Dâu tây được xếp vào loại quả mọng, thường có màu đỏ tươi, mọng nước, vị ngọt hoặc hơi chua. Ngoài việc ăn trực tiếp, dâu tây cũng có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như mứt, thạch, sinh tố, bánh ngọt hay món tráng miệng.
Thành phần dinh dưỡng của dâu tây
Dâu tây rất giàu chất chống oxy hóa, các hợp chất thực vật và rất nhiều chất dinh dưỡng khác nhau. Dâu tây chủ yếu bao gồm nước (91%) và carbohydrate (7,7%). Chúng chỉ chứa một lượng nhỏ chất béo (0,3%) và protein (0,7%). Dưới đây là thành phần giá trị dinh dưỡng có trong 100 gram dâu tây tươi:
Bạn đang xem: Tác dụng của dâu tây? Nên ăn dâu tây vào lúc nào để phát huy tác dụng tốt nhất?
– Lượng calo: 32
– Nước: 91%
– Chất đạm: 0,7 gam
– Carb: 7,7 gam
– Đường: 4,9 gam
– Chất xơ: 2 gam
– Chất béo: 0,3 gam
– Vitamin C
– Mangan
– Folate (vitamin B9)
– Kali
Dâu tây chứa rất nhiều nước, do đó tổng hàm lượng carb của chúng rất thấp, luôn dưới 8 gam carb trong mỗi 100 gam dâu tây. Hầu hết carb của dâu tây đến từ các loại đường đơn như glucose, fructose và sucrose nhưng hàm lượng rất thấp nên không làm ảnh hưởng quá nhiều đến lượng đường trong máu, được cho là an toàn với bệnh nhân tiểu đường.
Dâu tây rất dồi dào các loại vitamin và khoáng chất, tiêu biểu như vitamin C – một chất chống oxy hóa cần thiết cho sức khỏe miễn dịch và làn da. Trong quả dâu tây cũng chứa nhiều mangan, folate và kali và một lượng nhỏ sắt, đồng, magiê, phốt pho và vitamin B6, K và E, đều là những khoáng chất cần thiết cho hoạt động của cơ thể.
Bên cạnh đó, dâu tây cũng chứa các hợp chất thực vật khác như: Anthocyanin – chất tạo ra màu đỏ tươi cho quả dâu tây; Axit ellagic – một chất chống oxy hóa có nhiều lợi ích cho sức khỏe; Ellagitannin – tốt cho đường tiêu hóa; Procyanidins – chất chống oxy hóa khác…
Tác dụng của dâu tây
1. Tăng cường sức khỏe tim mạch
Xem thêm : Dưa lê có tốt cho bà bầu không ? | Hoa Quả Fuji Fruit | Hệ thống hoa quả sạch nhập khẩu Fuji
Bệnh tim là ,một trong những nguyên nhân gây tử vong phổ biến nhất trên toàn thế giới. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ giữa các loại quả mọng, trong đó có dâu tây, đối với sức khỏe hệ tim mạch, cho thấy những người thường xuyên tiêu thụ quả mọng có nguy cơ tử vong vì bệnh tim thấp hơn nhiều.
Nhờ các chất chống oxy hóa, dâu tây có tác dụng cải thiện cholesterol HDL (cholesterol tốt), huyết áp và chức năng tiểu cầu trong máu; giảm cholesterol LDL (cholesterol xấu), các dấu hiệu viêm và các hạt LDL bị oxy hóa.
Các vitamin và khoáng chất có trong quả dâu tây cũng có thể:
– Cải thiện tình trạng chống oxy hóa máu
– Giảm căng thẳng oxy hóa
– Giảm viêm
– Cải thiện chức năng mạch máu
– Cải thiện lipid máu
– Giảm quá trình oxy hóa có hại
Tất cả những yếu tố trên đều góp phần đẩy lùi các bệnh về tim mạch.
Xem thêm: 5 loại thực phẩm dễ gây nghiện nhưng có hại cho tim mạch, tăng nguy cơ đột quỵ
2. Điều chỉnh lượng đường trong máu
Khi carb được tiêu hóa, cơ thể sẽ phân hủy chúng thành đường đơn và giải phóng chúng vào máu. Sau đó, cơ thể sẽ tiết ra insulin để các tế bào nhận đường từ máu đi nuôi dưỡng cơ thể. Sự mất cân bằng trong việc điều chỉnh lượng đường trong máu sẽ gây ra nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường và béo phì.
Trong khi đó, dâu tây làm chậm quá trình tiêu hóa glucose và giảm mức tăng đột biến của cả glucose và insulin sau một bữa ăn giàu carb. Vì chứa nhiều nước và chất xơ, nó sẽ giúp điều chỉnh lượng đường trong máu, từ đó ngăn ngừa hội chứng chuyển hóa và bệnh tiểu đường loại 2.
3. Ngăn ngừa ung thư
Ung thư là một căn bệnh đặc trưng bởi sự phát triển không kiểm soát của các tế bào bất thường. Sự hình thành và tiến triển của tế bào ung thư thường có liên quan đến căng thẳng oxy hóa và viêm mãn tính
Nghiên cứu cho thấy dâu tây có thể giúp ngăn ngừa một số loại ung thư thông qua khả năng chống lại căng thẳng oxy hóa và viêm. Dâu tây đã được chứng minh là có khả năng ức chế sự hình thành khối u ở động vật bị ung thư miệng và tế bào ung thư gan ở người. Tác dụng bảo vệ của dâu tây được thúc đẩy bởi axit ellagic và ellagitannin, những hợp chất đã được chứng minh là ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư.
Xem thêm : Bật mí màu sắc may mắn đổi vận cho 12 cung hoàng đạo trong năm 2023
4. Tăng cường miễn dịch
Do có chứa nhiều vitamin C nên dâu tây có tác dụng tăng cường miễn dịch và chống lại nhiễm trùng. Khoảng 5 quả dâu tây cỡ vừa đã đáp ứng đủ nhu cầu vitamin C trong một ngày.
5. Tốt cho xương khớp
Trong dâu tây có chứa các chất dinh dưỡng như mangan, folate, kali, magiê và các loại vitamin, đều đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe xương khớp. Tác dụng của dâu tây với trẻ nhỏ không chỉ giúp tăng cường miễn dịch mà còn tốt cho sự phát triển của xương khớp. Đối với người lớn, dâu tây cũng giúp ngăn ngừa các bệnh về xương khớp khi bước vào giai đoạn lão hóa.
6. Chống lão hóa
Biotin là hợp chất được tìm thấy trong dâu tây có tác dụng giúp tóc và móng tay chắc khỏe.
Dâu tây cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa như axit ellagic hay procyanidins, giúp duy trì các sợi đàn hồi và ngăn ngừa chảy xệ làn da, chống lại các thiệt hại gây ra bởi các gốc tự do và ngăn ngừa nếp nhăn, từ đó đem lại làn da khỏe mạnh và sáng đẹp.
7. Hỗ trợ giảm cân
Dâu tây chứa hàm lượng calo rất thấp, nhiều nước và nhiều chất xơ, do đó nó có tác dụng giữ cho bạn no lâu, hạn chế lượng thức ăn nạp vào cơ thể, từ đó hỗ trợ giảm cân. Ngoài ra, vitamin C có trong dâu tây có tác dụng tăng cường trao đổi chất và giúp cơ thể đốt cháy calo nhanh hơn.
Nên ăn dâu tây vào lúc nào?
– Ăn dâu tây vào buổi sáng: Tiêu thụ dâu tây vào khoảng 7-9h sáng sẽ giúp phát huy nhiều tác dụng nhất của loại quả này, bởi đây là thời điểm ruột non hấp thụ chất dinh dưỡng tốt nhất.
– Ăn dâu tây trước khi đi ngủ: Các chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất có trong dâu tây có tác dụng thư giãn tinh thần giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ. Bạn có thể ăn vài quả dâu tây hoặc một ly sinh tố dâu tây trước khi đi ngủ từ 30 phút đến 1h để có giấc ngủ ngon và tăng cường sức khỏe.
Lưu ý khi ăn dâu tây
Dù dâu tây có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng nếu ăn uống ai cách, bạn có thể làm ảnh hưởng tới cơ thể của mình. Dưới đây là một số lưu ý khi ăn dâu tây:
– Không nên ăn dâu tây ngay trước và sau bữa ăn: Dâu tây chứa nhiều nước và chất xơ, do đó có thể ảnh hưởng tới quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể. Nên ăn dâu tây 1h trước bữa ăn và 2h sau bữa ăn.
– Không nên ăn quá nhiều dâu tây mỗi ngày: Những hạt nhỏ của dâu tây có thể gây ra tình trạng kích ứng tại niêm mạc dạ dày, do đó những người mắc bệnh dạ dày hoặc có tiền sử bệnh này không nên ăn quá nhiều dâu tây mỗi ngày.
– Có thể dị ứng: Dâu tây có chứa một loại protein có thể gây ra các triệu chứng ở những người nhạy cảm với phấn hoa hoặc táo. Các triệu chứng phổ biến bao gồm ngứa ran trong miệng, phát ban, đau đầu và sưng môi, mặt, lưỡi hoặc cổ họng, trường hợp nghiêm trọng có thể ảnh hưởng tới hô hấp. Protein gây dị ứng được cho là có liên quan đến anthocyanins – chất tạo nên màu đỏ của dâu tây.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp