Thời gian cắt chỉ vết thương – Tam Binh Media

Cắt chỉ vết thương sau một thời gian hậu phẫu nhất định giúp vết thương mau hồi phục và hạn chế để lại sẹo.

Trước khi cắt chỉ, bác sĩ hoặc điều dưỡng sẽ làm sạch vị trí khâu. Sau đó, đầu nút của mũi khâu được nhấc lên nhẹ nhàng càng gần da nhất có thể và cắt đi, các đường chỉ còn lại sẽ được rút ra.

♥♥♥ Tại Phòng khám Đa khoa Tâm Bình Medic, khách hàng được lựa chọn cắt chỉ vết thương tại phòng khám / tại nhà với giá chỉ 50.000 VND/ lần.

Dụng cụ cắt chỉ vết thương

Thời gian cắt chỉ vết thương

Thời gian cắt chỉ phụ thuộc vào vị trí và tình trạng vết khâu ở mỗi bệnh nhân (gồm khả năng chịu lực nội tại của vết thương, lực căng hai mép của vết thương, mức độ liền thương), trung bình vào khoảng 1 – 2 tuần sau khi thực hiện khâu vết thương hoặc phẫu thuật và có thể kéo dài từ 2 – 3 tuần đối với vết khâu chịu lực.

Nhìn chung, thời gian cắt chỉ được khuyến cáo là:

  • Vết thương Da đầu: 10 – 12 ngày.
  • Vết thương Tai: 4 – 6 ngày.
  • Vết thương Mặt: 4 – 5 ngày.
  • Vết thương Lông mày: 4 – 5 ngày.
  • Vết thương Mí mắt: 4 – 5 ngày.
  • Vết thương Môi: 4 – 5 ngày.
  • Vết thương Khoang miệng: 6 – 8 ngày.
  • Vết thương Cổ: 5 – 6 ngày.
  • Vết thương Ngực: 10 – 12 ngày.
  • Vết thương Lưng: 10 – 12 ngày.
  • Vết thương Vùng bụng: 10 – 12 ngày.
  • Vết thương Chi: 10 – 14 ngày.
  • Vết thương Đầu gối, vùng khuỷu tay: 12 – 14 ngày.
  • Vết thương Bàn tay, bàn chân: 10 – 14 ngày.

Ngoài ra, thời gian cắt chỉ có sự co giãn với một số trường hợp:

  • Vết thương khuyết tổ chức phải kéo căng 2 mép lại gần nhau sẽ phải cắt chỉ lâu hơn bình thường
  • Vết thương ở người già yếu, suy dinh dưỡng sẽ để chỉ lâu hơn người khác
  • Vết thương bị nhiễm trùng sẽ phải cắt sớm khi phát hiện các dấu hiệu nhiễm trùng.
  • Vết thương dài > 10 cm có thể cắt mối bỏ mối.
  • Vết mổ đẻ:
    • Với vết mổ ngang, mổ lần đầu thì sau 5 ngày có thể cắt chỉ.
    • Đối với vết mổ ngang lần 2 trở đi thời gian cắt chỉ có thể sau 7 ngày.
    • Với vết mổ dọc thời gian cắt chỉ sẽ kéo dài thêm khoảng 2 ngày so với vết mổ ngang.

trước và sau cắt chỉ vết thương

Hậu quả của việc cắt chỉ quá sớm hoặc quá muộn?

– Các vết khâu để càng lâu (trên 14 ngày) thì khả năng để lại sẹo càng cao. Tuy nhiên, bệnh nhân không nên nôn nóng yêu cầu cắt chỉ trước thời hạn. Trường hợp vết thương chưa lành mà tiến hành cắt chỉ sớm thì tình trạng vết thương có thể trở nên xấu hơn, làm thời gian bình phục kéo dài hơn so với thông thường.

– Ngược lại, nếu cắt chỉ quá muộn có thể dẫn đến nhiễm trùng chân chỉ và tạo ra hiện tượng biểu mô hoá quanh sợi chỉ khâu, làm cho sẹo có hình xương cá. Để chỉ càng lâu thì khả năng để lại sẹo càng cao. Ngoài ra để quá ngày khiến vết thương đóng chặt các mô chắc hơn. Việc rút phần chỉ sẽ khó khăn và khiến bệnh nhân bị đau hơn rất nhiều.