Kiến thức thú cưng

Bệnh viêm gan ở chó đặc biệt xuất hiện ở những bé dưới 1 năm tuổi. Nhất là các bé chưa được tiêm phòng đầy đủ. Căn bệnh viêm gan ở chó được xếp vào nhóm bệnh truyền nhiễm lây lan nhanh. Vì vậy, các bé ở chung nhà hoặc cùng một mái ấm đều có nguy cơ mắc bệnh. Làm thế nào để nhận biết chó bị viêm gan để cách ly điều trị kịp thời? Muốn phòng tránh bệnh viêm gan cho chó thì phải làm sao?

Ngay sau đây, bạn hãy cùng PETPRO tìm hiểu xem nhé.

10 DẤU HIỆU BỆNH VIÊM GAN Ở CHÓ

Ai cũng muốn “người bạn bốn chân” của mình luôn khỏe mạnh, và vui vẻ chạy nhảy bên cạnh mình. Thế nhưng viêm gan lại là căn bệnh hết sức phổ biến ở loài chó. Bệnh có khả năng lây truyền từ bé này sang bé khác. Nếu các bé chưa được tiêm phòng đầy đủ, chúng ta buộc phải cách ly bé bị bệnh.

Vậy làm sao biết được bé nào đang bị viêm gan?

Sốt

Sốt là phản ứng của cơ thể với tác nhân gây viêm nhiễm từ bên ngoài. Nên khi chó bị viêm gan sẽ có biểu hiện này. Khi ấy, nhiệt độ trực tràng của bé sẽ dao động từ 39 – 41 độ C. Nhịp thở cũng sẽ tăng cao hơn bình thường.

Chướng bụng

Bệnh viêm gan ở chó thường gây ra hiện tượng tích tụ dịch hoặc xuất huyết nội. Vì thế, bạn sẽ quan sát thấy bụng của bé căng to.

Sưng hạch

Đi kèm với biểu hiện sốt là dấu hiệu sưng amidan sau đó. Bên cạnh đó bệnh còn làm phát sinh hiện tượng viêm họng, ho hoặc khò khè.

chó bị viêm gan

Xuất huyết, chảy máu cam

Trường hợp chó bị viêm gan cấp tính, phần da dưới bụng dần hình thành các đốm xuất huyết. Bé thường xuyên bị đau bụng, vết bầm dưới da lan rộng do hiện tượng mạch máu bị vỡ.

Vàng da

Chó bị viêm gan ở giai đoạn mãn tính, da sẽ dần chuyển sang màu vàng do các tế bào gan bị hủy hoại.

Niêm mạc và nướu nhợt nhạt

Gan bị viêm nên chức năng thải độc bị suy giảm khiến cho niêm mạc và nướu răng của chó trở nên nhợt, vàng.

Các vấn đề thần kinh

Bệnh viêm gan ở chó dẫn đến một loạt rối loạn về chuyển hóa. Tiêu biểu là sự ứ đọng không thể bài thải amoniac. Sự tích tụ amoniac “đầu độc” hệ thần kinh, gây ra các biểu hiện buồn nôn, ủ rũ, co giật.

Vào giai đoạn cuối của bệnh, các bé bắt đầu có biểu hiện mất phương hướng, hôn mê.

Viêm giác mạc

Không chỉ niêm mạc trở nên nhợt nhạt, mà giác mạc của cún cũng bị viêm phù. Màng giữa của mắt xuất hiện dấu hiệu viêm khi các triệu chứng lâm sàng khác dần rút lui. Tình trạng viêm mắt khiến cún cưng bị giảm thị lực, chảy nước mắt liên tục.

Chán ăn, giảm cân

Chó bị viêm gan có dấu hiệu chán ăn, ăn không ngon miệng. Hoặc thậm chí bỏ ăn, tình trạng này có thể kéo dài nhiều ngày khiến bé sụt cân.

Di chuyển chậm chạp

Chó bị viêm gan có xu hướng lười vận động, di chuyển chậm. Do bé cảm thấy khó chịu, cạn kiệt năng lượng do ăn ít hoặc bỏ ăn.

bệnh viêm gan ở chó

NGUYÊN NHÂN CHÓ BỊ VIÊM GAN

Trong đời sống hằng ngày, có nhiều nguyên nhân khiến cho bé cún nhà bạn bị viêm gan. Nhưng phổ biến nhất là do nhiễm virus qua đường ăn uống, tiếp xúc với dịch thải chứa virus.

Thông thường, bệnh viêm gan dễ gặp ở chó dưới 1 năm tuổi. Những bé chưa được tiêm phòng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Ngoài ra, cho bé sử dụng một số loại thuốc kháng sinh cũng là nguyên nhân gây độc cho gan. Chẳng hạn như thuốc kháng viêm steroid hoặc thuốc trị nấm.

BỆNH VIÊM GAN Ở CHÓ CÓ CHỮA ĐƯỢC KHÔNG?

Viêm gan là một căn bệnh nguy hiểm ở chó vì hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Bệnh gây tỉ lệ tử vong cao và gây thương tổn lớn cho cún cưng.

Công tác điều trị chó bị viêm gan hiện nay chủ yếu khống chế các triệu chứng. Tiêu biểu như bù nước, truyền dịch, truyền vitamin, v.v….

GIÚP CHÓ PHÒNG BỆNH VIÊM GAN NHƯ THẾ NÀO?

Mặc dù bệnh viêm gan ở chó nguy hiểm và không có thuốc điều trị. Nhưng chúng ta có thể chủ động phòng tránh căn bệnh này cho cún cưng bằng những cách sau.

Tiêm vắc xin phòng bệnh

Vắc xin phòng bệnh viêm gan cho chó được tiêm khi bé đã đủ 8 tuần tuổi. Nó thường được nhắc đến là vắc xin phòng 7 bệnh. Bởi bên cạnh bệnh viêm gan, cún cưng còn được chủng ngừa các bệnh:

– Viêm ruột

– Phổi cúm

– Ho cũi

– Parvo

– Lepto

– Corona

veterinarian vaccinating German Shepherd dog New Africa Shutterstock

Bên cạnh đó, việc tìm chọn địa chỉ tiêm phòng uy tín cũng là điều vô cùng quan trọng. Bởi một phòng khám thú y đáng tin cậy sẽ đảm bảo:

– Chất lượng vắc xin đạt chuẩn, ít tác dụng phụ

– Tay nghề bác sĩ cao, không gây khó chịu cho bé

– Chi phí tiêm phòng hợp lý.

Không thả rông chó

Chó đi rông thường hay tiếp xúc với các chất thải bên ngoài mà chúng ta khó kiểm soát. Không chỉ vậy, các bé cũng rất thích “tụ tập” với những bạn cún khác. Điều này dễ làm bé bị nhiễm virus viêm gan từ vết cắn của đồng bọn.

Vệ sinh nơi ở của bé thường xuyên

Chuồng trại, nệm ngủ là nơi ẩn náu của nhiều loại vi khuẩn, nấm bệnh và cả virus. Để bảo vệ cún cưng, bạn nên dọn dẹp, vệ sinh chỗ ngủ của bé thường xuyên. Ngoài ra, vệ sinh nhà cửa hàng ngày cũng là cách bảo vệ sức khỏe của bạn và bé.

Thường xuyên kiểm tra sức khỏe cho thú cưng

Thú cưng là động vật thân thiết với chúng ta. Vì vậy chúng cũng cần được chăm sóc y tế đủ đầy. Theo đó, bạn hãy đưa bé đi khám định kỳ, hoặc ngay khi bé có biểu hiện khác thường. Mục đích của việc khám sức khỏe thường xuyên là giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe. Từ đó, chúng ta có cách ứng phó nhanh chóng, hiệu quả hơn.

Bệnh viêm gan ở chó không chỉ làm cho cún cưng đau đớn, mà còn khiến cho chúng ta mất đi “người bạn” trung thành. Chưa kể tới, một số trường hợp chó bị viêm gan có khả năng lây cho con người. Nên để bảo vệ sức khỏe của bạn và cả gia đình, hãy tiêm phòng đầy đủ cho bé càng sớm càng tốt.

Mọi thông tin chi tiết cần Bác sĩ tư vấn và giải đáp, bạn đừng ngại gọi vào HOTLINE: 1800 599 941.

Chúc bạn và cún cưng nhiều sức khỏe!