Chất Nào Tham Gia Phản Ứng Tráng Gương? Câu hỏi này sẽ được Trường kinh doanh công nghệ giải đáp trong bài viết dưới đây. Mời bạn đọc cùng theo dõi!
Câu Hỏi: Chất Nào Tham Gia Phản Ứng Tráng Gương?
=> Chất tham gia phản ứng tráng gương (tráng bạc) là hợp chất có nhóm chức -CH=O trong phân tử ví dụ như các anđehit, glucozơ, ngoài ra còn có fructozơ (vì trong môi trường kiềm fructozơ chuyển hóa thành glucozơ), axit fomic và các este của axit fomic.
Bạn đang xem: Chất Nào Tham Gia Phản Ứng Tráng Gương?
Kiến thức liên quan – Chất Nào Tham Gia Phản Ứng Tráng Gương?
Phản ứng tráng gương là gì?
Phản ứng tráng gương là một phản ứng hóa học đặc biệt xảy ra giữa các chất có nhóm -CHO hoặc -COOH (như anđehit, este, glucozơ, axit fomic…) với dung dịch AgNO3 trong môi trường NH3 (viết gọn là AgNO3/NH3). Kết quả của phản ứng là sự xuất hiện của kim loại bạc dạng bột mịn trên bề mặt dung dịch. Do đó, phản ứng này còn được gọi là phản ứng tráng bạc.
Phản ứng tráng gương không chỉ là một phản ứng hóa học thú vị mà còn có nhiều ứng dụng trong thực tế. Một trong những ứng dụng quan trọng nhất của phản ứng này là nhận biết các chất có nhóm -CHO hoặc -COOH trong phòng thí nghiệm.
Ngoài ra, phản ứng này còn được dùng để sản xuất các vật phẩm có bề mặt phản chiếu ánh sáng như ruột phích, gương,…
Phương trình tổng quát của phản ứng tráng gương có dạng như sau:
R(CHO)n + 2nAgNO3 + 3nNH3 + nH2O → R(COONH4)n + nNH4NO3 + 2nAg
Điều kiện để xảy ra phản ứng tráng gương
Phản ứng tráng gương chỉ xảy ra khi và chỉ khi trong hợp chất có nhóm chức -CHO hay còn gọi là nhóm anđehit trong phân tử. Có thể kể đến một số hợp chất hữu cơ sau:
- Anđehit
- Este hoặc muối của Acid Formic
- Acid Formic (HCOOH)
- 1 vài Glucid như Glucose, Fructose (trong kiềm chuyển thành Glucose), Mantose.
Ví dụ: Dãy đồng đẳng andehit RCHO, glucozơ (C6H12O6 có 5 nhóm OH và 1 nhóm CHO) và mantozơ (C12H22O11 gồm 2 gốc glucozơ), hay fructozơ khi bị thủy phân trong môi trường kiềm cũng có khả năng tráng gương. Bạn nên lưu ý vấn đề này để thực hiện các phương trình hóa học sao cho đúng nhất.
Bên cạnh đó, các chất có khả năng tác dụng hiệu quả với AgNO3/NH3 ngoài andehit thì vẫn còn có các chất như ank-1-in. Và cần phải nhớ rằng, đây không phải là phản ứng tráng gương mà tạo kết tủa vàng.
Đặc điểm của phản ứng tráng gương là gì?
Xem thêm : 5 đặc điểm của hôn nhân theo quy định pháp luật
Phản ứng tráng gương gồm có một số đặc điểm như sau:
- Phản ứng tráng gương là một loại phản ứng oxi hóa khử giữa các chất hữu cơ có nhóm -CHO và hỗn hợp AgNO3/NH3 (thuốc thử Tollens) trong môi trường kiềm.
- Các chất hữu cơ thường tham gia phản ứng tráng gương là glucozơ, anđehit, este, axit fomic… Khi phản ứng xảy ra, các chất hữu cơ bị oxi hóa thành axit cacboxylic hoặc muối của nó, còn Ag+ bị khử thành kim loại Ag.
- Sản phẩm của phản ứng tráng gương là kim loại Ag dạng bột màu xám hoặc lớp màng bóng như gương bám vào thành ống nghiệm. Đây là cách nhận biết và phân biệt các chất hữu cơ có nhóm -CHO.
Các Chất Tham Gia Phản Ứng Tráng Gương
Phản Ứng Của Ank-1-In
Nguyên tử H trong ankin-1-in này chứa liên kết ba ( ≡ ) linh động. Vì thế Ankin-1-in cũng có thể tham gia phản ứng tráng gương. Đây là phản ứng thế nguyên tử H bằng ion kim loại Ag+ tạo ra kết tủa màu vàng nhạt, sau chuyển sang màu xám. Đây cũng là phản ứng để nhận biết các ankin có liên kết ba ở đầu mạch.
- R-C≡CH + AgNO3 + NH3 → R-C≡CAg + NH4NO3
- R-C≡C-H + [Ag(NH3)2]OH → R-C≡C-Ag ↓ (màu vàng nhạt) + 2NH3 + H2O
Ví dụ:
Axetilen (C2H2) phản ứng với dung dịch AgNO3 trong môi trường NH3:
- AgNO3 + 3NH3 + H2O → [Ag(NH3)2]OH + NH4NO3
- H-C≡C-H + 2[Ag(NH3)2]OH → Ag-C≡C-Ag ↓ (màu vàng nhạt) + 4NH3 + 2H2O
Các chất thường gặp là: C2H2: etin (hay còn gọi là axetilen), CH3-C≡C propin(metylaxetilen), CH2=CH-C≡CH but-1-in-3-en (vinyl axetilen)
Phản Ứng Tráng Gương Của Anđehit
- R-(CHO)x + 2xAgNO3 + 3xNH3 + xH2O → R-(COONH4)x + xNH4NO3 + 2xAg
→ Phản ứng chứng minh anđehit có tính khử và được dùng để nhận biết anđehit.
Riêng HCHO có phản ứng:
- HCHO + 4AgNO3 + 6NH3 + 2H2O → (NH4)2CO3 + 4NH4NO3 + 4Ag
Phản ứng của HCHO tạo ra các muối vô cơ chứ không phải muối của axit hữu cơ như các anđehit khác.
Chú ý khi giải bài tập phản ứng tráng gương của Anđehit: Phản ứng tổng quát ở trên áp dụng với Andehit không có nối ba nằm ở đầu mạch. Nếu có nối ba nằm ở đầu mạch thì H của C nối ba sẽ bị thay thế bằng Ag.
Các đặc điểm của phản ứng tráng bạc của anđehit như sau:
- Nếu nAg= 2nAnđehit thì anđehit thuộc vào loại đơn chức và không phải HCHO.
- Nếu nAg= 2nAnđehit thì anđehit thuộc loại 2 chức hoặc HCHO.
- Nếu nAg> 2nhỗn hợp thì anđehit đơn chức thì hỗn hợp đó có HCHO.
- Số nhóm CHO = nAg2nAnđehit (nếu trong hỗn hợp không có HCHO)
Xem thêm : Ai nên kiêng ăn rau mồng tơi?
Tất cả các chất trong cấu tạo có chứa nhóm chức -CHO đều có thể tham gia vào phản ứng tráng bạc. Vì vậy trong chương trình hóa học phổ thông, ngoài anđehit các hợp chất sau cũng có khả năng tham gia phản ứng này gồm có:
- HCOOH và muối hoặc Este của nó như: HCOONa, HCOONH4, (HCOO)nR. Các chất HCHO, HCOOH, HCOONH4 khi phản ứng chỉ tạo ra những chất vô cơ.
- Các tạp chất có chứa nhóm chức CHO: glucozơ, fructozơ, mantozơ…
Phản Ứng Tráng Gương Của Axit Fomic Và Este
Este có dạng HCOOR, RCOOCH=CHR’, HCOOOCH=CHR có thể phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3. đun nóng, sinh ra kết tủa Ag kim loại.
Một số hợp chất este cho phản ứng tráng gương như este của axit fomic (HCOOR và muối hoặc este của nó: HCOONa, HCOONH4, (HCOO)nR) ). Một số hợp chất ít gặp như RCOOCH=CHR’, với R’ là gốc hidrocacbon. Một số phương trình hóa học điển hình phản ứng tráng gương của este:
Với R là gốc hidrocacbon:
- HCOOR + 2[Ag(NH3)2]OH → NH4OCOOR + 2Ag ↓ + 3NH3 + H2O
Với R là H: (axit fomic)
- HCOOH + 2[Ag(NH3)2]OH → (NH4)2CO3 + 2Ag ↓ + 2NH3 + H2O
Muối của (NH4)2CO3 là muối của axit yếu, nên không bền dễ phân hủy thành NH3 theo phương trình:
- HCOOH + 2[Ag(NH3)2]OH → CO2 + 2Ag ↓ + 3NH3 + 2H2O
Phản Ứng Tráng Gương Của Glucozơ Fructozơ Và Saccarozơ
Phức bạc amoniac oxi hóa glucozơ tạo amoni gluconat tan vào dung dịch và giải phóng Ag kim loại.
- CH2OH[CHOH]4CHO + 2[Ag(NH3)2]OH → CH2OH[CHOH]4COONH4 + 2Ag ↓ + 3NH3 + H2O
Đặc điểm phản ứng tráng gương của Glucozơ Fructozơ và Saccarozơ:
- Fructozơ là đồng phân của Glucozơ nhưng Fructozơ không có nhóm -CH=O vì thế nên không xảy ra phản ứng tráng gương ở điều kiện nhiệt độ phòng. Nhưng khi đun nóng ở trong môi trường kiềm, Fructozơ sẽ chuyển thành glucozơ theo cân bằng: Fructozơ (OH-) ⇔ Glucozơ. Vì vậy, phản ứng tráng gương của Fructozơ như sau:
- Như chúng ta đã biết, Saccarozơ là dung dịch không có tính khử. Tuy nhiên, khi đun nóng ở trong môi trường axit, nó bị thủy phân tạo thành dung dịch có tính khử bao gồm glucozơ và fructozơ. Sau đó, Glucozơ sẽ tham gia vào phản ứng tráng gương. Phương trình phân hủy như sau:
C12H22O11 (saccarozơ) + H2O → C6H12O6 (glucozơ) + C6H12O6 (fructozơ)
Trên đây là bài viết giải đáp về câu hỏi Chất Nào Tham Gia Phản Ứng Tráng Gương? Truongkinhdoanhcongnghe hi vọng bài viết này hữu ích với bạn.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp