Khái quát chế tài là gì? Ví dụ về chế tài
Chế tài là một trong những khái niệm thường xuyên được áp dụng vào đời sống hàng ngày với các hành vi vi phạm pháp luật. Dưới đây là giải thích về khái niệm chế tài là gì?
- Bật mí Phong thủy tuổi Thìn hợp màu gì để tài lộc phát triển
- Giao tiếp phi ngôn ngữ là gì? Tầm quan trọng của giao tiếp phi ngôn ngữ
- Fortune xếp hạng 10 "ông lớn" thống trị các hoạt động kinh doanh tại Mỹ
- Những bài thơ về mẹ ý nghĩa nhất chạm đến trái tim người đọc
- Dạy bé cách phát âm chữ v trong tiếng Việt tại nhà siêu đơn giản không phải ba mẹ nào cũng biết
Định nghĩa chế tài
Theo hệ thống pháp luật Việt Nam, chế tài là một trong ba bộ phận không thể thiếu để tạo thành một quy phạm pháp luật, bên cạnh giả định và quy định. Những chủ thể thực hiện không đúng quy tắc xử sự trong phần giả định và quy định của quy phạm pháp luật, sẽ phải gánh chịu hậu quả pháp lý (chế tài).
Bạn đang xem: Chế tài là gì? Các loại chế tài được áp dụng hiện nay
Chế tài là bộ phận dùng để xác định những biện pháp tác động mà nhà nước sẽ áp dụng với những chủ thể vi phạm nhằm đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.
Ví dụ về chế tài
Để xác định được phần chế tài trong một quy phạm pháp luật thì bạn cần phải trả lời câu hỏi: “Chủ thể đã chịu hậu quả gì khi thực hiện hành vi vi phạm?”. Trong phần ví dụ này, chúng ta cùng nhau phân tích theo ba thành phần của một quy phạm pháp luật: Giả định, quy định và chế tài.
Ví dụ: Trong Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, Điều 155 quy định tội làm nhục người khác: “Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm”.
Giả định: Phần giả định trong điều luật này là chủ thể phải chịu hậu quả khi thực hiện hành vi xúc phạm đến nhân phẩm, danh dự người khác. Phần giả định là “Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác”.
Quy định: Phần quy định không được nêu cụ thể trong quy phạm pháp luật, nhưng vẫn được hiểu ngầm. Phần quy định ở ví dụ là không được xúc phạm đến nhân phẩm, danh dự người khác.
Chế tài: Chế tài là biện pháp mà nhà nước dùng tác động đến đối tượng thực hiện hành vi vi phạm. Chế tài trong ví dụ này là “bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm”.
Ý nghĩa của chế tài
– Chế tài thể hiện thái độ của Nhà nước với những hành vi vi phạm pháp luật.
– Chế tài đảm bảo việc tuân thủ pháp luật: Chế tài có tác dụng giáo dục, ngăn ngừa hành vi bất hợp pháp, tuân thủ theo các quy phạm pháp luật trong mọi lĩnh vực trong xã hội.
– Chế tài đảm bảo an ninh cho một quốc gia thông qua các biện pháp tác động với hành vi vi phạm.
– Chế tài giúp thay đổi hành vi của xã hội thông qua những biện pháp xử lý cụ thể đối với hành vi vi phạm pháp luật.
– Chế tài kết hợp với hai phần giả định và quy định tạo nên một quy phạm pháp luật hoàn chỉnh trong hệ thống pháp luật.
Chế tài là khái niệm được sử dụng trong pháp luật
Các loại chế tài đang được áp dụng hiện nay
Xem thêm : Các Loại Phô Mai: Cách Phân Biệt Và Cách Dùng Trong Nấu Nướng
Phần khái quát chế tài là gì giúp bạn nắm được các định nghĩa và nguồn gốc của từ chế tài. Tiếp theo, phần dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ và áp dụng đúng các loại chế tài đang được áp dụng hiện nay:
Chế tài hành chính
Bộ phận trong quy phạm pháp luật hành chính dùng để xác định biện pháp xử lý của Nhà nước đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật về hành chính.
Những đối tượng này có hành vi vi phạm pháp luật về mặt quản lý nhà nước nhưng không phải tội phạm, các hành vi vi phạm của họ chưa đến mức phải xử phạt theo trách nhiệm hình sự.
Chế tài hành chính có mục đích không chỉ bảo vệ các lợi ích chung dành cho người dân và xã hội, mà còn giúp ngăn chặn các vi phạm có thể xảy ra nghiêm trọng hơn.
Chế tài hình sự
Bộ phận có trong quy phạm pháp luật hình sự, hậu quả về mặt pháp lý khi người thực hiện vi phạm những quy định trong luật hình sự. Chế tài hình sự được xây dựng, quy định trong các quy phạm pháp luật hình sự.
Chế tài hình sự dùng để xác định loại và giới hạn mức độ hình phạt có thể áp dụng đối với chủ thể thực hiện hành vi phạm tội, đã được đặt ra trong quy phạm pháp luật.
Chế tài hình sự xuất hiện nhiều nhất trong các quy phạm pháp luật và mang tính xử phạt cao hơn so với các loại chế tài khác. Chế tài hình sự mang tính răn đe, trừng phạt, tùy theo mức độ vi phạm gây ra ảnh hưởng cho xã hội mà có mức hình phạt phù hợp nhất theo đúng quy định.
Việc sử dụng chế tài hình sự chỉ xảy ra sau khi có kết quả của những quá trình điều tra và trải qua các giai đoạn tố tụng, từ đó xác định xử phạt chính xác nhất.
Chế tài hình sự được xuất hiện nhiều nhất trong quy phạm pháp luật (Ảnh minh hoạ)
Chế tài dân sự
Chế tài dân sự là hình thức cưỡng chế được sử dụng với người thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự và thực hiện những hành vi vi phạm trong quan hệ dân sự, đa phần được áp dụng các biện pháp mang tính vật chất.
Chế tài dân sự phần lớn liên quan đến vật chất, tài sản. Việc vi phạm là bên này gây ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích có tính chất tài sản của bên kia, do đó phải có sự bồi thường, hoàn trả lại cho nhau dựa vào các biện pháp chế tài dân sự.
Chế tài dân sự cũng được áp dụng với trường hợp quyền nhân thân của một chủ thể bị xâm phạm, biện pháp chế tài áp dụng thường là buộc xin lỗi, đăng bà cải chính. Tuy nhiên, nếu thiệt hại không được khắc phục hoàn toàn sau khi xin lỗi, đăng bài cải chính thì bên bị xâm phạm thường yêu cầu bồi thường thiệt hại bằng lợi ích vật chất.
Chế tài thương mại
Chế tài thương mại là hậu quả không mong muốn được áp dụng cho cá nhân, tổ chức vi phạm những cam kết trong hợp đồng mang tính thương mại. Khi chủ thể tham gia có những hành vi vi phạm trong giao kết và thực hiện hợp đồng thì phải chịu các hình thức trách nhiệm được quy định tại Luật thương mại.
Chế tài thương mại dùng để đảm bảo khung pháp lý cho hoạt động thương mại, nhà nước sử dụng các công cụ pháp lý như thiết lập các quy tắc hoạt động thương mại; kiểm soát việc thực thi các quy định đó, để điều chỉnh quan hệ thương mại.
Xem thêm : Tin tức
Chế tài thương mại là yếu tố không thể thiếu trong quan hệ kinh doanh, thương mại nhằm đảm bảo sự lành mạnh trong quan hệ kinh tế.
Chế tài thương mại đảm bảo tính lành mạnh trong kinh tế (Ảnh minh hoạ)
Chế tài kỷ luật
Chế tài kỷ luật là biện pháp xử lý của Nhà nước áp dụng với những đối tượng thực hiện hành vi vi phạm quy định trong kỷ luật lao động, học tập, công tác, các hành vi vi phạm pháp luật đã bị tòa án tuyên bố có tội hoặc bị cơ quan có thẩm quyền kết luận hành vi vi phạm bằng văn bản.
Các chế tài kỷ luật có thể bao gồm: Khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, hạ ngạch, cách chức và buộc thôi việc.
Khi nào chế tài được áp dụng
Theo phần khái quát chế tài là gì, ta thấy được chế tài là một công cụ không thể thiếu trong việc đảm bảo các chủ thể ở mỗi tình huống cụ thể, phải tuân thủ những quy định, nhằm đảo bảo nghiêm minh của pháp luật, an toàn và trật tự xã hội. Tuy nhiên, chế tài phải được áp dụng trong các trường hợp dưới đây:
– Trong từng trường hợp cụ thể, người bị hại được hưởng quyền và lợi ích khác nhau, dựa vào đặc điểm của quyền và lợi ích này để xác định biện pháp chế tài phù hợp.
– Trong mỗi trường hợp khác nhau thì hành vi vi phạm có tính chất, mức độ, đặc điểm riêng biệt, dựa vào điều này để áp dụng các biện pháp chế tài.
– Việc sử dụng các hình thức của chế tài cũng căn cứ mức độ thiệt hại gây ra, tính chất của hành vi vi phạm pháp luật trong từng trường hợp, lĩnh vực cụ thể và các vấn đề khác khi có liên quan, từ đó xác định việc tăng nặng hay giảm nhẹ khi áp dụng chế tài. Chế tài gồm các hình thức:
- Chế tài trừng trị (sử dụng trong lĩnh vực hình sự)
- Chế tài khôi phục trạng thái pháp lý ban đầu (áp dụng trong lĩnh vực hành chính và dân sự)
- Chế tài bảo vệ, chế tài bảo đảm (áp dụng trong lĩnh vực hành chính, dân sự, kinh tế)
- Chế tài vô hiệu hóa.
Chế tài là các biện pháp xác định hành vi vi phạm pháp luật (Ảnh minh hoạ)
Chế tài và hình phạt có giống nhau không?
Như vậy, hai khái niệm chế tài và hình phạt là hoàn toàn khác nhau. Chế tài không được xem giống như là hình phạt.
Chế tài và hình phạt là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau (Ảnh minh hoạ)
Kết luận
Bài viết trên đây hy vọng cho bạn những kiến thức hữu ích về chế tài là gì, các loại chế tài hiện nay, giúp bạn có thể áp dụng vào các hoạt động trong mọi lĩnh vực của đời sống hàng ngày.
Việc nắm được những khái niệm pháp luật rất cần thiết để phục vụ công việc và cuộc sống. Vì vậy, bạn hãy luôn trang bị những kiến thức cơ bản của pháp luật cho bản thân.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp