Nội dung qui luật phủ định của phủ định

frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen="">
Video nội dung của quy luật phủ định của phủ định

NỘI DUNG, Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP

LUẬN CỦA

QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH

1. Khái niệm quy luật phủ định của phủ định QLPĐCPĐ là một trong ba quy luật của phép biện chứng duy vật, chỉ ra khuynh huớng sự phát triển của sự vật, hiện tượng. Sự vật, hiện tượng mới ra đời từ sự vật, hiện tượng cũ, phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.

2. Nội dung quy luật phủ định của phủ định 2. Phủ định là gì? Là sự thay thế sự vật, hiện tượng này bởi sự vật, hiện tượng khác trong quá trình vận động và phát triển_._ Bất cứ sự vật, hiện tượng nào trong thế giới đều trải qua quá trình sinh ra, tồn tại, phát triển và diệt vong. Sự vật mới ra đời là phủ định của sự vật cũ mất đi. Phủ định là điều tất yếu trong quá trình vận động và phát triển của sự vật; không có phủ định sự vật không thể phát triển. 2. Phủ định biện chứng là gì? Là cái mới ra đời thay thế cái cũ, là quá trình tự thân phủ định, tự thân phát triển, là yếu tố quan trọng trên con đường dẫn tới sự ra đời của cái mới tiến bộ hơn cái bị phủ định. Đặc điểm của nó là tính khách quan, tính kế thừa, tính lặp lại và tính tiến lên… Ví dụ: cây lúa là phủ định của hạt lúa, con gà là phủ định của quả trứng,… 2. Phủ định của phủ định: Là quá trình vận động lặp đi lặp lại và tiến lên của sự vật, hiện tượng và có sự ra đời của cái mới. Sự phát triển của sự vật dường như trở về trạng thái ban đầu nhưng ở thang bậc, trình độ cao hơn. Ví dụ: trong quá trình hạt thóc phát triển thành cây lúa , rồi cây lúa cho ra nhiều hạt thóc, thì những hạt thóc sau này là phủ định của phủ định của hạt thóc ban đầu, từ 1 hạt thóc ta thu được rất nhiều hạt thóc. => Quy luật phủ định của phủ định coi sự phát triển của sự vật, hiện tượng là do mâu thuẫn bên trong chúng quy định, phản ánh mối liên hệ, sự kế thừa thông qua khâu trung gian giữa cái bị phủ định và cái phủ định, là điều kiện cho sự phát triển theo đường xoáy ốc của sự vật, hiện tượng.

3. Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật phủ định của phủ định

Chỉ ra khuynh hướng tiến lên của sự vận động của sự vật, hiện tượng, sự thống nhất giữa tính tiến bộ và tính kế thừa của sự phát triển. Giúp nhận thức đúng về xu hướng của sự phát triển, đó là quá trình diễn ra quanh co, phức tạp và không có bước thụt lùi. Giúp nhận thức đầy đủ hơn sự vật, hiện tượng mới ra đời phù hợp với quy luật phát triển về chất trong sự phát triển. Trong tự nhiên, sự xuất hiện của sự vật, hiện tượng mới là tự phát; còn trong xã hội, sự xuất hiện mới gắn với nhận thức và hành động có ý thức của con người. Có nhiều trường hợp sự vật, hiện tượng cũ còn mạnh hơn cái mới, cho nên cần tạo điều kiện cho cái mới phát triển hợp quy luật, kế thừa yếu tố tích cực của cái cũ, làm cho nó phù hợp với xu thế vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng cũ.

Xã hội tư bản đã có sự tiến bộ rõ rệt so với xã hội chiếm hữu nô lệ và phong kiến nhưng vẫn tồn tại xung đột giữa giai cấp tư sản và vô sản. Do đó, theo quy luật khách quan, xã hội theo mô hình tư bản chủ nghĩa sẽ phát triển thành xã hội theo mô hình xã hội chủ nghĩa. => Xã hội xã hội chủ nghĩa là sự phủ định của xã hội tư bản Và trong tương lai, có một khả năng rằng khi mâu thuẫn giai cấp giảm tới cực tiểu hoặc không còn nữa, khi đó sẽ xuất hiện một mô hình xã hội lý tưởng. => Sau 4 lần phủ định, xã hội đã quay trở về với trạng thái ban đầu (từ xã hội tiền giai cấp thành xã hội có giai cấp và rồi lại quay về không có giai cấp) nhưng đạt đến trình độ cao hơn, khi mà bản thân xã hội đã có đủ khả năng tự điều hòa mâu thuẫn nội tại, thậm chí không cần đến nhà nước.

Vấn đề 3: Sự phát triển của tư duy con người Giả sử bạn A trước khi học cấp một vốn không có kiến thức gì về các môn toán, tiếng việt,… Sau đó, bạn ấy vào học lớp 1 và dần có được những tri thức cơ bản đầu tiên. Khi lên lớp 2, bạn A lại tiếp tục thu nạp kiến thức mới, phức tạp hơn kiến thức của lớp 1. => Lúc này, phiên bản bạn A của lớp 2 chính là sự phủ định phiên bản bạn A khi còn học lớp 1. Và cứ lần lượt như vậy, bạn A của lớp 3 sẽ lại phủ định bạn A của lớp 2; lớp 4 phủ định lớp 3; lớp 5 phủ định lớp 4. Cuối cùng, bạn A tốt nghiệp cấp một và được lên cấp hai. Khi đó, bạn A cũng không có kiến thức gì về nội dung các môn học của cấp hai (giống với trạng thái trước khi vào cấp một) => Có thể thấy, sau khi trải qua 5 lần phủ định tương ứng với 5 lớp của bậc tiểu học, bạn A đã hoàn tất 1 chu kỳ phát triển và quay trở về trạng thái ban đầu nhưng ở một thang bậc, trình độ cao hơn trước.