Intracom Group

Chất thải rắn công nghiệp thông thường là vấn đề cần nhận được nhiều sự quan tâm từ nhiều bên với tính nghiêm trọng của nó. Với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp, các chất thải được tạo ra ngày càng lớn, chúng ta không thể xả thải các chất thải độc hại này ra môi trường mà chưa được qua xử lý, không có các biện pháp kiểm soát và quản lý chặt chẽ. Chúng ta cần có những biện pháp xử lý cụ thể, an toàn và hiệu quả với các loại chất thải rắn này. Một trong những cách để giải quyết chất thải rắn thông thường đó là tăng cường nhận thức và quản lý chất thải tại các đơn vị, dưới sự giám sát chặt chẽ từ các cơ quan chính phủ và môi trường.

Các quy định nghiêm ngặt về việc xử lý và loại bỏ các chất thải rắn công nghiệp là điều cần thiết, đồng thời tạo ra các kênh thông tin, tập huấn, hướng dẫn cho các đơn vị để họ có thể thực hiện các biện pháp tốt hơn trong việc xử lý chất thải và giảm thiểu các tác hại ra môi trường. Bên cạnh đó, việc khuyến khích sáng tạo, đổi mới trong việc tái chế, tái sử dụng chất thải công nghiệp là cần thiết. Các chương trình hỗ trợ, khuyến khích việc nghiên cứu phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào quy trình xử lý để đảm bảo sự an toàn, tận dụng triệt để nguồn năng lượng từ việc tái chế và giảm thiểu tối đa những nguy hại khi xả thải ra môi trường.

Chất thải rắn công nghiệp thông thường là gì?

Chất thải rắn công nghiệp thông thường (hay chất thải rắn công nghiệp không độc hại) là các chất thải được tạo ra trong quá trình sản xuất, chế biến, các hoạt động công nghiệp trong các nhà máy, nhà xưởng, cơ sở sản xuất, khu công nghiệp. Các chất thải này không nằm trong danh mục các chất thải nguy hại. Chúng không có các đặc tính nguy hại khi bị loại bỏ, nếu được quản lý đúng cách. Các chất thải này vẫn có khả năng gây hại cho môi trường và sức khỏe con người.

Một vài ví dụ về các chất thải rắn công nghiệp thông thường bao gồm: bao bì, vật liệu xây dựng, giấy, bìa, gỗ, mùn gỗ,….

Quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường đòi hỏi các biện pháp như tái chế, tái sử dụng, hoặc loại bỏ an toàn để đảm bảo không gây hại cho môi trường và sức khỏe của con người. Điều này thường được quy định và kiểm soát bởi các cơ quan môi trường và chính phủ để đảm bảo tuân thủ các quy tắc và tiêu chuẩn an toàn.

Phân loại chất thải rắn công nghiệp thông thường

Các chất thải thường được phân loại dựa trên các yếu tố về nguồn gốc, tính chất, và cách xử lý. Dưới đây sẽ là một vài phân loại các chất thải rắn công nghiệp thông thường:

  • Chất thải hữu cơ: Bao gồm các loại vật liệu hữu cơ như gỗ, giấy, thức ăn, các chất hữu cơ từ ngành công nghiệp thực phẩm, công nghiệp chế biến. Các loại chất thải này có khả năng phân hủy tự nhiên.
  • Chất thải không hữu cơ: Bao gồm các loại chất thải không thể tự phân hủy như kim loại, gốm sứ, nhựa, các loại vật liệu xây dựng.
  • Chất thải tái chế: Bao gồm các loại chất thải có khả năng tái chế mà không cần qua nhiều khâu xử lý như giấy, kim loại, thủy tinh, nhựa. Quá trình tái chế chất thải giúp giảm thiểu việc xả thải ra môi trường, tiết kiệm tài nguyên.

Chất thải từ quá trình cụ thể: một số chất thải được sinh ra từ các ngành công nghiệp cụ thể, như từ ngành chế biến thực phẩm, ngành điện tử,….

Các phương pháp xử lý

Hiện nay, đối với các chất thải rắn công nghiệp thông thường, nhà nước không yêu cầu có giấy phép xử lý chất thải rắn thông thường. Tuy nhiên với một đơn vị tự xử lý chất thải rắn cần đáp ứng các điều kiện như: phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường, các hệ thống vận chuyển, lưu trữ phải đáp ứng yêu cầu kĩ thuật, địa điểm xử lý phải phù hợp với quy hoạch môi trường tại khu vực,…

Đối với các loại chất thải này, có một vài phương pháp phổ biến để xử lý như: Tái chế chất thải, phương phép đốt chất thải, sinh học phân tách, tái sử dụng chất thải hoặc được dùng đển sản xuất năng lượng tái tạo. Trong đó, việc sản xuất năng lượng tái tạo, cụ thể là năng lượng điện từ các hình thức đốt chất thải đang là hình thức xử lý chất thải tối ưu và nhận được nhiều sự quan tâm. Việc sử dụng chất thải tạo ra năng lượng quay trở lại cho các hoạt động công nghiệp mang đến nhiều lợi ích cho cả doanh nghiệp và quốc gia. Tất nhiên, trong quá trình xử lý chất thải vẫn cần đảm bảo sự an toàn, hiệu quả và các yếu tố môi trường.

Cuối cùng, cần nâng cao nhận thức của toàn cộng đồng về các chất thải rắn công nghiệp thông thường. Chúng ta cần giáo dục con người về tác động của chất thải rắn công nghiệp đối với môi trường sống và chính sức khỏe con người. Từ đó thay đổi thái độ và hành vi của mỗi cá nhân cũng sẽ dẫn đến những sự khác biệt lớn. Vấn đề này không phải là trách nhiệm của riêng các doanh nghiệp, mà còn là trách nhiệm của chính phủ và toàn cộng đồng, toàn xã hội, chúng ta cần hành động ngay bây giờ để đảm bảo sự phát triển bền vững cho cả nền kinh tế, môi trường và xã hội.