Chế định xét xử phúc thẩm thuộc ngành luật nào? [Chi tiết 2024]

Hiện nay, khi xã hội ngày càng phát triển đã kéo theo nhiều vấn đề phát sinh. Đặc biệt là các tệ nạn xã hội ngày càng nhiều. Chính vì vậy, pháp luật nước ta ban hành các quy phạm pháp luật để điều chỉnh các hành vi của con người và một văn bản luật có thể quy định nhiều quy phạm pháp luật để cùng điều chỉnh cho hành vi con người.

Sau đây, xin mời Quý bạn đọc cùng theo dõi bài viết Chế định xét xử phúc thẩm thuộc ngành luật nào? [Chi tiết 2022] để cùng giải đáp các thắc mắc.

1. Chế định pháp luật là gì?

Hiện nay pháp luật nước ta chưa có một văn bản nào quy định về chế định là gì. Tuy nhiên, có một quan điểm về chế định pháp luật hay còn gọi là định chế pháp luật hoặc chế định là tập hợp một nhóm quy phạm pháp luật có đặc điểm giống nhau để điều chỉnh về nhóm quan hệ xã hội tương ứng trong phạm vi một ngành luật hoặc nhiều ngành luật. Chế định có thể được hiểu theo nghĩa rộng hoặc có thể nghĩa hẹp. Nghĩa chung và rộng là những yếu tố cấu thành cơ cấu pháp lý của thực tại xã hội và nghĩa hẹp là tổng thể các quy phạm, quy tắc của một vấn đề pháp lý.

Theo quan điểm của tác giả tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau thì chế định pháp luật là một tập hợp gồm hai hay một số quy phạm pháp luật điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội có tính chất chung và liên hệ mật thiết với nhau.

Ví dụ: Ngành luật dân sự có các chế định như chế định quyền sở hữu, chế định hợp đồng, chế định thừa kế..Ngành luật hình sự có các chế định như các tội xâm phạm an ninh quốc gia, các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người; các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân…

2. Các đặc điểm, thuộc tính của chế định pháp luật:

Cơ cấu bên trong của pháp luật có những đặc điểm ở tính đa dạng của các chế định. Trong đó có chế định pháp luật liên ngành, nghĩa là có quan hệ đến một vài ngành luật. Các chế định pháp luật liên ngành được hình thành, cũng như hoạt động không giống nhau. Hiến pháp là cơ sở pháp lý của tất cả những chế định pháp luật. Việc xác định đúng tính chất chung của mỗi nhóm quan hệ xã hội từ đó đề ra các quy phạm tương ứng có ý nghĩa quan trọng. Đây là cơ sở pháp lý để tạo ra cơ cấp pháp lý của một ngành luật. Không thể xây dựng được một văn bản pháp luật tốt cũng như một ngành luật hoàn chỉnh nếu không xác định rõ giới hạn và nội dung của các chế định pháp luật. Nhiều chế định hợp lại sẽ cấu thành ngành luật và các ngành luật hợp lại sẽ tạo thành một hệ thống pháp luật.

Chế định pháp luật mang tính chất nhóm và mỗi chế định có một đặc điểm riêng nhưng chúng đều có mối liên hệ nội tại, thống nhất với nhau, chúng không tồn tại một cách biệt lập. Việc xác định ranh giới giữa các chế định nhằm mục đích tạo ra khả năng để xây dựng hệ thống quy phạm pháp luật phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội. Và phải đặt ra các chế định trong mối liên hệ qua lại trong một chỉnh thể thống nhất của pháp luật cũng như một ngành luật. Mỗi chế định pháp luật dùng mang đặc điểm riêng những nó cũng cần tuân theo các quy luật vật động khách quan, chịu sự ảnh hưởng, tác động của chế định khác trong hệ thống pháp luật.

3. Chế định của Luật TTHS

Luật tố tụng hình sự là tổng thể quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Luật tố tụng hình sự “quy định trình tự, thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng, của các cơ quan, tổ chức và công dân; hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự, nhằm chủ động phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội” (Điều 1 Bộ luật tố tụng hình sự do Quốc hội thông qua ngày 26-11-2003).

Luật tố tụng hình sự bao gồm các chế định chủ yếu sau đây:

a) Chế định nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự;

b) Chế định cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng;

c) Chế định người tham gia tố tụng;

d) Chế định chứng cứ;

đ) Chế định các biện pháp ngăn chặn;

e) Chế định khởi tố vụ án, khởi tố bị can;

g) Chế định điều tra, truy tố,

h) Chế định xét xử sơ thẩm;

i) Chế định xét xử phúc thẩm;

k) Chế định thi hành án;

1) Chế định xét lại bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật;

m) Chế định thủ tục đặc biệt;

n) Chế định hợp tác quốc tế.

Nguồn chủ yếu của luật tố tụng hình sự là Bộ luật tố tụng hình sự do Quốc hội thông qua ngày 26-11-2003, có hiệu lực ngày 01-7-2004, Nghị quyết số 24/2003/QH11 ngày 26-11-2003 về việc thi hành Bộ luật tố tụng hình sự và các văn bản hướng dẫn thi hành luật.

4. Câu hỏi thường gặp

4.1. Chế định hình sự là gì?

Luật hình sự gồm những quy phạm pháp luật quy định hành vi nào là tội phạm và phải chịu hình phạt như thế nào.

4.2. Chế định điều tra thuộc ngành luật nào?

Xác định đúng đắn các ngành luật và ranh giới giữa các ngành luật có ý nghĩa quan trọng trong quá trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật cũng như việc hệ thống hoá pháp luật. Hiện nay trong từng ngành luật có rất nhiều chế định, Chế định điều tra thuộc ngành luật tố tụng hình sự.

4.3. Xét xử phúc thẩm thuộc chế định ngành luật nào?

Xét xử phúc thẩm thuộc chế định ngành luật TTHS.

Trên đây là nội dung về Chế định xét xử phúc thẩm thuộc ngành luật nào? [Chi tiết 2022] mà ACC cung cấp đến bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu về vấn đề này, nếu có thắc mắc, vui lòng truy cập website https://accgroup.vn/ để được tư vấn, hỗ trợ.