Xuất huyết mũi ở chó hay chó bị chảy máu mũi là một dấu hiệu nguy hiểm cần cấp cứu ngay. Kèm theo căn bệnh này là một số dấu hiệu lâm sàng dễ nhận biết. Nếu phát hiện và điều trị kịp thời, khả năng chữa khỏi bệnh có thể lên đến 85%.
Vậy nguyên nhân gì khiến chó bị chảy máu mũi? Điều trị bệnh xuất huyết mũi ở chó như thế nào và ở đâu tại TPHCM?
Bạn đang xem: Kiến thức thú cưng
Hãy lắng nghe những chia sẻ sau đây của ThS.BS Thái Thị Mỹ Hạnh tại bệnh viện thú-y PETPRO.
Bệnh chảy máu mũi ở chó là bệnh gì?
Chảy máu mũi ở chó do nhiều nguyên nhân. Nhưng chiếm tỷ lệ cao nhất chính là bệnh Ehrlichiosis.Canis (E.Canis). Căn bệnh này chiếm khoảng 79% trong số những ca xuất huyết mũi ở chó. Số liệu được ghi nhận thực tế tại bệnh viện thú-y PETPRO từ 15/8/2012- 15/8/2013.
Tương tự với kết quả khảo sát tại Thái Lan. Theo Sathaporn (2012), bệnh Ehrlichiosis là căn bệnh phổ biến nhất trong các bệnh ký sinh trùng đường máu trên chó. Tỷ lệ chó mắc bệnh này còn cao hơn cả bệnh do Babesia.spp hay Anaplasma gây ra.
Tác nhân khiến chó bị bệnh chảy máu mũi
Bệnh xuất huyết mũi chó gây ra bởi Ehrlichia.sp. Đây là một loại vi khuẩn nhỏ Gram âm, không di động, họ Anaplasma Aceae.
Ở chó, có 3 loại Ehrlichia gây bệnh chính. Trong đó phổ biến nhất là E.canis. Loại vi khuẩn này chủ yếu gây bệnh trên chó, mèo và người.
Loại thứ hai là vi khuẩn E.chaffeensis, chỉ gây bệnh cho chó. Thứ ba là vi khuẩn E.ewingii gây bệnh ở chó và người.
E.canis có trong nước bọt của ve và truyền lây cho chó thông qua vết ve đốt. Khi xâm nhập vào bên trong cơ thể cún cưng, E.canis tấn công các tế bào nội mô mạch máu. Bao gồm cả bạch cầu đơn nhân và đại thực bào. Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cơ quan: phổi, tủy xương cơ khớp và hệ miễn dịch.
Mức độ nhiễm bệnh tùy thuộc vào sự phân bố của ve nâu Rhipicephalus sanguineus.
Triệu chứng lâm sàng
Vì vi khuẩn tấn công theo nhiều đường, nên bệnh có biểu hiện lâm sàng phức tạp. Việc chẩn đoán nguyên nhân chó bị chảy máu mũi cũng gặp nhiều khó khăn.
Có thể dựa vào một vài dấu hiệu được ghi nhận tại bệnh viện thú-y PETPRO như:
– Lờ đờ – Biếng ăn – Ói – Tiêu chảy – Sụt cân – Niêm mạc nhợt nhạt – Lở niêm mạc miệng (thường thấy trên mèo) – Tụ máu ở nhãn cầu – Phì đại hạch bạch huyết – Chảy mũi nước, khó thở
Trường hợp nặng, có thể thấy điểm xuất huyết trên mí mắt và dưới da bụng. Xuất huyết mũi nhỏ giọt hay thành tia. Tình trạng viêm khớp xuất hiện, dáng đi của cún cưng trở nên khập khiễng.
Ở giai đoạn cuối còn có biểu hiệu thần kinh:
– Co giật nhẹ – Thất điều vận – Ngơ ngẩn
Khi thăm khám, thường phát hiện thấy có ve trên cơ thể cún cưng. Xét nghiệm máu cũng cho kết quả thiếu máu, giảm tiểu cầu nghiêm trọng.
Chẩn đoán bệnh xuất huyết mũi ở chó
Xem thêm : Vì sao 1 không phải là số nguyên tố?
Bệnh xuất huyết mũi ở chó có nhiều biểu hiện phức tạp và đa biến chứng. Vì vậy, bệnh viện thú-y PETPRO luôn kết hợp nhiều biện pháp chẩn đoán với nhau. Tiêu biểu như chẩn đoán lâm sàng, chẩn đoán phi lâm sàng (xét nghiệm sinh lý máu, sinh hóa máu). Áp dụng cả chẩn đoán bằng xét nghiệm nhanh. Mục đích là tìm sự hiện diện của kháng nguyên hay kháng thể đặc hiệu trước khi kết luận có nhiễm E.canis hay không.
Cách điều trị bệnh xuất huyết mũi ở chó hiệu quả
Chó bị chảy máu mũi sẽ được sử dụng thuốc đặc trị trong 3-5 ngày đầu. Được uống kháng sinh doxycycline 10mg/kg liên tục trong 3 hoặc 6 tuần. Thời gian dùng thuốc tùy thuộc vào sự hồi phục của tiểu cầu.
Trường hợp thiếu máu nặng, chúng tôi còn áp dụng liệu pháp truyền máu để giữ tính mạng cho thú cưng. Sau đó, chủ động cung cấp thêm thuốc bổ máu dạng dung dịch. Chẳng hạn như thuốc Petonic, được dùng liên tục trong 21-30 ngày.
Dược chất này giúp sự hồi phục tế bào máu nhanh. Bên cạnh đó, nó còn cung cấp vitamin K3, ngăn ngừa sự chảy máu âm ĩ. Là một trong những nguyên nhân gây thiếu máu mãn tính khi chó bị xuất huyết mũi do E.canis.
Với phác đồ điều trị này, tỉ lệ thành công trong điều trị bệnh xuất huyết mũi do E.canis gây ra tại bệnh viện thú-y PETPRO thường đạt đến 80-85%.
Phòng ngừa bệnh xuất huyết mũi trên chó
Con đường truyền vi khuẩn gây xuất huyết mũi chủ yếu là do ve rận. Chính vì vậy, diệt ve cho cún cưng là điều rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe của bé. Bên cạnh đó, loại bỏ ve rận cũng là biện pháp phòng ngừa bệnh viêm da ở chó.
Đồng thời, “ba mẹ” cần cho cún cưng của mình tiêm phòng đầy đủ. Thường xuyên vệ sinh chuồng trại, tắm rửa cho bé để ngăn ngừa mầm bệnh phát triển. Ngay khi thấy chó bị chảy máu mũi hoặc có các biểu hiện của bệnh. Hãy mau chóng đưa bé đến bệnh viện thú y để được khám chữa.
Nếu bạn cần nhận thêm tư vấn, hãy liên hệ với Bệnh Viện Thú-Y PETPRO qua HOTLINE: 1800 599 941.
Chúc bạn và Boss nhiều sức khỏe!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp