Quy định chế độ nghỉ trực của nhân viên y tế khi mang thai?

1. Quy định chế độ nghỉ trực của nhân viên y tế khi mang thai?

Nhân viên y tế là một trong những lực lượng vô cùng quan trọng bảo vệ sức khỏe của toàn dân, quyền lợi của nhân viên y tế cũng là một trong những vấn đề được đặt lên hàng đầu. Do đặc thù công việc y tế, vì vậy các nhân viên y tế (có thể là bác sĩ, y tá …) cần phải thường xuyên trực đêm không kể ngày đêm để chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân, tuy nhiên trong trường hợp mang thai thì chế độ nghỉ trực của nhân viên y tế được đặt ra. Pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể về vấn đề bảo vệ tài sản. Căn cứ theo quy định tại Điều 137 của Bộ luật lao động năm 2019 có quy định về vấn đề bảo vệ thai sản. Cụ thể như sau:

– Người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ hoặc người lao động đi công tác xa trong những trường hợp sau đây:

+ Người lao động đang mang thai trong thời gian từ tháng thứ 07, hoặc từ tháng thứ 06 trở đi (nếu làm việc tại các vùng cao, vùng sâu vùng xa, vùng biên giới hải đảo);

+ Người lao động đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, ngoại trừ trường hợp được người lao động đó đồng ý.

– Lao động nữ làm các công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm, hoặc làm các công việc có ảnh hưởng trực tiếp tới chức năng sinh sản và nuôi con khi đang mang thai, có thông báo cho người sử dụng lao động biết thì được người sử dụng lao động chuyển sang làm công việc nhẹ nhàng hơn, an toàn hơn, hoặc giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày theo quy định của pháp luật tuy nhiên không bị cắt giảm tiền lương và quyền lợi cho đến khi hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi;

– Người sử dụng lao động không được quyền áp dụng biện pháp kỷ luật sa thải/đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động vì lý do kết hôn, lý do mang thai, người lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, ngoại trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, tuyên bố mất tích hoặc đã chết, hoặc sử dụng người lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật. Trong trường hợp hợp đồng lao động hết hạn trong khoảng thời gian người lao động nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì người lao động đó sẽ được quyền ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới;

– Lao động nữ đang trong thời gian hành kinh thì mỗi ngày người lao động đó sẽ được nghỉ 30 phút, trong khoảng thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì người lao động đó mỗi ngày sẽ được nghỉ 60 phút trong giờ làm việc. Thời gian nghỉ vẫn sẽ được hưởng đầy đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.

Theo đó, nhân viên y tế khi mang thai từ tháng thứ 07 trở đi sẽ không cần phải trực vào ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa.

2. Nhân viên y tế nghỉ thai sản có được hưởng phụ cấp khu vực không?

Căn cứ theo quy định tại Mục I của Thông tư liên tịch 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT của Bộ Nội vụ, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính và Uỷ ban Dân tộc về việc hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp khu vực, có quy định cụ thể về đối tượng được hưởng chế độ phụ cấp khu vực. Cụ thể bao gồm:

– Các cán bộ và công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ công chức, trong đó bao gồm cả công chức dự bị, viên chức theo quy định của pháp luật về viên chức, những người đang trong quá trình tập sự, đang trong quá trình thử việc, lao động hợp đồng đã được sếp lương theo bảng lương do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định làm việc trong các đơn vị, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập của nhà nước được cấp có thẩm quyền quyết định thành lập;

– Các cán bộ chuyên trách, công chức ở cấp xã;

– Các cán bộ, công chức, viên chức thuộc biên chế nhà nước, đồng thời được hưởng lương theo bảng lương do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định, được cử đến làm việc tại các hội, các tổ chức phi chính phủ, các dự án, các cơ quan và tổ chức quốc tế đặt trên lãnh thổ của Việt Nam;

– Những người làm công tác cơ yếu trong lực lượng tổ chức cơ yếu;

– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, công nhân, chiến sĩ làm việc và công tác trong các cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân/quân đội nhân dân;

– Người làm việc trong các công ty hoạt động theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp nhà nước, quỹ hỗ trợ phát triển và bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, trong đó bao gồm: Các chủ thể được xác định là thành viên chuyên trách của hội đồng quản trị, thành viên trong ban kiểm soát, tổng giám đốc, giám đốc, phó tổng giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng, các chủ thể được xác định là công nhân, nhân viên trực tiếp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, viên chức chuyên môn, viên chức nghiệp vụ, nhân viên thừa hành và phục vụ làm việc theo chế độ hợp đồng lao động;

– Những đối tượng được xác định là người nghỉ hưu theo quy định của pháp luật về lao động phải nghỉ việc vì mất sức lao động, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng thay lương;

– Thương binh, bệnh binh được hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng, tuy nhiên không phải là người được hưởng lương và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.

Theo đó thì có thể nói, chế độ phụ cấp khu vực sẽ chỉ áp dụng đối với người đang làm việc và những người đang được hưởng lương hưu. Đối với người đang nghỉ hưởng chế độ thai sản thì sẽ không được hưởng chế độ phụ cấp nói chung và phụ cấp khu vực nói riêng. Hay nói cách khắc, nhân viên y tế nghỉ thai sản sẽ không thuộc một trong những đối tượng được hưởng chế độ trợ cấp khu vực.

3. Mức xử phạt hành vi ép nhân viên y tế mang thai tháng thứ 7 trực đêm?

Căn cứ theo quy định tại Điều 28 của Nghị định 12/2022/NĐ-CP, có quy định cụ thể về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về lao động nữ và đảm bảo vấn đề bình đẳng giới. Theo đó, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:

– Sử dụng người lao động đang mang thai trong khoảng thời gian từ tháng thứ 07 hoặc đang mang thai từ tháng thứ 06 nếu người lao động làm việc ở vùng cao, vùng sâu vùng xa, làm việc tại các vùng biên giới hải đảo, làm thêm giờ hoặc làm việc vào ban đêm/đi công tác xa;

– Sử dụng người lao động đang nuôi con trong khoảng thời gian dưới 12 tháng tuổi làm thêm giờ hoặc làm việc vào ban đêm/đi công tác xa, ngoại trừ trường hợp được người lao động đồng ý;

– Không thực hiện hoạt động điều chuyển công việc hoặc giảm giờ làm việc đối với người lao động nữ làm các công việc đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm hoặc các công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm, các công việc có khả năng ảnh hưởng xấu tới sức khỏe sinh sản và nuôi con khi mang thai, mà người lao động đã thông báo với người sử dụng lao động biết căn cứ theo quy định tại Điều 137 của Bộ luật lao động năm 2019, ngoại trừ trường hợp người lao động và người sử dụng lao động có thỏa thuận khác;

– Không cho lao động nữ nghỉ 30 phút mỗi ngày trong khoảng thời gian hành kinh, ngoại trừ trường hợp người lao động và người sử dụng lao động có thỏa thuận khác;

– Không cho lao động nữ trong khoảng thời gian đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi nghỉ 60 phút mỗi ngày, ngoại trừ trường hợp người lao động và người sử dụng lao động có thỏa thuận khác;

– Không đảm bảo điều kiện làm việc cho người lao động căn cứ theo quy định tại Điều 140 của Bộ luật lao động năm 2019;

– Không ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới trong trường hợp hợp đồng lao động hết hạn khi người lao động nữ mang thai hoặc khi người lao động nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Theo đó, hành vi cố tình ép người lao động trực đêm, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức vi phạm.

Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:

– Văn bản hợp nhất 19/VBHN-VPQH 2019 Luật Bảo hiểm xã hội;

– Bộ luật lao động năm 2019;

– Thông tư liên tịch 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT của Bộ Nội vụ, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính và Uỷ ban Dân tộc về việc hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp khu vực;

– Nghị định 12/2022/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, BHXH, NLĐ Việt Nam ở nước ngoài theo hợp đồng.

THAM KHẢO THÊM:

  • Bảo đảm các điều kiện về phòng y tế, nhân viên y tế trường học
  • Nhân viên y tế có được kiêm thủ quỹ và tổ trưởng không?
  • Mẫu hợp đồng thuê nhân viên y tế trường học mới nhất