Nhiều doanh nghiệp hoặc cá nhân hay thắc mắc không phân biệt được thế nào là chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán. Hôm nay, hãy cùng Kaike.vn tìm hiểu qua bài viết này nhé.
- Điều cấm kỵ trong tháng cô hồn mọi người cần lưu ý để tránh xui xẻo, bất an
- Mách bạn 15 quán bún đậu mắm tôm Hà Nội ngon nhất Thủ đô
- So sánh gạo lứt đen và gạo lứt đỏ loại nào tốt hơn
- Hồ sơ vay vốn ngân hàng mới nhất năm 2023
- Chính sách tiền tệ quốc gia là gì? Các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia
1. Chiết khấu thương mại là gì? Chiết khấu thanh toán là gì?
1.1. Chiết khấu thương mại:
Là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn. Khoản chiết khấu thương mại thường được hạch toán vào TK 521 và ghi giảm trừ doanh thu.
Khi bạn mua hàng số lượng lớn, được giảm giá theo như thỏa thuận hoặc điều khoản đã ghi rõ trong hợp đồng, thì đây là khoản chiết khấu thương mại:
– Bên bán:
Nợ 111/112/131 Tổng số tiền phải thu
Có 511 Doanh thu bán hàng (giá trị trên hóa đơn đã trừ chiết khấu thương mại; giá trị chưa thuế)
Có 3331 Thuế GTGT đầu ra
– Bên mua:
Nợ 156 Giá trị hàng hóa chưa thuế
Nợ 133 Thuế GTGT được khấu trừ
Có 111/112/131 Số tiền đã bao gồm thuế
1.2. Chiết khấu thanh toán:
Chiết khấu thanh toán chính là khoản mà người bán giảm trừ cho người mua khi thanh toán trước thời hạn (không liên quan gì đến hàng hóa mà chỉ liên quan đến thời hạn thanh toán và thỏa thuận giữa người mua và người bán nên không thể ghi giảm giá trị hàng hóa tăng giá vốn được)
Khi bạn mua hàng và thanh toán trước thời hạn, được giảm giá như đã thỏa thuận hoặc theo điều khoản đã ghi rõ trong hợp đồng, thì đây là khoản chiết khấu thanh toán:
– Bên bán:
Nợ 635 Chi phí tài chính
Có 111/112/131 Giá trị chiết khấu thanh toán trả bằng tiền mặt/TGNH/bù trừ khoản phải thu
– Bên mua:
Nợ 111/112/331 Giá trị chiết khấu thanh toán được nhận bằng tiền mặt/TGNH/ bù trừ khoản phải trả
Có 515 Doanh thu hoạt động tài chính
>> Chỉ 2.000.000đ – Sở hữu ngay công cụ hỗ trợ kế toán ưu việt
2. Thời điểm phát sinh chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán
Chiết khấu thương mại: Phát sinh khi đơn hàng được tạo lập.
Ví dụ: Công ty A mua mặt hàng ván ép của công ty B với giá bán lẻ 4,500,000 đồng/tấm. Khi mua số lượng trên 100 thì giá bán là 4,400,000 đồng/tấm.
Chiết khấu thanh toán: Phát sinh khi bên mua tiến hành thanh toán.
Ví dụ: Công ty A mua 100 ván ép của công ty B với giá 4,500,000 đồng/tấm, tổng tiền phải thanh toán là 450,000,000 đồng, được trả chậm trong vòng 30 ngày. Hai bên thỏa thuận, nếu bên A thanh toán 100% trước ngày thứ 15 thì sẽ được nhận chiết khấu 1% là 4,500,000 đồng.
3. Quy định về cách xuất hóa đơn có chiết khấu thương mại và chiết khấu hóa đơn thanh toán
Theo khoản 2.5 Phụ lục 4 kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC quy định về hóa đơn “Hàng hóa, dịch vụ áp dụng hình thức chiết khấu thương mại dành cho khách hàng thì trên hóa đơn GTGT ghi giá bán đã chiết khấu thương mại dành cho khách hàng, thuế GTGT, tổng giá thanh toán đã có thuế GTGT.
Nếu việc chiết khấu thương mại căn cứ vào số lượng, doanh số hàng hóa, dịch vụ thì số tiền chiết khấu của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau. Trường hợp số tiền chiết khấu được lập khi kết thúc chương trình (kỳ) chiết khấu hàng bán thì được lập hóa đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số hóa đơn cần điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh. Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, bên bán và bên mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào”.
- Theo quy định trên thì đối với bên bán, giá bán là giá sau chiết khấu thương mại, từ đó làm giảm thuế GTGT đầu ra, đồng thời giảm thuế TNDN phải nộp. Đối với người mua, chiết khấu thương mại sẽ được giảm trừ trực tiếp trên hóa đơn, giảm trực tiếp giá trị hàng hóa dịch vụ và thuế GTGT đầu vào của bên mua.
- Còn đối với chiết khấu thanh toán, khoản này được ghi nhận như khoản chi phí tài chính đối với bên bán và là doanh thu hoạt động tài chính với bên mua.
4. Phân biệt chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán
4.1. Giống nhau
Nội dung đều là khoản lợi của người mua được hưởng do giảm giá trị phải thanh toán tiền hàng.
4.2. Khác nhau
Khi xét về bản chất thì chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán khác nhau hoàn toàn.
Chiết khấu thanh toán (Cash discount)
Chiết khấu thương mại (Trade discount)
Khái niệm
Khoản giảm trừ cho người mua khi thanh toán tiền hàng trước thời hạn hợp đồng
Khoản giảm giá cho khách hàng khi mua hàng hóa với một số lượng lớn
Đặc điểm
Không làm giảm doanh thu ghi nhận
Làm giảm doanh thu ghi nhận
Xuất hóa đơn
Không được trừ vào giá trị hóa đơn (Do hóa đơn đã được xuất ngay tại thời điểm hoàn thành việc cung ứng hàng hóa)
Xem thêm : Top 11 hãng túi hiệu giá bình dân NỔI TIẾNG được săn đón
Được trừ vào giá trị hóa đơn, xuất hóa đơn với giá trị đã được trừ đi chiết khấu thương mại
Tác động đến các tài khoản thuế (GTGT, TNCN,…)
– Không được giảm thuế GTGT
– Là khoản chi phí tài chính của bên cung cấp và là doanh thu hoạt động của bên mua → Tăng thuế TNDN của bên mua và giảm thuế TNDN của bên mua (ghi nhận vào chi phí)
– Nếu người nhận là cá nhân kinh doanh thì khoản chiết khấu phải được khấu trừ 1% thuế TNCN và miễn thuế TNCN nếu người nhận là người tiêu dùng.
– Được giảm thuế GTGT
– Là khoản làm giảm doanh thu ghi nhận của bên bán → Giảm thuế TNDN và giảm thuế GTGT đầu ra của doanh nghiệp
– Nếu người nhận là cá nhân kinh doanh thì chiết khấu trả bằng tiền phải được khấu trừ 1% thuế TNCN và miễn thuế TNCN nếu người nhận là người tiêu dùng.
Tài khoản chiết khấu hạch toán theo Thông tư 200
TK 625 (Người bán)
TK 515 (Người mua)
TK 521 (Người bán)
Mục đích sử dụng
Phù hợp với những doanh nghiệp cần đẩy mạnh tốc độ thu hồi nợ
Phù hợp với những doanh nghiệp cần đẩy mạnh năng suất bán hàng tồn kho, góp phần hạn chế thuế GTGT doanh nghiệp phải nộp
Trên đây là những thông tin cơ bản về phân biệt chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán. Hi vọng bài viết đã giúp bạn có được cái nhìn tổng quan về hai khái niệm này, từ đó áp dụng một cách chính xác và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của mình.
Các bài viết liên quan:
Chiết khấu thương mại là gì? Hạch toán như thế nào?
Lũy kế giá trị thanh toán là gì? Cách tính như thế nào?
Bản mô tả công việc kế toán thanh toán trong doanh nghiệp
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp