1. Quy định về số lượng người được chở trên một xe máy:
Căn cứ theo quy định tại Điều 30 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 thì người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một người. Nếu vượt quá số người cho phép được chở thêm trên xe thì người điều khiển phương tiện chở quá số người cho phép sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật hiện hành.
Tuy nhiên, khi ban hành quy định pháp luật về số người được chở trên xe gắn máy thì pháp luật cũng đã lường trước được một số trường hợp khẩn cấp cần phải chở thêm người trên xe gắn máy. Hiện nay, căn cứ theo quy định tại Điều 30 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 thì có 03 trường hợp được chở tối đa 02 người trên xe mô tô, xe gắn máy. Cụ thể các trường hợp đó bao gồm:
Bạn đang xem: Lỗi đi xe máy chở theo 2 người lớn bị xử phạt bao nhiêu tiền?
– Chở người bị bệnh đi cấp cứu;
– Thực hiện áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết;
– Chở trẻ em dưới 14 tuổi.
Như vậy, ngoài 03 trường hợp được liệt kê trên thì mọi hành vi chở theo 02 người lớn khi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy đều là hành vi vi phạm pháp luật.
2. Lỗi đi xe máy chở theo 02 người lớn bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Hiện nay việc chở theo trên xe mô tô, xe gắn máy quá số người quy định thì chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính. Việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi chở theo 02 người trên xe gắn máy, xe mô tô được quy định tại Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt và được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 123/2021/NĐ-CP.
Cụ thể, căn cứ theo quy định tại điểm l khoản 2 Điều 6 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi điểm k khoản 34 Điều 2 Nghị định số 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ ban hành thì người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy chở theo 02 người trên xe trừ 03 trường hợp được phép chở thêm 02 người trên xe được quy định tại Điều 30 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 thì bị phạt tiền từ 300 nghìn đồng đến 400 nghìn đồng.
Như vậy, lỗi đi xe máy chở theo 02 người lớn bị xử phạt vi phạm hành chính với mức tiền từ 300 nghìn đồng đến 400 nghìn đồng và không bị áp dụng hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe.
3. Nếu chở 02 người lớn trên xe máy mà gây tai nạn giao thông sẽ bị xử phạt như thế nào?
Việc gây tai nạn giao thông hiện nay hầu hết do việc vi phạm giao thông của người điều khiển phương tiện gây nên. Tai nạn giao thông hiện nay diễn ra khá phổ biến, thường gây ảnh hưởng và thiệt hại đến sức khoẻ, tính mạng của người tham gia giao thông và tài sản là phương tiện giao thông. Theo đó, hành vi chở 02 người lớn trên xe máy là hành vi vi phạm pháp luật về tham gia giao thông đường bộ mà gây thiệt hại cho người khác sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo quy định tại Điều 260 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Cụ thể người tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ (ở đây là điều khiển xe máy chở 02 người lớn) mà gây thiệt hại cho người khác thì sẽ bị xử phạt theo các khung sau:
– Thứ nhất, khung 1: Bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm theo quy định tại khoản 1 Điều 260 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017:
Các trường hợp điều khiển xe máy chở theo 02 người lớn gây tai nạn giao thông bị xử phạt theo khung 1 bao gồm:
+ Làm chết người;
Xem thêm : Học sinh có thể thực hiện quyền tự do ngôn luận bằng cách nào dưới đây?
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của người đó từ 61% trở lên;
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của từ 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 12%;
+ Hành vi gây thiệt hại về tài sản (phương tiện tham gia giao thông) từ 100 triệu đồng đến 500 triệu đồng.
– Thứ hai, khung 2: phạt tù từ 03 năm đến 10 năm theo quy định tại khoản 2 Điều 260 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017:
Các trường hợp điều khiển xe máy chở theo 02 người lớn gây tai nạn giao thông bị xử phạt theo khung 2 bao gồm:
+ Điều khiển xe không có Giấy phép lái xe theo quy định pháp luật;
+ Điều khiển xe máy chở theo 02 người nhưng trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở đo được có nồng độ cồn vượt quá quy định của pháp luật hoặc có sử dụng chất ma tuý, chất kích thích mạnh khác;
+ Người vi phạm bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc có ý bỏ trốn thấy người gặp nạn không cứu;
+ Người vi phạm về việc điều khiển xe máy chở theo 02 người lớn khác không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông đường bộ;
+ Điều khiển xe máy chở theo 02 người làm chết 02 người;
+ Điều khiển xe máy chở theo 02 người gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của từ 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
+ Điều khiển xe máy chở theo 02 người gây thiệt hại về tài sản (phương tiện giao thông hoặc các tài sản khác) có giá trị từ 500 triệu đồng đến dưới 1,5 tỷ đồng.
– Thứ ba, khung 3: phạt tù từ 07 năm đến 15 năm theo quy định tại khoản 3 Điều 260 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017:
Xem thêm : 100g xôi đậu xanh bao nhiêu calo? Ăn xôi có mập không? Ăn xôi như thế nào để giảm cân?
Các trường hợp điều khiển xe máy chở theo 02 người lớn gây tai nạn giao thông bị xử phạt theo khung 3 bao gồm:
+ Điều khiển xe máy chở theo 02 người làm chết từ 03 người trở lên;
+ Điều khiển xe máy chở theo 02 người gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của từ 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ thương tật của cơ thể của những người này từ 21% trở lên;
+ Điều khiển xe máy chở theo 02 người gây thiệt hại về tài sản (ở đây là phương tiện giao thông hoặc tài sản khác có liên quan) có giá trị từ 1,5 tỷ đồng trở lên.
Ngoài ra, việc vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ, cụ thể là chở quá số người quy định trên xe máy mà xét thấy có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả được phân tích tại 3 khung hình phạt trên nếu không có sự ngăn chặn kịp thời thì người điều khiển phương tiện xe máy sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm theo quy định tại khoản 4 Điều 260 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Bên cạnh việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo những khung hình phạt nêu trên thì người điều khiển xe máy chở 02 người lớn sẽ bị áp dụng một số hình phạt bổ sung như:
– Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc cấm làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm theo quy định tại khoản 5 Điều 260 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017;
– Nếu hành vi chở theo 02 người mà người điều khiển phương tiện xe mô tô, xe gắn máy gây tai nạn giao thông thì sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng theo quy định tại điểm c khoản 10 Điều 6 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ ban hành.
Như vậy, tuỳ vào mức độ và hậu quả thiệt hại do hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông là điều khiển xe máy chở 02 người lớn thì người thực hiện hành vi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức xử phạt cao nhất là 15 năm tù và bị áp dụng một số hình phạt bổ sung.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017;
– Luật Giao thông đường bộ năm 2008;
– Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 30 tháng 12 năm 2019 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt;
– Nghị định số 123/2021/NĐ- CP của Chính phủ ban hành ngày 28 tháng 12 năm 2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp