Đi leo núi cần mang gì? 15+ vật dụng cần thiết cho chuyến leo núi

Đâu là những vật dụng cần thiết cho chuyến leo núi? Hay đi leo núi cần chuẩn bị gì luôn là thắc mắc của những người yêu thích bộ môn này, đặc biệt những ai chưa có quá nhiều kinh nghiệm. Đừng leo núi ngay mà hãy cùng xem ngay danh sách 15+ vật dụng leo núi tối thiểu để có chuyến đi thuận lợi nhất.

những vật dụng cần thiết cho chuyến leo núi
Checklist những vật dụng cần thiết cho chuyến leo núi
Vật dụngMức độ cần thiếtĐế giày độ bền caochống thấm nướcthoải mái cho đôi chânmang theo nước khoángnước tăng lựccác gói Oresolbalo nhỏ (20 – 30 lít)balo 30 – 35 lítảnh hưởng của mưa giógiảm tải trọng lượng tác động lên đôi chângiữ thăng bằngsố của Porter leo núisố điện thoại xã phườngcung cấp điện đầy đủ cho smartphonethuốc đau bụng, thuốc hạ sốt, thuốc kháng viêm, tiêu chảy, viên sủigiúp chống nước, giữ ấm Portermang đệm hơi, võng…

>> Tải xuống file PDF checklist: Tổng hợp những vật dụng cần thiết cho chuyến leo núi.

Lưu ý: Porter leo núi là người gùi đồ leo núi cho khách.

1. Giày leo núi chuyên dụng

Một trong những vật dụng cần thiết khi leo núi nhất là giày leo núi chuyên dụng. Chuẩn bị giày leo núi sẽ giúp bảo vệ đôi chân khỏi các va chạm từ bên ngoài. Từ đó hạn chế tình trạng trầy xước, bong gân khi phải di chuyển thời gian dài trong địa hình đá dốc hiểm trở.

Ngoài ra, vật dụng leo núi này cũng giữ hỗ trợ giữ ấm chân trong điều kiện thời tiết lạnh, đồng thời mang đến sự ổn định cho người leo núi, tránh bị trơn trượt.

Tùy vào độ khó của cung đường mà bạn có thể dùng giày bata. Nhưng giày trekking vẫn là sự lựa chọn tốt hơn cả.

Giá thành: 500.000 – 5.000.000 VNĐ.

Cách chọn giày leo núi phù hợp ở Việt Nam:

  • Phù hợp với địa hình: Chọn giày trekking dựa vào địa hình, ví dụ với địa hình sông suối nên ưu tiên những đôi giày chống thấm nước tốt. Địa hình núi đá lại phù hợp hơn với giày leo núi cao cổ có thiết kế rãnh ở đế giày.
  • Độ bền cao: Cần lựa chọn giày leo núi có độ ma sát tốt, hạn chế trơn trượt cùng độ bền cao, chịu được tác động từ bên ngoài.
  • Mang đến sự thoải mái cho người dùng: Một đôi giày leo núi lý tưởng cần có lớp lót trong sở hữu độ êm và đàn hồi vừa phải, tạo sự thoải mái mà vẫn linh hoạt khi di chuyển.
Nên lựa chọn giày leo núi có độ ma sát tốt, hạn chế trơn trượt
Nên lựa chọn giày leo núi có độ ma sát tốt, hạn chế trơn trượt

2. Trang phục leo núi chuyên dụng

Một trong những vật dụng không thể quên khi leo núi là quần áo leo núi chuyên dụng. Những bộ quần áo này thường được thiết kế với kiểu dáng và chất liệu đặc biệt, tạo sự thoải mái và linh hoạt cho người mặc trong quá trình vận động.

Nhiều người nghĩ rằng có thể tận dụng luôn quần áo bình thường nếu trời mát mẻ. Tuy nhiên, vẫn có quần áo leo núi mùa hè hoặc những vận dụng cho trekking chuyên dụng cho mọi thời tiết. Nhìn chung thì trang phục leo núi chuyên dụng sẽ bảo vệ bạn khỏi điều kiện thời tiết khắc nghiệt trên núi cao cũng như những tác động từ môi trường bên ngoài.

Giá thành: 300.000 – 3.000.000VNĐ.

Lưu ý khi lựa chọn trang phục leo núi: Dù là trang phục leo núi nữ hay của nam thì bạn đều cần cân nhắc những điểm sau:

  • Phù hợp với thời tiết và địa hình: Nếu thời tiết nóng hoặc mát mẻ, bạn nên ưu tiên chọn trang phục có chất liệu thấm hút. Nếu vào thời tiết lạnh, mưa thì nên chuẩn bị thêm áo dù, áo gió chống nước.
  • Lựa chọn chất liệu phù hợp: Chọn quần áo được làm từ chất liệu bền bỉ, có độ co giãn cao đồng thời thấm hút mồ hôi tốt. Một số gợi ý đó là vải cotton, kaki,…
  • Quan tâm đến độ gọn nhẹ: Ưu tiên những trang phục gọn nhẹ, có thể bảo quản dễ dàng khi di chuyển ví dụ như áo khoác gió.
  • Một số trang phục nên hạn chế khi leo núi: Đối với quần leo núi, nên hạn chế những loại quần quá ngắn hoặc bó sát chân gây khó khăn trong quá trình vận động. Tốt nhất bạn hãy lựa chọn những chiếc quần leo núi chuyên dụng hoặc quần dài có độ rộng vừa phải.
Nên ưu tiên những trang phục gọn nhẹ tạo sự linh hoạt khi di chuyển
Nên ưu tiên những trang phục gọn nhẹ tạo sự linh hoạt khi di chuyển

3. Đồ ăn giàu năng lượng và nước uống bù điện giải

Trong một hành trình leo núi dài với nhiều khó khăn, việc chuẩn bị nước uống và đồ ăn mang đi leo núi là vô cùng cần thiết. Những vật dụng này sẽ giúp bạn luôn duy trì một thể lực tốt đồng thời tránh bị hạ đường huyết hay mất sức.

Lưu ý khi chuẩn bị đồ ăn và nước uống:

  • Số lượng đồ ăn cần mang theo: Bạn có thể cân đối lượng đồ ăn và nước uống mang theo dựa vào số lượng người và thời gian của chuyến đi.
  • Một số thực phẩm nên chuẩn bị: Với chuyến leo núi trong ngày, hãy ưu tiên đồ ăn vặtnhư lương khô, ngũ cốc, mì gói, bánh mì, xúc xích,…
  • Bên cạnh đó bạn cũng nên chuẩn bị nước lọc thay vì các loại nước tăng lực.
  • Ngoài những loại đồ ăn mang đi leo núi quen thuộc, có thể cân nhắc mang theo các loại thanh năng lượng, gói đường glucose phòng khi cơ thể mất sức, mệt mỏi.

4. Thuốc đau bụng, thuốc tiêu chảy và các thiết bị y tế cơ bản

Đừng bao giờ leo núi mà bạn không chuẩn bị những vật dụng y tế cần thiết. Sự chuẩn bị này sẽ đảm bảo an toàn cho những người leo núi trong những trường hợp khẩn cấp như đau ốm, cảm nắng, dị ứng,… hay gặp chấn thương.

Lưu ý khi chuẩn bị thiết bị y tế:

  • Các loại thuốc cần chuẩn bị: Thuốc đau bụng, thuốc hạ sốt, thuốc kháng viêm, tiêu chảy, viên sủi
  • Những thiết bị y tế cần chuẩn bị: Bạn nên mang theo đầy đủ những thiết bị như dụng cụ sơ cứu như băng gạc, thuốc cảm, thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh, vitamin, thuốc xịt côn trùng,…
  • Cách bảo quản: Để tất cả những thiết bị y tế này vào một chiếc túi nhỏ và đảm bảo dễ dàng lấy ra trong những trường hợp khẩn cấp.
Chuẩn bị những thiết bị y tế cơ bản để đảm bảo sức khỏe ổn định
Chuẩn bị những thiết bị y tế cơ bản để đảm bảo sức khỏe ổn định

5. Balo leo núi chứa nhiều ngăn

Balo leo núi chuyên dụng không thể thiết trong danh sách những vật dụng cần thiết cho chuyến du lịch. Chúng thường được thiết kế với nhiều ngăn và túi nhỏ giúp bạn dễ dàng bảo quản tất cả vật dụng trong suốt chuyến đi.

Đặc biệt với phần dây đeo, balo sẽ làm giảm áp lực tác động lên cơ thể, giúp người leo núi duy trì sức mạnh và sự linh hoạt khi di chuyển trên địa hình đồi núi hiểm trở.

Giá thành: 500.000 – 3.000.000 VNĐ.

Lưu ý khi lựa chọn balo leo núi:

  • Lựa chọn dung tích balo phù hợp: Bạn nên cân đối số lượng vật dụng mang theo và thể trạng, cân nặng cơ thể để sử dụng balo có dung tích phù hợp.
  • Sử dụng balo leo núi có độ bền cao: Ưu tiên những chiếc balo có sức chứa lớn, dễ dàng khi lấy đồ đồng thời làm từ vật liệu bền bỉ, chống thấm nước tốt.
  • Lựa chọn balo có trọng lượng nhẹ: Balo leo núi lý tưởng cần đảm bảo sở hữu trọng lượng nhẹ, có thể gấp gọn dễ dàng.
Người leo núi nên chuẩn bị một số vật dụng như điện thoại, sạc dự phòng, dao,...
Người leo núi nên chuẩn bị một số vật dụng như điện thoại, sạc dự phòng, dao,…

6. Áo mưa leo núi

Dù trước khi bắt đầu hành trình bạn đã luôn xem trước dự báo thời tiết và lựa chọn đi vào mùa leo núi tuy nhiên việc gặp phải điều kiện bất thường là không tránh khỏi. Trong hành trình leo núi, đôi khi bạn sẽ gặp điều kiện thời tiết không mấy lý tưởng như mưa, sương mù.

Vậy nên việc chuẩn bị áo mưa cho chuyến đi là vô cùng cần thiết. Vật dụng này giúp cơ thể luôn khô ráo và ấm áp, hạn chế sự ảnh hưởng của mưa gió hay nhiệt độ lạnh. Từ đó giúp người leo núi luôn duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định cùng một sức khỏe tốt.

Giá thành: 100.000 – 500.000 VNĐ.

Lưu ý khi lựa chọn áo mưa:

  • Sử dụng áo mưa có độ bền cao: Người leo núi nên ưu tiên chọn những chiếc áo mưa có độ bền tốt cùng trọng lượng nhẹ, dễ dàng cất gọn trong balo.
  • Quan tâm đến khả năng chống nước: Lựa chọn áo mưa có độ chống thấm nước hiệu quả sẽ đảm bảo quá trình hoạt động thuận lợi nhất.
  • Một số gợi ý phù hợp cho chuyến leo núi là áo mưa bộ gọn nhẹ và áo mưa Poncho dạng cánh dơi.

7. Điện thoại và sạc dự phòng (PowerBox)

Khi leo núi, chắc chắn không có wifi và gần như không có 4G nhưng vẫn có thể có sóng điện thoại. Vậy nên, trước khi leo núi bạn cần cần lưu số của Poster leo núi, hoặc số điện thoại xã phường bạn đang leo núi. Nếu có vấn đề gì thì bạn vẫn có thể liên lạc được ra bên ngoài để kêu gọi sự trợ giúp.

Sạc dự phòng (PowerBox) luôn đảm bảo cung cấp điện đầy đủ cho smartphone và các món đồ công nghệ khác trong suốt quá trình leo núi.

Giá thành: 200.000 – 500.000 VNĐ.

Lưu ý khi lựa chọn điện thoại và sạc dự phòng:

  • Nên chọn các cục sạc dự phòng trên 10.000mAh và trọng lượng nhẹ dưới 500 g.
  • Không cần mang cục phát wifi vì trong rừng gần như không có sóng 4G.
  • Ứng dụng cần thiết cho chuyến leo núi có thể kể đến như Google Maps, ứng dụng thời tiết Accuweather, ứng dụng la bàn có độ chính xác cao GPS Status & Toolbox .v.v.v

8. Kem chống muỗi

Trên núi cao là điều kiện sinh trưởng lý tưởng của nhiều loại muỗi, côn trùng. Vậy nên nếu dự định leo núi qua đêm, bạn nên đem theo các loại kem chống muỗi để bảo vệ bản thân khỏi sự tấn công của các loại động vật này.

Lưu ý khi lựa chọn kem chống muỗi:

  • Xem xét thành phần thật kỹ trước khi lựa chọn kem chống muỗi: Bạn chỉ nên mang theo sản phẩm này khi không mẫn cảm với bất cứ thành phần nào. Tốt nhất hãy bôi thử thuốc vào một vùng da nhỏ, đảm bảo không xuất hiện tình trạng kích ứng, mẩn ngứa mới sử dụng cho toàn cơ thể.
  • Hướng dẫn cách bôi chuẩn: Kem chống muỗi có thể bôi lên tay, chân hoặc chăn để phòng chống côn trùng. Khi sử dụng cần tránh một số vị trí như mắt, mũi, miệng, vết thương hở.

9. Túi ngủ/lều

Với những chuyến qua đêm, việc chuẩn bị thêm những vật dụng cần thiết cho việc leo núi là lều hoặc túi ngủ là ứng dụng cần thiết cho chuyến leo núi. Vật dụng này đem lại một giấc ngủ ngon đồng thời bảo vệ bạn khỏi những điều kiện thời tiết bất lợi hay sự tấn công của côn trùng.

Giá thành: Từ 300.000 – 12.000.000 VNĐ

Lưu ý khi lựa chọn lều, túi ngủ chống muỗi:

  • Lựa chọn kích thước lều phù hợp: Người leo núi có thể căn cứ vào số lượng thành viên leo núi để lựa chọn kích thước lều phù hợp.
  • Quan tâm đến chất lượng lều cắm trại và túi ngủ: Bạn nên sử dụng lều cắm trại có trọng lượng vừa phải phù hợp cho quãng đường xa đồng thời bền bỉ và chống thấm nước tốt. Với túi ngủ, cần quan tâm đến độ thoải mái, khả năng giữ nhiệt cũng như độ gọn nhẹ. Tốt nhất hãy tiên chọn mua lều, túi ngủ từ những thương hiệu uy tín như Decathlon.
Lựa chọn những loại lều, túi ngủ đến từ những thương hiệu uy tín
Lựa chọn những loại lều, túi ngủ đến từ những thương hiệu uy tín

10. Dụng cụ sinh tồn

Những vật dụng cần thiết cho leo núi liên quan đến sinh tồn như còi, la bàn, bật lửa, bản đồ,… sẽ hỗ trợ chúng ta trong những trường hợp khẩn cấp như lạc đường hoặc phải ngủ lại một đêm trên núi.

Với những vật dụng cần thiết khi leo núi trên, người leo núi sẽ dễ dàng hơn trong việc xác định phương hướng hoặc đưa ra tín hiệu cầu cứu với mọi người. Từ đó bảo đảm an toàn trong với sự cố bất ngờ xảy ra.

Giá thành: 50.000 – 200.000 VNĐ.

Lưu ý khi lựa chọn dụng cụ sinh tồn:

  • Cân nhắc đến số lượng dụng cụ: Bạn chỉ nên mang theo những dụng cụ thực sự cần thiết, ưu tiên vật dụng gọn nhẹ, có thể cất trong balo dễ dàng.
  • Đảm bảo tất cả dụng cụ hoạt động tốt: Trước khi đem theo, bạn nên kiểm tra tất cả dụng cụ trên để xác định chúng hoạt động tốt, từ đó tránh rủi ro xảy ra trong chuyến đi.

11. Gậy leo núi

Gậy leo núi được coi là người bạn thân thiết dành cho các phượt thủ trên hành trình chinh phục những cung đường mới. Vật dụng này có tác dụng giảm tải trọng lượng tác động lên đôi chân đồng thời phân bổ chúng vào vai, tay và lưng.

Nhờ đó giúp chân đỡ mỏi, hạn chế các chấn thương đồng thời bảo vệ sức khỏe đầu gối khi phải di chuyển trong thời gian dài. Ngoài ra gây leo núi còn hỗ trợ bạn giữ thăng bằng tốt hơn, tăng cường sức bền, khả năng chịu đựng khi đối mặt với địa hình hiểm trở.

Gậy leo núi thường được nghĩ là dụng cụ leo núi chuyên nghiệp nhưng thực chất thì đây chính là vật dụng không thể thiếu cho bạn ở mọi địa hình núi.

Giá thành: 200.000 – 1.000.000 VNĐ.

Lưu ý khi lựa chọn gậy leo núi:

  • Quan tâm đến độ gọn nhẹ: Ưu tiên lựa chọn gậy leo núi có thể xếp gọn và mang theo dễ dàng.
  • Lựa chọn chất liệu của gậy: Chọn gậy làm từ nhôm hợp kim để vật dụng này tăng cường độ cứng đồng thời giảm thiểu trọng lượng hiệu quả.
  • Lựa chọn gậy leo núi đa năng: Bạn cũng có thể sử dụng những chiếc gậy leo núi có tích hợp thêm một số chức năng như la bàn, còi, camera,…
Gậy leo núi hỗ trợ giữ thăng bằng, tăng cường sức bền và hạn chế chấn thương
Gậy leo núi hỗ trợ giữ thăng bằng, tăng cường sức bền và hạn chế chấn thương

12. Găng tay leo núi

Găng tay giúp chống nước, giữ ấm đồng thời bảo vệ đôi tay của bạn khỏi các tác động từ môi trường bên ngoài. Ngoài ra sự hỗ trợ của vật dụng này sẽ góp phần tăng cường ma sát ở những đoạn trắc trở cần đến sư hỗ trợ của với dây thừng, giúp quá trình này dễ dàng hơn.

Giá thành: 100.000 – 600.000 VNĐ.

Lưu ý khi lựa chọn :

  • Lựa chọn găng tay có chất lượng tốt: Nên lựa chọn găng tay dài ngón mang đến khả năng chống chịu tốt, bảo vệ an toàn cho đôi tay.
  • Quan tâm đến chất liệu: Chất liệu làm găng tay cần đảm bảo bền bỉ, chống thấm nước tốt đồng thời hút ẩm và thoát hơi hiệu quả.
Nên lựa chọn găng tay chống thấm nước tốt đồng thời hút ẩm và thoát hơi hiệu quả
Nên lựa chọn găng tay chống thấm nước tốt đồng thời hút ẩm và thoát hơi hiệu quả

13. Kính mắt, mũ, bó gối

Ngoài những trang phục leo núi cơ bản, bạn cũng có thể cân nhắc mang theo một số phụ kiện leo núi như:

  • Kính mắt: Bảo vệ đôi mắt khỏi tác động từ khói bụi hay ánh nắng mặt trời.
  • Mũ: Phòng ngừa say nắng, giúp cơ thể luôn duy trì nhiệt độ lý tưởng đồng thời giữ trạng thái và tinh thần tốt xuyên suốt chuyến đi.
  • Bó gối: Bảo vệ cơ thể khỏi các chấn thương trong quá trình leo núi.

Lưu ý khi lựa chọn phụ kiện leo núi:

  • Quan tâm đến đặc điểm khu vực leo núi: Bạn nên cân nhắc những vật dụng mang theo dựa vào nhu cầu và đặc điểm thời tiết, địa hình của khu vực leo núi.
  • Ưu tiên trang phục gọn nhẹ: Lựa chọn trang phục có trọng lượng nhẹ đồng thời gấp gọn dễ dàng sẽ giúp quá trình di chuyển dễ dàng và linh hoạt hơn.

14. Vật dụng bổ sung

Để đảm bảo chuyến leo núi thuận lợi nhất bạn cũng nên chuẩn bị thêm những vật dụng như:

  • Dao: Có thể dùng để gọt hoa quả, cắt thái thức ăn hoặc phòng vệ trong những trường hợp khẩn cấp.
  • Kem chống nắng: Bảo vệ làn da khỏi tác động của tia UV trong ánh sáng mặt trời.
  • Thiết bị định vị GPS: Giúp bạn dễ dàng tìm kiếm đường đi khi không có điện thoại hay bản đồ đồng thời hỗ trợ trong quá trình tìm kiếm với trường hợp khẩn cấp.
Decathlon tự tin mang đến bạn các sản phẩm cần thiết cho chuyến leo núi chất lượng
Decathlon tự tin mang đến bạn các sản phẩm cần thiết cho chuyến leo núi chất lượng

Ngoài việc chuẩn bị đầy đủ những vật dụng trên, bạn cũng cần lưu ý một số điều như sau:

  • Tối ưu số lượng đồ mang theo: Bạn không nên mang quá nhiều đồ mà chỉ mang những vật dụng cần thiết nhất để tạo sự thuận lợi và linh hoạt khi di chuyển. Tốt nhất hãy lên một danh sách các vật dụng cần chuẩn bị để đảm bảo không bỏ sót món đồ nào.
  • Chuẩn bị trước cho bản thân một thể lực tốt: Hành trình leo núi yêu cầu người tham gia có đủ sự bền bỉ, kiên trì cũng như sự tỉnh táo. Vậy nên hãy chuẩn bị cho bản thân một thể lực tốt thông qua các bài tập thể hình để có một chuyến đi thuận lợi nhất.
  • Học cách sử dụng các vật dụng sinh tồn: Việc hiểu rõ cách sử dụng của tất cả vật dụng mà mình chuẩn bị sẽ giúp bạn chủ động hơn trong những tình huống xấu.
  • Tìm hiểu trước về địa điểm leo núi: Bạn có thể tham khảo một số thông tin trên internet hay qua chia sẻ thực tế của người đi trước về khu vực mà mình sẽ tham gia leo núi. Từ đó rút ra kinh nghiệm cho bản thân trong hành trình sắp tới.
  • Quan tâm đến dự báo thời tiết: Trước khi xuất phát bạn nên theo dõi dự báo thời tiết để đảm bảo hành trình của mình diễn ra thuận lợi nhất cũng như chuẩn bị vật dụng đối phó với các điều kiện thời tiết khắc nghiệt như mưa, nắng, gió mạnh.
  • Lựa chọn leo núi cùng hướng dẫn viên hoặc người bản địa: Nếu bạn không có quá nhiều kinh nghiệm leo núi, hãy nhờ đến sự giúp đỡ của hướng dẫn viên hoặc người bản địa để có một chuyến đi thuận lợi nhất.

Trên đây là tổng hợp đầy đủ nhất những vật dụng cần thiết cho chuyến leo núi. Mong rằng với những chia sẻ này bạn sẽ có một chuyến đi thuận lợi và an toàn nhất. Đừng quên liên hệ Decathlon qua số hotline 18009044 hoặc Fanpage Decathlon Việt Nam để sở hữu những sản phẩm với chất lượng tốt cùng giá thành hợp lý nhất nhé.