Người tham gia giao thông khi mắc lỗi đi ngược chiều xe máy sẽ bị phạt đến 2.000.000đ, theo Nghị định số 100/2019/NĐ-CP Luật giao thông đường bộ. Với rất nhiều hình thức như đi ngược chiều trên đường hai chiều, trên đường một chiều đã có biển cấm, bạn hoàn toàn có thể mắc phải lỗi này nếu không để ý. Cùng KAVAS tìm hiểu rõ hơn về lỗi này trong bài viết ngày hôm nay.
1. Quy định về biển báo “cấm đi ngược chiều”
Khi ôn tập để thi bằng lái xe, chắc hẳn tất cả mọi người đều biết đến chiếc biển “cấm đi ngược chiều”. Tuy nhiên nhận biết và hiểu rõ về nội dung biển lại là vấn đề khác nhau, không phải ai cũng hiểu rõ thông điệp mà tấm biển này muốn truyền tải.
Bạn đang xem: Lỗi đi ngược chiều xe máy có nặng không – mức phạt mới nhất 2023
Biển báo cấm đi ngược chiều
1.1. Cách nhận dạng biển báo “Cấm đi ngược chiều”
Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2019/BGTVT được ban hành kèm theo Thông tư số 54/2019/TT-BGTVT, biển báo “cấm đi ngược chiều” có số hiệu là P.102. Biển có hình tròn nổi bật với tông nền đỏ và một gạch ngang trắng ở chính giữa. BIển báo này thường được đặt ở lề đường đầu các tuyến đường một chiều nên thường khá dễ thấy bởi độ nổi bật của nó.
1.2. Ý nghĩa của biển báo “Cấm đi ngược chiều”
Căn cứ Phụ lục B ban hành kèm theo Thông tư 54/2019/TT-BGTVT quy định ý nghĩa của biển báo cấm đi ngược chiều như sau:
- Tất cả các phương tiện (Cơ giới và thô sơ) trừ một số xe được ưu tiên theo quy định (như xe quân sự, xe cứu thương, xe chữa cháy, xe đang đi làm nhiệm vụ…) đều không được phép lưu thông vào con đường có đặt biển báo P.102 này.
- Riêng người đi bộ được phép đi vào con đường với điều kiện di chuyển trên lề được hoặc vỉa hè.
1.3. Cách để xác định lỗi đi ngược chiều xe máy
Xem thêm : Giải đáp thắc mắc: uống trà xanh có gây mất ngủ không?
Khi đi vào con đường có biển báo cấm đi ngược chiều bạn hãy để ý quan sát hướng của mọi người đang di chuyển nếu không biết đọc biển báo.
Hướng di chuyển được cho phép là ngược lại với chiều mà bạn nhìn thấy biển báo. Một khi đã di chuyển trên đường này bạn không được phép quay đầu, điều này cũng đã vi phạm lỗi đi ngược chiều xe máy.
1.4. Phân biệt các loại lỗi đi ngược chiều xe máy
Ở Việt Nam, bên phải đường chính là hướng di chuyển đúng cho các phương tiện khi tham giao thông trên những con đường hai chiều. Nhiều người lầm tưởng rằng việc đi bên trái đường là vi phạm lỗi đi ngược chiều xe máy. Nhưng không, việc làm này thực chất là lỗi điều khiển xe không đi bên phải theo chiều của mình. Thường thì lỗi này sẽ nhẹ hơn việc bạn đi nhầm vào đường một chiều – từ 400.000 đến 600.000 đ (Căn cứ theo Điểm G Khoản 3 điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)
2. Các mức phạt của lỗi đi ngược chiều xe máy 2022
Việc xử phạt của các đối với các phương tiện: Xe máy, xe đạp điện, xe máy điện với lỗi đi ngược chiều có các hình thức khác nhau: Phạt hành chính, Tịch thu bằng lái. Quy định cho phạt các hình thức cụ thể sẽ được đề cập ở dưới đây:
2.1. Lỗi đi ngược chiều xe máy đối với xe máy và xe máy điện
Phạt tiền từ 1.000.000 đ đến 2.000.000 đ đối với lỗi đi ngược chiều đối với xe máy thông thường và các loại xe máy điện của đường một chiều, đường có biển báo “Cấm đi ngược chiều” theo khoản 5, Điều 6, Nghị định số 100/2019/NĐ-CP. Mức phạt này không áp dụng đối với các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp được quy định tại điểm b khoản 6 điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, (Điểm A khoản 5 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm C khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).
Không chỉ bị phạt hành chính, chủ phương tiện còn có thể bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1-3 tháng (tuỳ theo mức độ nghiêm trọng của sự việc) – Điểm C Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
2.2. Lỗi đi ngược chiều xe máy và gây tai nạn
Nếu đi ngược chiều trên đường một chiều hoặc đường có biển “cấm đi ngược chiều” và gây tai nạn chủ xe sẽ bị phạt hành chính từ 4.000.000 đ đến 5.000.000 đ theo Điểm B Khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Không những thể chủ phương tiện sẽ bị tịch thu bằng lái xe từ 2-4 tháng (Điểm C khoản 10 điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
2.3. Lỗi đi ngược chiều xe máy và không có bằng lái
Xem thêm : ĐẠI HỌC QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ HẢI PHÒNG – TUYỂN SINH NĂM 2023
Mức phạt tài chính dành cho lỗi đi ngược chiều và không có bằng lái sẽ từ 800.000 đến 1.200.000 đ theo Khoản 5, Điều 21 Nghị định 46/2016/NĐ-CP.
Người điều khiển phương tiện sẽ bị kết hợp mức xử phạt của 2 lỗi trên và phạt hành chính tuỳ theo mức độ nghiêm trọng của sự việc.
2.4. Lỗi đi ngược chiều trên vỉa hè
Theo Điểm g Khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP đã quy định xe máy điều khiển không đi bên phải theo chiều của mình và không đi đúng phần đường làn đường quy định, điều khiển xe đi trên hè phố sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đến 600.000đ. Trừ trường hợp người dân phải đi lên vỉa hè để về nhà.
Người lái xe sẽ chỉ bị phạt lỗi đi xe trên vỉa hè chứ không có lỗi đi ngược chiều trên vỉa hè theo đúng pháp luật.
2.5. Lỗi đi ngược chiều xe máy trên đường cao tốc
Đi ngược chiều trên cao tốc được xem là một lỗi khá nặng vì khả năng gây tai nạn rất cao. Chủ xe có thể bị phạt hành chính từ 2.000.000đ đến 3.000.000đ, tịch thu bằng lái xe máy từ 3-5 tháng và tạm giữ phương tiện tối đa 7 ngày.
3. Kết luận
Qua bài viết của KAVAS ngày hôm nay, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ hơn về các mức phạt dành cho lỗi đi ngược chiều xe máy. Hy vọng những thông tin có ích với bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì hay muốn liên hệ mua hàng hãy liên hệ trực tiếp đến hotline: 0902 079 288 – 0949 328 588.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp