit boswellic (nhũ hương Ấn Độ) 3 lần mỗi ngày trong 12 tuần có thể giảm đau nhức xương khớp. Sự kết hợp này mang lại hiệu quả cao hơn so với dùng curcumin đơn lẻ hoặc chỉ dùng giả dược.
- Tương tự, dùng kết hợp 5g MSM (methylsulfonylmethane) và 7,2mg axit boswellic mỗi ngày trong 60 ngày có hiệu quả cải thiện cơn đau và chức năng vận động tốt hơn so với dùng glucosamine sulfate (một chất bổ sung phổ biến cho bệnh viêm xương khớp).
Đối với bệnh viêm khớp dạng thấp, các nhà nghiên cứu đã thử điều trị cho chuột bằng chiết xuất nhựa cây nhũ hương với liều lượng 180mg/kg. Kết quả, trầm hương làm giảm chứng viêm nhưng không hiệu quả như các loại thuốc tiêu chuẩn.
Nhìn chung, cần có nhiều nghiên cứu hơn nữa để kết luận trầm hương có tác dụng gì, đặc biệt là đối với bệnh viêm khớp dạng thấp.
1.2. Cải thiện chức năng đường ruột
Đặc tính chống viêm của trầm hương cũng có thể giúp đường ruột hoạt động ổn định. Một nghiên cứu năm 2017 cho thấy, kết hợp trầm hương với các loại thảo mộc khác giúp giảm đau bụng, đầy hơi, thậm chí giảm trầm cảm và lo lắng ở những người bị hội chứng ruột kích thích (IBS). Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng, uống 250mg trầm hương dạng thuốc viên hàng ngày trong 6 tháng sẽ giúp cải thiện các triệu chứng ở những người bị IBS.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp