Trong lá cây đại bi thường có khoảng 0,2% đến 1,88% tinh dầu và chất băng phiến. Thành phần chủ yếu của tinh dầu trong lá đại bi là d.bocnela, l.campho xineola, limonen, acid myristic, acid palmitic, đồng thời nó còn chứa sesquiterpen alcol.
- Mất sổ đỏ có làm lại được không? Các trường hợp được cấp lại và thủ tục chi tiết
- Thế giới công nhận 5 người có chỉ số IQ cao nhất: Hawking có tên trong danh sách, Einstein đứng thứ tư, ai là người đầu tiên?
- 4 cách làm chân gà nướng và công thức nước chấm ngon khó cưỡng
- Khám phá top 15 địa điểm check in Bình Dương hấp dẫn
- Gia đình nhiều thế hệ – Nơi lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống
Bộ phận dùng làm thuốc của cây từ bi là lá cây. Lá từ bi to dày, nhiều lông có mùi thơm hắc, có thể thu hái quanh năm nhưng tốt nhất là vào mùa hè, hái về rửa sạch, phơi trong bóng râm.
Bạn đang xem: Cây từ bi trị bệnh gì?
Mai hoa băng phiến thu được khi tiến hành chưng cất lá cây đại bi rồi cho thăng hoa. Búp và lá non cây đại bi có chứa nhiều mai hoa băng phiến hơn các bộ phận khác.
Xem thêm : Cách pha mật ong với sữa tươi giúp làm đẹp da và chăm sóc sức khỏe
Mai hoa băng phiến ở dạng tinh thể có hình phiến trong suốt hoặc nửa trong suốt giống như cánh hoa mai. Nó có mùi thơm nhẹ dễ chịu, vị cay mát, trong Y Học Hiện Đại, hoạt chất này được gọi là borneol.
2. 1. Tác dụng của cây đại bi theo Y Học Hiện Đại
- Hạ huyết áp: Thí nghiệm trên động vật cho thấy dịch chiết từ lá cây đại bi gây hạ huyết áp, làm giãn mạch ngoại vi và ức chế hệ thần kinh giao cảm. Khi tiêm nước sắc lá đại bi vào tĩnh mạch động vật thí nghiệm làm xuất hiện huyết áp hạ do tim co bóp yếu và giãn mạch ngoại vi.
- Tác dụng bảo vệ gan: Các kết quả thử nghiệm trên chuột cho thấy chất blumeatin trong cây đại bi có tác dụng bảo vệ gan đối với nhiễm độc do CCl4 và thioacetamide gây nên.
- Chống ung thư: Chất sesquiterpen lacton được chiết xuất từ cây đại bi có tác dụng chống ung thư đối với tế bào sarcom yoshida trong môi trường nuôi cấy. Cao chiết từ cây đại bi có tác dụng làm giảm nguy cơ đột biến của mitomycin C, dimethylnitrosamine và tetracyclin trên chuột nhắt trắng.
- Kháng histamin, kháng nấm: Thành phần có tác dụng kháng histamin trong cây đại bi gồm có acid rosmatimic, nicotinflorin, astragalin và bauerenol. Cao chiết bằng ethanol của cây đại bi có tác dụng đối với nấm Epidermophyton floccosum với nồng độ ức chế tối thiểu là dưới 10mg dược liệu/ml.
- Lợi tiểu: Cao chiết bằng nước của cây đại bi có tác dụng lợi tiểu giống như cà phê, chè.
2. 2. Tác dụng của cây đại bi theo Y Học Cổ Truyền
Theo Y Học Cổ Truyền, lá cây đại bi có vị cay, đắng, tính ôn, nó có tác dụng khu phong, trừ thấp, hoạt huyết, tiêu ứ, sát trùng.
Lá cây đại bi được dùng làm thuốc chữa cảm sốt, cúm, làm thuốc xông cho ra mồ hôi. Dùng lá cây từ bi phối với một số lá có tinh dầu như lá bưởi, lá chanh, lá sả.
Xem thêm : Ý nghĩa của nắm bắt cơ hội và cách nhận biết cơ hội của mình
Cho tất cả các loại lá trên cho vào nồi nước đun sôi rồi xông. Chỗ xông cần kín gió, khi xông dùng chăn trùm kín cả người và nồi nước xông, hơi nước có tinh dầu thơm bốc lên làm ra mồ hôi. Sau khi xông xong dùng khăn khô lau hết mồ hôi sẽ cảm thấy dễ chịu ngay.
Bên cạnh đó lá cây đại bi còn được sử dụng trong điều trị chứng đầy bụng, ăn uống khó tiêu, ho nhiều đờm. Hoặc dùng ngoài chữa lở loét, vết thương sưng đau, mụn ghẻ.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp