Câu hỏi:
Chất nào sau đây tham gia phản ứng tráng bạc?
A. CH3CHO
B. C2H5OH
C. CH3COOH
D. C2H6
Đáp án đúng A
Chất tham gia phản ứng tráng bạc là CH3CHO, các chất tham gia phản ứng tráng bạc là hợp chất có nhóm chức -CH=O trong phân tử ví dụ như các anđehit, glucozơ, ngoài ra còn có fructozơ vì trong môi trường kiềm fructozơ chuyển hóa thành glucozơ, axit fomic và các este của axit fomic.
Giải thích lý do chọn đáp án đúng là A
– Phản ứng tráng gương (hay phản ứng tráng bạc) là một phản ứng hóa học đặc trưng của anđehit, glucozơ, este, axit fomic… Đây là phản ứng dùng để nhận biết các chất trên với thuốc thử là dung dịch AgNO3 trong môi trường NH3, viết gọn là AgNO3/NH3.
– Đây là một phản ứng oxi hóa khử, trong môi trường NH3, AgNO3 sẽ tạo ra phức bạc amoniac, phức bạc amoniac OH oxi hóa các chất như glucozo, anđehit,..tạo ra Ag kim loại.
Phương trình phản ứng tổng quát:
R(CHO)x + 2xAgNO3 + 3xNH3 + xH2O → R(COONH4)x + xNH4NO3 + 2xAg
→ Phản ứng chứng minh anđehit có tính khử và được dùng để nhận biết anđehit.
Xem thêm : Bôi kem chống nắng mấy lần 1 ngày? Bạn đã bôi kem chống nắng đúng cách?
Riêng HCHO có phản ứng:
HCHO + 4AgNO3 + 6NH3 + 2H2O → (NH4)2CO3 + 4NH4NO3 + 4Ag
– Phản ứng của HCHO tạo ra các muối vô cơ chứ không phải muối của axit hữu cơ như các anđehit khác. Các chất tham gia phản ứng tráng gương là những hợp chất có nhóm chức -CH=O trong phân tử:
Anđehit (đơn chức, đa chức)Axit fomic HCOOHMuối của axit fomic: HCOONa, HCOOK, HCOONH4, (HCOO)2Ca…Este của axit fomic: (HCOO)nR – R là gốc hidrocacbon.Glucozơ, fructozơ và saccarozơ…
– Mỗi loại hợp chất khác nhau khi tham gia phản ứng tráng gương sẽ cho ra những sản phẩm khác nhau. Và do đó, cách viết phương trình phản ứng cũng sẽ khác nhau.
+ Phản ứng tráng gương của Anđehit
Anđehit là một hợp chất trong hóa hữu cơ, nó có nhóm carbaldehyde: R-CHO. Khi tham gia phản ứng tráng gương, nó có phương trình hóa học là:
PTHH: RCHO + 2[Ag(NH3)2]OH → RCOONH4 + 2Ag + 3NH3 + H2O
RCHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → RCOONH4 + 2Ag + 2NH4NO3
RCHO + Ag2O → RCOOH + 2Ag
Riêng metanal có phương trình như sau:
PTHH: HCHO + 4[Ag(NH3)2]OH → (NH4)2CO3 + 4Ag + 2H2O + 6NH3
Xem thêm : Dân số thế giới năm 2022
HCHO + AgNO3 + NH3 + H2O → NH4NO3+ (NH4)2CO3 + Ag
HCHO + 2Ag2O → 4Ag + CO2 + H2O
+ Phản ứng tráng gương của Axit fomic
Axit fomic là một dạng axit cacboxylic đơn giản. Công thức của nó như sau: HCOOH hoặc CH2O2. Phương trình phản ứng tráng gương của axit fomic như sau:
PTHH: HCOOH + 2[Ag(NH3)2]OH → (NH4)2CO3 + 2Ag + 2NH3 + H2O
HCOOH + AgNO3 + NH3 + H2O → (NH4)2CO3 + Ag + NH4NO3
Ag2O + HCOOH → 2Ag + H2O + CO2
+ Phản ứng tráng gương của glucozơ fructozơ và saccarozơ
Fructozơ là đồng phân của glucozơ, tuy nhiên fructozơ không có nhóm -CH=O nên không xảy ra phản ứng tráng gương ở điềuu kiện nhiệt độ phòng. Nhưng khi đun nóng trong môi trường kiềm, fructozơ chuyển thành glucozơ theo cân bằng: Fructozơ (OH-) ⇔ Glucozơ. Cho nên có phản ứng tráng gương của fructozơ.
Đối với saccarozơ, saccarozơ là dung dịch không có tính khử. Tuy nhiên, khi đun nóng trong môi trường axit, nó bị thủy phân tạo thành dung dịch có tính khử gồm glucozơ và fructozơ.
– Phản ứng tráng gương được sử dụng chủ yếu trong công nghiệp sản xuất gương, ruột phích bình thủy… và một số ứng dụng khác.
Chú ý khi giải bài tập về phản ứng tráng gương của anđehit: Phản ứng tổng quát ở trên áp dụng với anđehit không có nối ba nằm đầu mạch. Nếu có nối ba nằm ở đầu mạch thì H của C nối ba cũng bị thay thế bằng Ag.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp