Ý nghĩa của xét nghiệm TSH đối với các bệnh lý của tuyến giáp

1. Tìm hiểu về xét nghiệm chức năng tuyến giáp

Xét nghiệm chức năng tuyến giáp bao gồm TSH, T4 toàn phần, FT4 (nồng độ F4 tự do trong máu), T3 toàn phần, FT3, TSI… có vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh lý tuyến giáp. TSH, FT3, FT4, T3, T4 được sử dụng trong chẩn đoán cường giáp hay suy giáp.

TSH là hormone do tuyến yên tiết ra có tác dụng kiểm soát tuyến giáp sản xuất ra các hormone FT3, T3, FT4, T4 theo cơ chế điều hòa chức năng.

TSH là hormone do tuyến yên tiết ra có tác dụng kiểm soát tuyến giáp sản xuất ra các hormone FT3, T3, FT4, T4

TSH là hormone do tuyến yên tiết ra có tác dụng kiểm soát tuyến giáp sản xuất ra các hormone FT3, T3, FT4, T4.

Bác sĩ thường chỉ định một vài xét nghiệm tuyến giáp, TSH là xét nghiệm được chỉ định đầu tiên nếu nghi ngờ người bệnh mắc các bệnh về rối loạn chức năng tuyến giáp như:

– Cường giáp

– Suy giáp

– Bướu giáp đa nhân

– Bướu cổ

– Bướu basedow.

Tuyến giáp đảm nhận nhiều chức năng quan trọng của cơ thể, do đó khi có bất thường xảy ra ở các tế bào tuyến giáp, cơ thể sẽ có nhiều biểu hiện bệnh lý khác thường.

2. Kết quả xét nghiệm TSH

Định lượng TSH trong máu thường là xét nghiệm được chỉ định đầu tiên khi lâm sàng có những dấu hiệu đặc trưng của rối loạn chức năng tuyến giáp.

a. TSH bình thường

TSH là hormon kích kích tuyến giáp đóng vai trò kiểm soát nồng độ hormon giáp trong máu luôn được ổn định. Khi trong máu có ít hormon giáp, tuyến yên sẽ sản xuất ra nhiều TSH để kích thích các tế bào tuyến giáp sản xuất ra T3, T4 và đưa vào máu để tham gia hoạt động cơ thể, và ngược lại.

TSH là hormon kích kích tuyến giáp đóng vai trò kiểm soát nồng độ hormon giáp.

TSH là hormon kích kích tuyến giáp đóng vai trò kiểm soát nồng độ hormon giáp.

Chỉ số xét nghiệm chức năng tuyến giáp TSH ở người khỏe mạnh là trong khoảng từ 0,4- 4,0 mU/L.

b. TSH tăng cao thường gặp trong bệnh lý

Khi chỉ số TSH bất thường, bác sĩ thường chỉ định thêm các xét nghiệm chức năng giáp khác như FT3 hoặc FT4 để xác định chẩn đoán cũng như tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh.

Chỉ số TSH cao và FT4 thấp: Có nguy cơ mắc bệnh suy giáp do viêm tuyến giáp Hashimoto…

Trong trường hợp chỉ số TSH tăng nhẹ nhưng chỉ số FT4 vẫn nằm trong giới hạn tham chiếu bình thường, đây là một dấu hiệu của suy giáp không triệu chứng.

c. Giảm TSH là một dấu hiệu không tốt

Chỉ số TSH giảm có nghĩa là tuyến giáp đã và đang hoạt động quá mức, sản xuất ra rất nhiều hormon T3, T4.

Chỉ số TSH thấp và FT4 tăng cho thấy người bệnh bị cường giáp thường gặp nhất là bệnh Basedow.

Chỉ số TSH thấp và FT4 cũng thấp cảnh báo suy giáp thứ phát có thể là do rối loạn ở tuyến yên. Tuy nhiên, trường hợp này rất hiếm gặp.

3. Ý nghĩa khác của xét nghiệm định lượng nồng độ TSH trong máu

Ngoài tham gia chẩn đoán các bệnh lý rối loạn chức năng tuyến giáp và xác định nguyên nhân của rối loạn, xét nghiệm TSH còn là phương tiện giúp theo dõi diễn tiến của bệnh. Nếu TSH vẫn rất cao hoặc ở mức thấp kéo dài, chứng tỏ bệnh không đáp ứng với quá tình điều trị hiện tại. Bệnh sẽ trở nặng nếu bác sĩ không đổi mới phát đồ điều trị.

Xét nghiệm TSH còn có vai trò trong dự phòng bệnh tuyến giáp ở người có yếu tố nguy cơ cao. Theo dõi chức năng tuyến giáp khi tái khám định kỳ sau phẫu thuật.

Xét nghiệm TSH còn là phương tiện giúp theo dõi diễn tiến của bệnh.

Xét nghiệm TSH còn là phương tiện giúp theo dõi diễn tiến của bệnh.

Bệnh tuyến giáp là bệnh nội tiết rất hay gặp, với tỷ lệ nữ mắc bệnh nhiều hơn nam. Tầm soát bệnh tuyến giáp ở phụ nữ sau tuổi mãn kinh với xét nghiệm máu tuyến giáp nên được thực hiện mỗi năm/ lần để phát hiện sớm bất thường (nếu có).

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về xét nghiệm nồng độ TSH trong máu muốn được IVIE – Bác sĩ ơi giải đáp cũng như cách thức đặt lịch xét nghiệm thông qua ứng dụng, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline: 19003367 để được tư vấn hỗ trợ.