Cẩm nang sức khỏe

“Chậm đi thì đói, chậm nói thì giàu” là một trong những quan điểm dân gian được lưu truyền và rất nhiều người tin tưởng. Nhiều trẻ chậm nói do tự kỷ nhưng gia đình không muốn điều trị làm bỏ lỡ mất “thời điểm vàng”, các biện pháp can thiệp tác động chậm hơn đến trẻ. Do đó ngay khi phát hiện trẻ có biểu hiện chậm nói cần nhanh chóng đưa con đi thăm khám và có hướng điều trị phù hợp nhất.

Quan niệm “Chậm đi thì đói, chậm nói thì giàu” liệu có đúng?

Quan niệm dân gian thường đề cập đến những nội dung xoay quanh đời sống được người xưa đúc kết dưới dạng các câu văn, ca dao tục ngữ, thơ ca ngắn gọn và dễ nhớ. Đặc trưng của các quan điểm này chính là có tính truyền miệng, được truyền từ đời này sang đời khác mà không có bất cứ hình thức cố định nào.

“Chậm đi thì đói chậm nói” thì giàu chính là một trong những quan điểm dân gian được lưu truyền lại và được rất nhiều người tin tưởng. Ý nghĩa quan điểm này rất đơn giản chính là những đứa trẻ nào chậm biết đi thường sẽ nghèo đói, khổ sở còn những trẻ biết nói chậm sẽ có đời sống giàu sau, sung túc, dư giả.

Chậm đi thì đói, chậm nói thì giàu
“Chậm đi thì đói, chậm nói thì giàu” là một quan điểm dân gian chưa được khẳng định tính chính xác

Có thể giải thích rằng, xưa khi khi cuộc sống còn khó khăn, trẻ thường phải lao động sớm nên nếu con chậm biết đi, chậm chạp thì sẽ không thể làm việc nên sẽ nghèo khổ. Mặt khác ở thời xưa khi còn đói khổ, những đứa trẻ thường phải tranh nhau đồ ăn không thể nhanh chân chạy trước thì chắc chắn sẽ bị đói.

Quan điểm “Chậm đi thì đói chậm nói thì giàu” đã khiến rất nhiều người cho rằng việc trẻ chậm biết đi là đáng lo ngại trong khi trẻ chậm biết nói là điều hoàn toàn bình thường, chậm chí là may mắn. Tất nhiên quan điểm này chưa bao giờ được khoa học công nhận là chính xác, thậm chí còn được coi là quan điểm sai lầm.

Trên thực tế, trẻ chậm nói có thể do rất nhiều nguyên nhân, bao gồm hai yếu tố chính là trẻ chậm nói đơn thuần ( các yếu tố như môi trường, thiếu sự tương tác của cha mẹ, bất ổn về tâm lý hoặc cũng có thể do các bệnh lý như dính thắng lưỡi, điếc) hoặc chậm nói do tự kỷ. Trong đó chậm nói do tự kỷ là một rối loạn phát triển lan tỏa nguy hiểm cần được can thiệp điều trị sớm.

Trẻ chậm nói nếu không điều trị đúng cách từ sớm có thể gặp rất nhiều vấn đề về mặt giao tiếp xã hội, tương tác và dễ không hòa nhập với xung quanh. Trẻ khi không nói được thì nhận thức cũng rất hạn hẹp, không hiểu từ ngữ, không hiểu người khác nói gì sẽ hạn chế về mặt phát triển chung. Hay trẻ tự kỷ còn có khiếm khuyết về nhận thức có các hành vi lặp đi lặp lại kỳ lạ.

Tuy nhiên, một số lượng nhỏ trẻ tự kỷ chậm nói là thiên tài với chỉ số IQ cao ngất ngưởng, thậm chí có thể lên tới 170. Những người này thường có trí nhớ cực kỳ tốt, có tài năng thiên bẩm về hội họa, âm nhạc hay sáng chế. Điển hình như hàng loạt nhà khoa học như Albert Einstein, Isaac Newton.

Chẳng hạn như Albert Einstein mãi cho đến năm 4 tuổi mới biết nói và những phát minh vĩ đại của ông cho nhân loại đã giúp ông có được khối tài sản lớn. Vậy phải chăng quan niệm “Chậm đi thì đói chậm nói thì giàu” sẽ là chính xác với trường hợp này?

Tuy nhiên ngay cả với các trường hợp này cũng không thể khẳng định Chậm đi thì đói chậm nói thì giàu là một quan niệm chính xác. Kể cả khi là một thiên tài nhưng nếu người đó không biết vận dụng khối óc của mình vào đúng vị trí, đúng lợi thế, không biết cách sử dụng nó như thế nào thì chắc chắn cũng không thể nào giàu được.

Nói chung, quan niệm “Chậm đi thì đói, chậm nói thì giàu” là một quan niệm sai lầm cần sớm được thay đổi. Trẻ dù chậm đi hay chậm cũng đều phản ánh những điều bất thường trong quá trình phát triển toàn diện của con nên cần nhanh chóng đưa con đi thăm khám và có hướng điều trị càng sớm càng tốt.

Trẻ chậm đi, chậm nói cần làm gì?

Mỗi đứa trẻ đều có các cột mốc phát triển khác nhau nhưng đều phải trải qua các giai đoạn biết lẫy, biết bò, biết đi, biết nói, phát triển nhận thức và hiểu biết theo từng giai đoạn. Việc con có bất cứ sự chậm trễ nào so với các cột mốc phát triển thông thường và những đứa trẻ khác đều là những vấn đề rất bất thường mà phụ huynh tuyệt đối không được chủ quan.

Chậm đi thì đói, chậm nói thì giàu
Khi thấy trẻ có dấu hiệu chậm đi, chậm nói gia đình cần đưa con đi thăm khám để tìm chính xác nguyên nhân

Quan điểm “Chậm đi thì đói chậm nói thì giàu” dù không chính xác nhưng lại được người xưa cực kỳ tin cậy, đặc biệt là những người già hiện nay. Do đó khi thấy con cháu mình bị chậm nói, nhiều người quyết không cho cháu đi điều trị mà còn áp dụng các mẹo dân gian chữa trẻ chậm nói. Điều này càng khiến tình trạng chậm nói của con nghiêm trọng hơn và bỏ lỡ mất thời điểm thích hợp điều trị.

Vậy nếu trẻ có tình trạng chậm đi, chậm nói gia đình cần phải làm gì?

  • Nhanh chóng đưa con đến gặp bác sĩ chuyên môn để thăm khám và tìm chính xác nguyên nhân. Bạn không thể tự chẩn đoán con đang gặp vấn đề gì chỉ thông qua các dấu hiệu bên ngoài mà cần phải có biện pháp khám và xét nghiệm đầy đủ
  • Trao đổi chi tiết với bác sĩ về tình trạng của con để có hướng chăm sóc, hỗ trợ con tốt nhất
  • Tăng cường tương tác, đồng hành với trẻ hằng ngày. Một số trẻ chậm đi hay chậm nói đều do thiếu sự tương tác, hướng dẫn từ cha mẹ, do đó sự tương tác của gia đình trong quá trình phát triển toàn diện về mọi mặt là điều cực kỳ cần thiết
  • Tham khảo các biện pháp trị liệu khi cần thiết. Chẳng hạn nếu trẻ chậm nói do tự kỷ thì cần thực hiện âm ngữ trị liệu, phương pháp ABA hay một số liệu pháp khác để bổ sung nhanh chóng về mặt ngôn ngữ, nhận thức, tăng cường
  • Xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ theo nhu cầu đúng lứa tuổi

“Chậm đi thì đói, chậm nói thì giàu” dù vẫn gây nhiều tranh cãi tuy nhiên chưa có bất cứ cơ sở khoa học nào chứng minh về độ chính xác về quan niệm này. Gia đình khi thấy trẻ có các biểu hiện chậm nói, chậm đi cần đưa con đến thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt, tuyệt đối không tự ý điều trị tại nhà có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực không mong muốn khác.

Có thể bạn quan tâm:

  • Những đồ chơi cho trẻ chậm nói thúc đẩy bé phát triển ngôn ngữ
  • Trẻ 2 tuổi chưa biết nói có đáng quan ngại? Mẹ cần làm gì?