Luật BHXH số 58/2014/QH13 ngày 20-11-2014 sửa đổi và thay thế Luật BHXH số 71/2006/QH11 đã được gần 6 năm. Tuy nhiên, một số chế độ người lao động được hưởng nhiều người còn chưa hiểu rõ, trong đó có chế độ thai sản cho nam giới khi có vợ sinh con.
- Phô Mai Con Bò Cười Bao Nhiêu Calo? Những Lưu Ý Khi Ăn Phô Mai Con Bò Cười Mà Bạn Cần Biết
- Lý thuyết và bài tập minh họa Chuyển động tròn đều
- Thấu kính phân kì là gì? Đặc điểm, cách vẽ, ứng dụng và bài tập (Vật lý 9)
- I. Cấu trúc Phân tích bài thơ Đồng chí của Chính Hữu
- Top 10 các loại thuốc đặt phụ khoa phổ biến hiện nay
Để làm rõ vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi nhanh với bà Trương Thanh Phương, Phó trưởng Phòng Chế độ BHXH TP HCM:
Bạn đang xem: Hiểu sao cho rõ về chế độ thai sản của nam giới
Căn cứ vào Luật BHXH số 58/2014 ngày 20-11-2014 và Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29-12-2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật BHXH. Về chế độ thai sản cho nữ sinh con, nhận nuôi con nuôi và nam có vợ sinh con được hưởng.
Điều kiện hưởng là lao động nữ sinh con, lao động nữ mang thai hộ, người mẹ nhờ mang thai hộ và người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi đã đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên hoặc từ đủ 3 tháng trở lên trong trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì được hưởng chế độ thai sản theo quy định.
Thực hành chăm sóc bé sơ sinh cho các ông bố tại Bệnh viện Hùng Vương
Điều kiện nhận trợ cấp một lần cho nam khi vợ sinh con hoặc chồng của người nhờ mang thai hộ được áp dụng đối với trường hợp tại điểm e khoản 1 điều 31 Luật BHXH sửa đổi, bổ sung năm 2014 có hiệu lực từ ngày 1-1-2016 có quy định lao động nam đang đóng BHXH mà có vợ sinh con thì được hưởng chế độ thai sản:
Điều kiện hưởng: Lao động nam phải đóng BHXH đủ 6 tháng trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con và vợ không tham gia BHXH hoặc tham gia BHXH nhưng không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản. Mức hưởng là bằng 2 tháng lương cơ sở tại tháng sinh con.
Xem thêm : Trường sĩ quan chính trị có tuyển nữ hay không?
Ví dụ: Trường hợp vợ đóng BHXH được 4 tháng, chồng đã đóng BHXH 7 tháng mà người vợ sinh con thì người vợ không được chế độ thai sản nhưng người chồng được nhận chế độ trợ cấp một lần, tức bằng 2 tháng tiền lương cơ sở (1.490.000 đồng x 2 tháng = 2.980.000 đồng) cho mỗi con.
Lưu ý: Trường hợp này chỉ được nhận trợ cấp một lần bằng 2 tháng lương cơ sở, không có trợ cấp thai sản vì người vợ chưa đóng đủ BHXH từ 6 tháng trở lên theo Luật BHXH.
Lao động nam đang đóng BHXH khi vợ sinh con được hưởng chế độ thai sản như sau: Được nghỉ 5 ngày làm việc khi vợ sinh con thường; 7 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi; trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 3 ngày làm việc; trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.
Nguồn nld.com.vn
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp