Chân hương đã rút phải 'xử lý' thế này mới ĐÚNG! Vứt thùng rác là tội nặng, họa mấy đời

Video chân nhang nên đốt hay thả sông

Theo các nhà tâm linh, bát hương trên ban thờ sau một thời gian thường rất đầy, mà khi thắp nén hương mới sẽ không chạm được vào bát hương mà chèn lên chân hương trước khiến việc thắp hương không còn ý nghĩa nữa. Do đó vào những ngày giáp Tết, người ta thường tiến hành việc rút, tỉa chân hương và lau dọn bàn thờ.Tuy nhiên việc này vốn không hề dễ dàng, đặc biệt là khi rút xong, chân hương cũ phải đem hóa thế nào là một chuyện rất quan trọng. Bởi theo quan niệm dân gian, tuyệt đối không được vứt chân hương vào thùng giác hay nơi ô uế vì sẽ phạm đại tội với Tổ tiên, thần phật.Dưới đây là 3 cách hóa chân hương cũ vừa rút chuẩn nhất.1. Hóa thành troTheo các chuyên gia, số hương vừa được rút đi nên đem hóa thành tro, sau đó cho vào một lọ/bình sạch đem đổ xuống sông có dòng chảy. Bởi nén hương khi thắp lên ban thờ tượng trưng cho sự kính trọng, thể hiện niềm thương nhớ tới ông bà Tổ tiên, cúng bái Thần Phật, do đó khi hương đã tàn, nên mang rải xuống sông để mong mọi điều được suôn sẻ, người đã khuất luôn bình an.2. Vùn xuống gốc câyChân hương đã rút nếu không đem thả sông thì nên vùi vào gốc cây (cây chuối thì càng tốt). Theo lý giải của chuyên gia phong thủy Bùi Quang Minh thì việc làm này mang ý nghĩa “lá rụng về cội” rất cao đẹp. Bởi con người luôn hướng về tổ tông, gia tiên như cây có cối, sông có nguồn. Điều này thể hiện lòng thành kính của con cháu với ông bà, Tổ tiên, đặc biệt trong dịp Tết đón năm mới, nó sẽ giúp gia chủ trong việc cầu mong an lành, tài vận suôn sẻ hơn.3. Đem hòa nước tưới câyNgoài 2 cách trên thì hương rút khỏi ban thờ còn có thể hóa thành tro rồi hòa với nước đem tưới cây, giúp cây phát triển tươi tốt, lớn khỏe, mau ra hoa quả. Bằng cách này, con người chính là đang cầu mong Tổ tiên, người đã khuất ban phúc lộc tới con cháu, mong muốn có một năm mới an khan, thịnh vượng, hanh thông.Một số nguyên tắc cần nhớ khi rút chân hương- Thời điểm nên rút tỉa chân hương: Việc tỉa rút chân hương nên thực hiện sau lễ cúng ông Công ông Táo 23 tháng Chạp bởi đây chính là thời điểm quan trọng để dọn dẹp, lau chùi đồ thờ cúng, gọn gàng, trang nghiêm đón năm mới.- Lựa chọn người rút chân hương: Người được chọn để rút tỉa chân hương phải là người chỉnh chu, có tiếng nói trong gia đình, có tâm trong việc thờ cúng. Bởi đây là nơi linh thiêng, phải làm cho cẩn thận, tỉ mỉ tỏ lòng thành kính. Người này phải tắm rửa sạch sẽ trước khi thực hiện rút chân hương.- Lời khấn rút chân hương: Trước khi rút chân hương cần chắp 2 tay, khấn theo bài sau:”Tín chủ tên là…, vì chưa chu đáo nên để bàn thờ bị bụi, bị rác, xin thành tâm sám hối và kính cáo với các chư vị (tùy theo bàn thờ đó thờ thần linh, hộ pháp, hay gia tiên…) cho phép tín chủ được sái tịnh để cho bàn thờ được trang nghiêm thanh tịnh, kính mong các chư vị chứng minh và gia hộ”.Lưu ý: Sau khi khấn xong thì phải dùng khăn sạch, chổi mới chuyên dụng để lau dọn ban thờ thật sạch sẽ.- Các bước rút chân hương: Đầu tiên bày 1 đĩa hoa quả tươi lên bàn thờ và thắp 1 nén hương để kính cáo Thần lin, Gia tiên xin hóa bớt chân hương. Sau đó, nhấc bớt chân hương ra đem hóa thành tro. Mỗi bát hương chỉ để lại 3, 5 hoặc 7 chân. Cuối cùng lau chùi lại bàn thờ và thắp thêm mỗi bát hương một nén hương mới.