Mẹ bầu sau sinh ăn cà tím được không là câu hỏi được khá nhiều thắc mắc, e ngại về vấn đề sức khỏe sau giai đoạn mang thai. Tuy nhiên, cà tím là loại thực phẩm rất có lợi cho sự phát triển thai nhi trong thai kỳ.
Giới thiệu về cà tím
Cà tím là loại thực phẩm mang đến nhiều công dụng hữu ích đối với sức khỏe nói chung. Theo y học cổ truyền, cà tím có vị ngọt, tính mát, có tác dụng giải độc, hoạt huyết, thanh nhiệt, tiêu viêm nên thường được dùng trong việc chữa trị các triệu chứng như ung nhọt, lở loét,…
Bạn đang xem: Mẹ bầu và mẹ bỉm sau sinh ăn cà tím được không?
Theo một kết quả đã nghiên cứu, cứu 1.000g cà tím có chứa đến 72g vitamin P có tác dụng hỗ trợ tăng cường chất kết dính giữa những tế bào trong cơ thể, phòng ngừa xuất huyết, bảo vệ huyệt quả tối đa.
Cà tím có tốt cho mẹ bầu không?
Thai nhi phát triển
Cà tím giúp mẹ bầu thúc đẩy sự phát triển của thai nhi, bởi do trong cà tím có chứa rất nhiều dưỡng chất cần thiết cho trẻ như vitamin A, B, E, niacin,… Đồng thời, cà tím còn chứa nhiều khoáng chất như kali, sắt, đồng, mangan giúp duy trì điện giải, tăng cường hàm lượng huyết sắc tố và máu.
Ngăn dị tật bẩm sinh
Hàm lượng folate trong cà tím đóng vai trò quan trọng về sự phát triển não bộ và nhận thức của thai nhi. Do đó, mẹ bầu ăn cà tím với số lượng vừa phải sẽ giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh dị tật ống thần kinh hoặc các loại bệnh lý có liên quan.
Điều hòa đường huyết
Xem thêm : Học Phí Đại Học Công nghiệp Thực Phẩm TPHCM Các Năm
Mẹ bầu khi ăn cà tím sẽ hỗ trợ kiểm soát sự gia tăng lượng đường có trong máu. Nhờ vào đó quản lý hiệu quả đường huyết nếu như mẹ bầu đang mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.
Hỗ trợ tiêu hóa
Chất xơ trong cà tím rất dồi dào giúp ngăn ngừa táo bón và cải thiện tối đa quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng. Đồng thời, mẹ bầu ăn cà tím còn làm giảm nguy cơ, khả năng mắc hội chứng ruột kích thích hoặc bệnh trĩ trong giai đoạn mang thai.
Bảo vệ tế bào
Bên trong vỏ cà tím có chứa một hợp chất hữu cơ anthocyanin hay còn được biết đến với tên gọi khác như nasunin. Đây là một loại chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào cơ thể tránh khỏi tình trạng tổn thương do những gốc tự do gây nên. Ngoài ra, nasunin có trong cà tím còn hỗ trợ ngăn ngừa tích tụ sắt dư thừa có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh lý về tim mạch và ung thư.
Kiểm soát huyết áp
Đối với những mẹ bầu đang lo ngại khi mang thai huyết áp cao có thể bổ sung cà tím vào thực đơn. Bởi đây được biết là loại thực phẩm hỗ trợ giảm huyết áp. Sự có mặt của bioflavonoid bên trong cà tím làm hạ huyết áp, tăng cường tim mạch, giảm nguy cơ xảy ra các biến chứng khi mang thai như tiền sản giật.
Mẹ bỉm sau sinh ăn cà tím được không?
Cà tím có nhiều lợi ích đối với mẹ bầu là thế, vậy còn các mẹ sau sinh có thể ăn được cà tím như mẹ bầu không? Cà tím mặc dù có thể chế biến thành nhiều món ăn độc đáo, thơm ngon, tốt cho sức khỏe, nhưng việc mẹ bỉm sau sinh ăn cà tím được không là vấn đề nan giải. Bởi do các yếu tố sau:
- Chất solanine trong cà tím có thể gây mê hoặc nặng hơn gây trúng độc nếu sử dụng quá nhiều. Ngay cả khi đã được nấu chín, chất này vẫn không thể loại bỏ hoàn toàn do đặc tính ít tan trong nước.
- Nhiều mẹ sau sinh thường có thói quen uống nước ép cà tím, điều này rất nguy hiểm khiến cơ thể tăng khả năng ngộ độc.
- Cà tím có tính hàn, sau sinh ăn cà tím sẽ có thể gây tiêu chảy.
- Sau khi ăn cà tím, nhiều mẹ sau sinh có biểu hiện ngứa miệng bởi do ảnh hưởng của protein và một số chất chuyển hóa.
Sau sinh bao lâu ăn được cà tím?
Xem thêm : 10 cầu thủ đẹp trai nhất thế giới mọi thời đại: Ai Số 1?
Sau khi đã tìm hiểu nội dung sau sinh ăn cà tím được không, câu trả lời là không. Vậy sau sinh bao lâu có thể ăn được cà tím?
Mẹ sau sinh không nên ăn cà tím bởi sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé. Thế nhưng, 6 tháng tuổi là giai đoạn bé bắt đầu ăn dặm, nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ sẽ không gây tác động quá lớn, giai đoạn này các mẹ có thể ăn cà tím.
Tác dụng phụ khi ăn cà tím quá nhiều
Cà tím tuy mang đến nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể trong quá trình mang thai. Thế nhưng, nếu ăn quá nhiều có thể gây nên:
- Tăng nguy cơ chuyển dạ sớm: Trong cà tím có chứa hàm lượng phytohormone cao, có khả năng kích thích kinh nguyệt, đồng thời chữa các vấn đề về kinh nguyệt như vô kinh. Đồng thời, cà tím còn chứa chất toxoplasmosis, khi hai chất này kết hợp với hàm lượng quá lớn sẽ làm thúc đẩy quá trình chuyển dạ sớm, sinh non.
- Khó tiêu: Nếu sử dụng cà tím chưa được nấu chín kỹ, mẹ bầu rất dễ phát sinh các vấn đề về tiêu hóa.
- Nguy cơ sinh non: Cà tím nếu không được chế biến sạch, đúng cách có thể gây nhiễm khuẩn cho mẹ bầu. Bởi trong môi trường trồng cà tím thường nhiễm ký sinh trùng toxoplasma từ đất trồng.
Bài viết trên đây là những chia sẻ của Nhà thuốc Long Châu về nội dung cà tím có tốt với mẹ bầu và mẹ bỉm sau sinh hay không. Hy vọng rằng những giải đáp của chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ thêm về những công dụng tiềm ẩn và các tác hại nếu sử dụng cà tím quá hàm lượng cho phép mỗi ngày. Hãy theo dõi Long Châu thường xuyên để biết thêm thông tin về sức khỏe cho bản thân nhé!
Tuyết Trâm
Nguồn tham khảo: Vinmec.com
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp