Châu Phi được xem là cái nôi sản sinh ra nhiều nền văn minh trên thế giới với lịch sử hình thành và phát triển lâu đời của các dạng loại hình văn hóa. Vậy châu Phi giáp với đại dương nào? Các đặc điểm chung về kinh tế – văn hóa – xã hội tại đây ra sao? Cùng đi giải đáp tất cả thắc mắc dưới nội dung của bài viết sau.
- Thái Bình Dương, Đại Tây Dương
- Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương
- Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương
- Bắc Băng Dương, Đại Tây Dương
→ Đáp án đúng: C
Bạn đang xem: Các đại dương tiếp giáp với châu Phi
Đôi nét giới thiệu về châu Phi
Châu Phi hay Phi Châu có tên tiếng Anh là Africa, là một châu lục đứng thứ 2 trên thế giới về dân số (chỉ sau châu Á) và đứng thứ 3 về diện tích (sau châu Á, châu Mỹ). Tổng diện tích của châu Phi khoảng 30.221.532 km²(kể các đảo cận kề), chiếm khoảng 19% đất đai của Trái Đất. Tính đến năm 2021, châu Phi chiếm khoảng 17,52% dân số cả thế giới với 1.384.087.771 người sinh sống ở 54 quốc gia.
Vị trí địa lý của châu Phi
Châu Phi được bao bọc bởi các đại dương và biển lớn. Cụ thể là:
- Phía Bắc giáp Địa Trung Hải
- Phía Tây giáp Đại Tây Dương
- Phía Đông giáp với biển Đỏ
- Phía Nam giáp với Ấn Độ Dương
- Phía Đông Bắc giáp với Châu Á
Châu Phi bị ngăn cách với châu Á bởi eo đất Xuy – ê và ngăn cách với châu Âu bởi Địa Trung Hải. Đường bờ biển của châu Phi bị chia cắt nên rất hiếm có vịnh, biển đảo hay đảo. Địa hình châu lục này khá đơn giản, ít núi cao và đồng bằng thấp. Toàn bộ lục địa như một khối cao nguyên khổng lồ với độ cao trung bình khoảng 750m gồm nhiều sơn nguyên xen lẫn với các bồn địa thấp. Ở phần đông của lục địa bị nâng lên mạnh, nền đá bị nứt vỡ và đổ sụp tạo ra các thung lũng sâu và nhiều hồ đẹp.
Xem thêm : Đồng hóa và dị hóa: Sự khác biệt nào đối với cơ thể?
Hầu hết diện tích lục địa châu Phi nằm ở vùng chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam nên khí hậu tại đây mang đặc trưng nắng nóng quanh năm. Mức nhiệt độ trung bình năm trên 20°C, lượng mưa ít và thường giảm dần về 2 phía chí tuyến khiến hình thành lên các hoang mạc lớn lan ra sát biển.
Khám phá một vài đặc điểm về kinh tế – xã hội – văn hóa
1. Kinh tế
Kinh tế châu Phi chủ yếu dựa vào nông nghiệp, công nghiệp, thương mại với nguồn nhân lực của lục địa. Đến nay, đa phần kinh tế tại đây vẫn đi theo hướng tự cung tự cấp bởi quá trình trao đổi hàng hóa nặng nề làm cho khoảng cách văn hóa giữa các bộ tộc tăng cao. Tháng 3 năm 2013, châu Phi được xác định là lục địa nghèo nhất trên thế giới.
Một số quốc gia như Cộng hòa Nam Phi, Nigeria, Cộng hòa Dân chủ Congo… với nguồn tài nguyên khoáng sản vô cùng phong phú, đa dạng đã tạo nên mức độ kinh tế chênh lệch giữa các nước trong châu lục.
2. Văn hóa
Các quốc gia ở châu Phi có nền văn hóa pha tạp lẫn nhau. Một sự khác biệt rõ nhất chính là giữa châu Phi hạ Sahara với các nước còn lại ở phía Bắc từ Ai Cập đến Maroc. Hiện nay, 2 văn hóa điển hình tại châu lục này là văn hóa Ả Rập và văn hóa nhóm ngôn ngữ Bantu.
Ngoài ra, sự phân chia còn thể hiện ở cách chia châu Phi nói tiếng Pháp với phần còn lại của châu Phi – chính là cựu thuộc địa của Anh ở miền Đông và miền nam lục địa. Bên cạnh đó, sự khác biệt trong văn hóa còn thể hiện ở những người châu Phi theo lối sống truyền thống và lối sống hiện đại.
Nền nghệ thuật châu Phi phản ánh tính đa dạng của nền văn hóa lục địa. Cụ thể, các tác phẩm nghệ thuật lâu đời còn tồn tại đây chính là những bức chạm khắc 6000 tuổi được tìm thấy ở Niger hay Đại kim tự tháp Giza ở Ai Cập.
Xem thêm : [Review] Tinh chất trị mụn The Ordinary Niacinamide 10 + Zinc 1
Về âm nhạc ở châu Phi, nó được xem là loại hình nghệ thuật năng động nhất. Kiểu âm nhạc hiện đại bao gồm các bài hát hợp xướng tổ hợp cao của miền Nam châu Phi cùng các điệu nhảy Soukous được chi phối bởi âm nhạc của Cộng hòa Dân chủ Congo.
3. Xã hội
Tại châu Phi tồn tại nhiều tôn giáo, phổ biến nhất là Kitô giáo và Hồi giáo. Có khoảng 40% dân số châu Phi theo Hồi giáo, 40% theo Kitô giáo và khoảng 20% còn lại theo các tôn giáo bản địa. Ngoài ra, một số ít người dân châu Phi theo các tín ngưỡng của Do Thái giáo.
Về ngôn ngữ, theo thống kê thì ở châu lục này có trên ngàn ngôn ngữ với 4 ngữ hệ chính có nguồn gốc bản địa đó là:
- Ngữ hệ Phi – Á: Đây là ngữ hệ của khoảng 240 thứ tiếng và đang có khoảng 285 triệu người sử dụng tại các khu vực như Đông Phi, Bắc Phi, Sahel và Tây Nam Á.
- Ngữ hệ Niger – Congo: Là ngữ hệ bao phủ phần lớn châu Phi hạ Sahara và là hệ ngữ lớn nhất thế giới với nhiều ngôn ngữ khác nhau. Đặc biệt, ngôn ngữ Bantu được nói nhiều nhất ở khu vực hạ Sahara.
- Ngữ hệ Nin – Sahara: Gồm hơn 100 thứ tiếng đang được khoảng 30 triệu người sử dụng phổ biến ở Sudan, Ethiopia, Uganda, Tchad, Kenya, Bắc Tanzania.
- Ngữ hệ Khoisan: Gồm 50 thứ tiếng đang được khoảng 120.000 người sử dụng ở miền Nam châu Phi.
Về dân cư, phần lớn dân cư châu Phi thuộc chủng tộc Nê-grô-ít. Đa số dân cư sinh sống ở nông thôn và tỉ lệ dân đô thị khá thấp. Do đó, cuộc sống của người dân châu Phi được đánh giá là nghèo đói với trình độ học thức thấp. Đồng thời, sự phân bố dân cư không đồng đều gây lên sự phát triển chênh lệch rõ rệt giữa khu vực đồng bằng ven biển và nơi núi cao thưa thớt.
Hy vọng là những thông tin trong nội dung bài viết đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc châu Phi giáp với đại dương nào cũng như tìm hiểu được một số thông tin thú vị về châu lục này.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp