Chiến lược "cam kết và mở rộng" là gì?

Chiến lược “Cam kết và mở rộng” của Mĩ bao gồm 3 mục tiêu sau: + Bảo đảm an ninh của Mỹ với lực lượng quân sự mạnh, sẵn sàng chiến đấu. + Tăng cường khôi phục và phát triển tính năng động và sức mạnh của nền kinh tế Mỹ. + Sử dụng khẩu hiệu “Thúc đẩy dân chủ” để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác. Tuy nhiên nhiều người lại chưa hiểu rõ về vấn đề này. Hãy cùng ACC tìm hiểu các thông tin về chiến lược cam kết và mở rộng thông qua bài viết dưới đây để hiểu rõ thêm về vấn đề này nhé.

 chiến Lược Cam Kết Và Mở Rộng

chiến lược cam kết và mở rộng

1. Mục tiêu của chiến lược “Cam kết và mở rộng”

– Mục tiêu của chiến lược “Cam kết và mở rộng” dưới thời Tổng thống B. Clintơn bao gồm:

– Bảo đảm an ninh Mĩ với lực lượng quân sự mạnh, sẵn sàng chiến đấu

– Tăng cường khôi phục và phát triển tính năng động và sức mạnh của nền kinh tế Mĩ.

– Sử dụng khẩu hiệu “Thúc đẩy dân chủ” để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác.

2. Nội dung chiến lược “Cam kết và mở rộng”

– Cũng như chiến lược “Vượt lên ngăn chặn” của Tổng thống Bush (Cha) năm1989, một trong những cơ sở để xây dựng chính sách đối ngoại của Mỹ là phải xác định rõ lợi ích quốc gia trên các lĩnh vực quan trọng chủ chốt của bối cảnh quốc tế mới. Ban đầu chính quyền Bill Clinton vạch ra chiến lược mới là “Chiến lược mở rộng” sau đó bổ sung thêm nội dung quan trọng “Cam kết” và gọi chung là chiến lược “Cam kết và mở rộng’. “Mở rộng” có nghĩa là mở rộng cộng đồng tự do các nền dânchủ thị trường trên thế giới. “Cam kết” ở đây có thể được hiểu là Mỹ vẫn cần tham giavào các vấn đề quốc tế, không chỉ tham gia mà còn lãnh đạo, không những phải can thiệp mà còn đi đầu. Bởi lẽ chính quyền Mỹ cũng nhận thấy trong thế giới công nghệ thông tin cực kỳ nhanh nhạy như hiện nay, xu thế nhất thể hóa kinh tế khu vực vàtoàn cầu hóa nền kinh tế thế giới tăng lên, tính tùy thuộc lẫn nhau giữa các nước ngàycàng lớn. Đây là lý do khiến Mỹ đưa ra chính sách “Cam kết và mở rộng”.

=> Chiến lược “Cam kết và mở rộng” của chính quyền Bill Clinton có những nội dung chính như sau:

+ Thứ nhất , củng cố cộng đồng các nền dân chủ thị trường lớn trong đó Mỹ là hạt nhân.

+ Thứ hai, khuyến khích và ủng hộ sự giải phóng ở các nước thù địch với dân chủ và thị trường.

+ Thứ ba, khuyến khích và củng cố các nền dân chủ mới và các nền kinh tế thị trường ở mọi nơi có thể, đặc biệt là ở các nước có tầm quan trọng đặc biệt và cơ hội đặc biệt

3. Nước Mỹ từ năm 1945 đến 1973

1. Kinh tế nước Mỹ

– Sau chiến tranh thế giới thứ II, kinh tế Mỹ phát triển mạnh: công nghiệp chiếm 56,5% tổng sản lượng công nghiệp thế giới; nông nghiệp bằng hai lần 5 nước Anh, Pháp, CHLB Đức, Italia, Nhật cộng lại; nắm 50% số lượng tàu bè đi lại trên biển, ¾ dự trữ vàng thế giới, chiếm 40% tổng sản phẩm kinh tế thế giới…

– Khoảng 20 năm sau chiến tranh, Mỹ là trung tâm kinh tế – tài chính lớn nhất thế giới.

* Nguyên nhân

– Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phong phú, nhân lực dồi dào, trình độ kỹ thuật cao, năng động, sáng tạo.

– Lợi dụng chiến tranh để làm giàu từ bán vũ khí.

– Áp dụng thành công những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm, điều chỉnh hợp lý cơ cấu sản xuất…

– Các tổ hợp công nghiệp – quân sự, tập đoàn tư bản của Mĩ có sức sản xuất cao, cạnh tranh có hiệu quả ở trong và ngoài nước.

– Các chính sách và hoạt động điều tiết của nhà nước có hiệu quả.

2. Khoa học kỹ thuật

– Mĩ là nước khởi đầu và đạt nhiều thành tựu cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật hiện đại: đi đầu trong lĩnh vực chế tạo công cụ sản xuất mới; vật liệu mới; năng lượng mới; sản xuất vũ khí, chinh phục vũ trụ, “cách mạng xanh” trong nông nghiệp…

Tàu Apolo 11 đưa con người lên Mặt Trăng (1969)

3. Về chính trị – xã hội

– Cải thiện tình hình xã hội, khắc phục những khó khăn trong nước

– Duy trì và bảo vệ chế độ tư bản.

– Ngăn chặn , đán áp phong trào đấu tranh của công nhân và lực lượng tiến bộ

– Chính trị – xã hội không ổn định,mâu thuẫn giai cấp, xã hội và sắc tộc…

– Đấu tranh giai cấp, xã hội ở Mỹ diễn ra mạnh mẽ: Đảng Cộng sản Mỹ đã có nhiều hoạt động đấu tranh vì quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.

4. Về đối ngoại

– Dựa vào sức mạnh quân sự, kinh tế để triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng làm bá chủ thế giới. Mục tiêu của Chiến lược toàn cầu”:

+ Ngăn chặn, và tiến tới tiêu diệt hoàn toàn CNXH.

+ Đàn áp phong trào GPDT, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào chống chiến tranh, vì hòa bình, dân chủ trên thế giới.

+ Khống chế, chi phối các nước đồng minh.

– Khởi xướng cuộc “chiến tranh lạnh”, gây ra hàng loạt cuộc chiến tranh xâm lược, bạo loạn, lật đổ … trên thế giới (Việt Nam, Cu Ba, Trung Đông…).

– Tháng 2-1972 TT Ních xơn thăm Trung Quôc, năm 1979 thiết lập quan hệ Mỹ – Trung Quốc; tháng 5/1972 thăm Liên Xô.

– Thưc hiện chiến lược hòa hoãn để chống lại phong trào cách mạng của các dân tộc.

4.Nước Mĩ từ năm 1973 đến năm 1991

1. Tình hình kinh tế và khoa học – kĩ thuật

– Năm 1973, kinh tế Mĩ lâm vào khủng hoảng và suy thoái, kéo dài tới năm 1982

– Từ năm 1983 trở đi, kinh tế Mĩ phục hồi và phát triển trở lại, nhưng cũng chỉ ở tốc độ trung bình so với Tây Âu và Nhật Bản.

– Khoa học – kĩ thuật Mĩ tiếp tục sự phát triển , nhưng càng ngày càng bị cạnh tranh bởi Tây Âu, Nhật Bản.

2. Tình hình chính trị – xã hội

– Từ năm 1974 đến năm 1991, tình hình chính trị không ổn định, thưởng xuyên xảy ra các vụ bê bối.

– Về đối ngoại, sau khi thất bại ở Việt Nam (1975), Mĩ vẫn tiếp tục triển khai chiến lược toàn cầu và theo đuổi “ chiến tranh lạnh”, tăng cường chạy đua vũ trang, can thiệp vào các công việc quốc tế ở hầu hết địa bàn chiến lược và điểm nóng trên thế giới.

– Tháng 12 năm 1989, Mĩ và Liên Xô đã chính thức tuyên bố “chiến tranh lạnh”.

5. Nước Mỹ từ năm 1991 đến năm 2000

1. Kinh tế, khoa học kỹ thuật và văn hóa

– Thập niên 90, kinh tế suy thoái ngắn nhưng vẫn đứng đầu thế giới .

– Tổng thống Clinton(1993-2001) cầm quyền, kinh tế Mỹ phục hồi và phát triển trở lại. Kinh tế Mỹ vẫn đứng đầu thế giới: GNP là 9765 tỷ USD, GNP đầu người là 34.600USD, chiếm 25% giá trị tổng sản phẩm thế giới, chi phối nhiều tổ chức kinh tế – tài chính quốc tế như WTO, INF, G7, WB…

– KH-KT: phát triển mạnh, nắm 1/3 lượng bản quyền phát minh sáng chế của toàn thế giới

2. Khoa học, kĩ thuật

– Phát triển mạnh, nắm 1/3 lượng bản quyền phát minh sáng chế của toàn thế giới

3. Chính trị và đối ngoại

– Thập niên 90, chính quyền B.Clinton thực hiện chiến lược “Cam kết và mở rộng” với 3 mục tiêu:

+ Bảo đảm an ninh của Mỹ với lực lượng quân sự mạnh, sẵn sàng chiến đấu

+ Tăng cường khôi phục và phát triển tính năng động và sức mạnh của nền kinh tế Mỹ.

+ Sử dụng khẩu hiệu “Thúc đẩy dân chủ” để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác.

– Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, trật tự hai cực Ianta sụp đổ, Mĩ ra sức thiết lập trật tự “đơn cực” do Mĩ làm bá chủ thế giới.

– Hiện nay, nước Mĩ đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là sự đe dọa của chủ nghĩa khủng bố.

Trên đây là một số thông tin về chiến lược cam kết và mở rộng. Hy vọng với những thông tin ACC đã cung cấp sẽ giúp bạn giải đáp được những thắc mắc về vấn đề trên. Nếu bạn cần hỗ trợ hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với Công ty Luật ACC, để được chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.