Chất tham gia phản ứng trùng hợp tạo ra polime là

Chất tham gia phản ứng trùng hợp tạo ra polime là được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi liên quan đến phản ứng trùng hợp. Chất có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp tạo polime, từ đó đưa ra các dạng câu hỏi bài tập liên quan. Giúp củng cố rèn luyện kiến thức.

>> Mời các bạn tham khảo thêm một số nội dung liên quan:

  • Polime nào sau đây có chứa nguyên tố nitơ?
  • Polime nào sau đây thuộc loại polime bán tổng hợp
  • Polime nào không tan trong mọi dung môi và bền vững nhất về mặt hóa học
  • Phân tử khối trung bình của polietilen X là 420000. Hệ số polime hoá của PE là

Chất tham gia phản ứng trùng hợp tạo ra polime là

A. CH3-CH2-Cl.

B. CH2=CH-CH3.

C. CH3-CH3.

D. CH3-CH2-CH3.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Trùng hợp là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome), giống nhau hay tương tự nhau thành phân tử rất lớn (polime).

CH2=CH-CH3 → -(-CH2-CH(CH3)-)-n.

Đáp án B

Câu hỏi vận dụng liên quan

Câu 1. Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp

A. Poli(etylen terephtalat)

B. Protein

C. Nilon-6,6

D. Poli(vinyl clorua)

Câu 2. Các chất tham gia phản ứng trùng hợp

A. isopropan

B. isopren.

C. ancol isopropylic.

D. toluen.

Câu 3. Dãy các polime nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng hợp?

A. Polietilen; tơ nilon-6,6

B. Tơ lapsan; poli(vinyl clorua)

C. Tơ nitron; cao su buna-S

D. Tơ nilon-7; poli (metyl acrylat)

Câu 4. Chất tham gia phản ứng trùng hợp tạo polime

A. CH3-CH2-Cl.

B. CH2=CH-CH3.

C. CH3-CH3.

D. CH3-CH2-CH3.

Câu 5. Nhận định nào đúng khi nhắc về monome

A. Monome là một mắt xích trong phân tử polime

B. Monome là các hợp chất có 2 nhóm chức hoặc có liên kết bội

C. Monome là các phân tử tạo nên từng mắt xích của polime

D. Monome là những phân tử nhỏ tham gia phản ứng tạo ra polime

Câu 6. Cho các hợp chất hóa học sau

1) CH3CH(NH2)COOH

2) HOOC-CH2-CH2-COOH

3) HO-CH2-COOH

4) HCHO và C6H5OH

5) HO-CH2-CH2-OH và p-C6H4(COOH)2

6) H2N[CH2]6NH2 và HOOC(CH2)4COOH

Các trường hợp có thể tham gia phản ứng trùng ngưng là:

A. 1, 3, 4, 5, 6

B. 1, 2, 3, 4, 5, 6

C. 1, 6

D. 1, 3, 5, 6

Câu 7. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Tơ visco là tơ tổng hợp

B. Poli etylen terephtalat được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng các monome tương ứng

C. Trùng ngưng buta – 1,3 – dien với acrilonitrin có xúc tác Na thu được cao su buna – N

D. Tơ lapsan thuộc loại tơ polieste

Câu 8. Sự kết hợp các phân tử nhỏ (monome) thành các phân tử lớn (polime) có khối lượng bằng tổng khối lượng của các monme hợp thành được gọi là:

A. Sự peptit hoá

B. Sự trùng hợp

C. Sự tổng hợp

D. Sự trùng ngưng

Câu 9. Nội dung nhận định nào sau đây là đúng về polime?

A. Tất cả các polime tổng hợp đều được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.

B. Thủy tinh hữu cơ là vật liệu trong suốt, giòn và kém bền.

C. Protein là một loại polime thiên nhiên.

D. Hầu hết polime đều đồng thời có tính dẻo, tính đàn hồi và có thể kéo thành sợi dai, bền

Câu 10. Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng

A. poli (metyl metacrylat).

B. poli (etylen terephtalat).

C. poli stiren.

D. poli acrilonitrin.

Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Chất tham gia phản ứng trùng hợp tạo ra polime là. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu bổ ích nhé.

Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu liên quan

  • Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng
  • Trắc nghiệm Hóa học lớp 12: Chương 3 – Amin – Amino axit – Protein