Giải đáp tất cả các câu hỏi về Tiêm Phòng Cho Chó. Lịch tiêm phòng cho chó, Các loại Vacxin cho chó, Tiêm phòng dại cho chó mấy mũi?
Tiêm phòng cho chó là điều quan trọng bất kỳ chủ nuôi nào cũng cần quan tâm, để bảo vệ chú chó của mình tránh khỏi nguy cơ mắc những bệnh truyền nhiễm với tỷ lệ tử vong 99%.
Bạn đang xem: Tiêm Phòng Cho Chó khi nào, bao nhiêu mũi và bao nhiêu tiền?
Bài viết bên dưới sẽ giải đáp tất tần tật cho bạn các vấn đề về tiêm phòng cho chó như: lịch tiêm phòng cho chó, các loại vacxin cho chó, lưu ý trước và sau khi tiêm phòng cho chó…
Tiêm phòng cho chó luôn khoẻ mạnh1. Tại sao cần tiêm phòng cho chó?
Môi trường sống của chó tồn tại rất nhiều loại vi rút gây bệnh. Vacxin cho chó có tác dụng kích thích hệ thống miễn dịch để chống lại các virus. Nhờ đó mà giúp chó giảm thiểu khả năng nhiễm bệnh hoặc nhiễm bệnh nhưng nhẹ hơn. Tiêm phòng còn là cách để cải thiện hệ miễn dịch cho chó, từ đó giúp các bé có khả năng chống lại các viruss gây bệnh nguy hiểm.
Các lợi ích khi tiêm phòng cho chó là:
- Giúp chó tránh khỏi những bệnh nguy hiểm, tỉ lệ chết 99% như Parvo, Caré, bệnh nhiễm trùng đường hô hấp.
- Giúp chủ nuôi giảm thiểu chi phí điều trị khi chó bị nhiễm bệnh nhưng nhẹ hơn.
- Ngăn ngừa việc lây truyền bệnh giữa chó và người, cụ thể là bệnh dại ở chó – căn bệnh gây chết trên cả người và chó.
Vậy Vacxin cho chó có hiệu quả 100% không?
Vacxin cho chó hiệu quả rất tốt trong việc phòng ngừa bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên vẫn có một số yếu tố gây ảnh hưởng đến hiệu quả của Vacxin như:
- Kháng thể từ chó mẹ: Trong 4-5 tuần đầu đời kháng thể có nguồn gốc từ chó mẹ sẽ cản trở tác dụng của Vacxin đối với chó con. Nên thời điểm tiêm chủng tốt nhất là khi chó đạt từ 6-8 tuần tuổi.
- Thời gian phát huy tác dụng của Vacxin mũi 1 là từ 10-14 ngày. Sau khi tiêm nếu tiếp xúc với nguồn bệnh ngay sau đó thì vẫn hoàn toàn có khả năng nhiễm bệnh.
- Tiêm không đủ liều Vacxin và không đúng thời gian lặp lại sẽ làm giảm hiệu quả của Vacxin.
2. Vacxin cho chó có những loại nào?
Vacxin cho chó được chia làm các nhóm gồm: Vacxin bắt buộc phải tiêm, Vacxin khuyến khích tiêm và Vacxin dại cho chó.
Trên thực tế, các loại Vacxin cho chó thường gặp nhất là: Vacxin 7 bệnh cho chó, Vacxin 5 bệnh cho chó và Vacxin phòng bệnh dại cho chó.
Vacxin 7 bệnh và Vacxin 5 bệnh cho chó2.1. Vacxin 7 bệnh cho chó là gì?
Vacxin 7 bệnh cho chó chính là loại Vacxin có tác dụng phòng 7 bệnh nguy hiểm ở chó. Bao gồm: virus bệnh Care ở chó, virus bệnh Parvo ở chó, virus bệnh viêm gan truyền nhiễm trên chó, virus bệnh viêm khí quản truyền nhiễm hay còn gọi là bệnh ho cũi chó, virus gây bệnh cúm trên chó, virus bệnh Corona ở chó (không liên quan đến virus Covid-19 ở người), và virus bệnh Lepto ở chó.
Tiêm mũi 7 bệnh cho chó bao nhiêu tiền?
Giá Vacxin 7 bệnh cho chó có giá từ 250.000 – 300.000 VND. Tuỳ theo các dịch vụ kèm theo ở mỗi phòng khám mà giá tiêm mũi 7 bệnh cho chó sẽ có sự tăng giảm.
Xem thêm : Tuổi Mão chọn màu sơn nhà nào cho năm 2022 ?
Tiêm Vacxin 7 bệnh cho chó2.2. Vacxin 5 bệnh cho chó là gì?
Vacxin 5 bệnh cho chó chính là loại Vacxin có tác dụng phòng 5 bệnh nguy hiểm. Bao gồm: Care virus, Parvo virus, viêm gan truyền nhiễm, ho cũi chó, phổi cúm.
Vacxin 5 bệnh cho chó bao nhiêu tiền?
Chính vì khả năng phòng ít bệnh hơn nên giá Vacxin 5 bệnh cho chó cũng rẻ hơn so với Vacxin 7 bệnh, Vacxin 5 bệnh có giá từ 170.000 – 250.000 VND.
Tiêm Vacxin 5 bệnh cho chó2.3. Tiêm phòng dại cho chó
Virus dại có trong nước bọt của chó bị dại, chúng được lây truyền qua vết cắn hoặc gián tiếp qua nước bọt, và phá huỷ trực tiếp chức năng thần kinh của động vật và cả người.
Theo trung tâm dự phòng và kiểm soát dịch bệnh CDC, hằng năm có tới 55.000 người chết do nhiễm virus dại. Chính vì thế, tiêm phòng dại cho chó là bắt buộc và cần nhắc lại mỗi năm.
Tiêm phòng dại cho chó là cần thiếtTiêm phòng dại cho chó bao nhiêu tiền?
Vacxin phòng dại cho chó có tên là Rabisin và chi phí để tiêm Vacxin này chỉ khoảng từ 50.000 – 100.000 VND. Ở một số khu vực ở các thành phố lớn.
Vacxin dại cho chó thỉnh thoảng sẽ được tiêm chủng miễn phí bởi đội thú y của phường, quận… nhằm đảm bảo an toàn cho sức khoẻ thú cưng và người trong khu vực.
Tiêm phòng dại cho chó mấy mũi?
Trong năm đầu tiên, cún từ 4 – 8 tháng tuổi nên được tiêm mũi Vacxin dại đầu tiên. Sau đó, tiêm nhắc lại hàng năm.
Cần tiêm phòng dại cho chó hàng năm3. Lịch tiêm Vacxin cho chó như thế nào?
Chủ nuôi nên tiêm phòng cho chó theo đúng lịch để đảm bảo được hiệu quả của Vacxin cho chó.
- Chó từ 6-8 tuần tuổi (dưới 2 tháng tuổi), tiêm mũi thứ 1 là Vacxin 5 bệnh.
- Chó từ 9-12 tuần tuổi (dưới 3 tháng tuổi), tiêm mũi thứ 2 là Vacxin 7 bệnh. Lưu ý, mũi vacxin thứ 2 không được tiêm muộn quá 4 tuần sau khi tiêm mũi 1.
- Chó từ 13-16 tuần tuổi (dưới 4 tháng tuổi), tiêm nhắc lại Vacxin 7 bệnh, đồng thời có thể tiêm Vacxin dại cho chó khi chó trước 8 tháng tuổi. Lưu ý, mũi vacxin thứ 3 không được tiêm muộn quá 4 tuần sau khi tiêm mũi 2.
- Các năm tiếp theo, tiêm nhắc lại mũi 7 bệnh và mũi dại hàng năm.
Trong 1 năm đầu, nếu chó tiêm phòng không đúng lịch, mũi sau trễ quá 4 tuần so với mũi trước đó thì được khuyến khích tiêm lại liệu trình các mũi vacxin từ đầu.
Hoặc trong trường hợp, bé Cún được nhận nuôi và chủ nuôi không chắc Cún đã được tiêm bao nhiêu mũi thì nên tham khảo bác sĩ thú y, và thường sẽ được tư vấn tiêm lại các mũi vacxin từ đầu.
4. Trước khi tiêm phòng cho chó cần chuẩn bị gì?
Để Vacxin cho chó đạt hiệu quả tối ưu và hạn chế tác dụng phụ, chủ nuôi cần lưu ý một số điều trước khi tiêm phòng cho chó, đặc biệt là khi tiêm phòng cho chó con.
Xem thêm : TRANG THÔNG TIN PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
Cần tiêm phòng cho chó con mũi đầu tiên trong vòng 6-8 tuần. Đây là giai đoạn cực kỳ nhạy cảm, kháng thể từ chó mẹ truyền giảm, cơ thể cún con khá yếu ớt. Trước khi tiêm phòng cho chó con cần theo dõi và đảm bảo sức khoẻ của cún ổn định, ăn uống bình thường, không tiêu chảy, không ói, không sốt và các dấu hiệu bệnh khác.
Lưu ý chung cho Cún khi tiêm phòng:
- Chó nên được tẩy giun trước khi tiêm Vacxin 1 tuần.
- Đối với bé cún dự định mang thai cần chú ý tiêm trước ngày phối giống, thời gian mang thai không nên chích Vacxin.
- Những bé cún tái tiêm phòng cần lưu ý sức khỏe, ổn định. Không tiêm Vacxin lúc đang bệnh, vừa mới hết bệnh hoặc đang sử dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm. Nên chờ khoảng 10-15 ngày sau khi ngưng thuốc hãy tiêm Vacxin.
Ngoài ra, bạn nên chọn đơn vị thú y, phòng khám uy tín, bởi vì có rất nhiều loại Vacxin với mức độ hiệu quả khác nhau, chưa kể sẽ có loại Vacxin sắp hoặc không còn hạn sử dụng vẫn được các phòng khám kém chất lượng sử dụng.
Hiện nay, phần lớn các phòng khám uy tín thường có đầy đủ các thông tin liên hệ, bạn có thể hỏi trực tiếp về thông tin thú y trước khi đến tiêm phòng cho chó. Ngoài ra, chủ nuôi cũng có quyền yêu cầu được xem thông tin về loại Vacxin tiêm phòng cho chó của mình.
Chọn thú y uy tín để tiêm phòng cho chó5. Biểu hiện của chó sau khi tiêm phòng là gì?
Sau khi tiêm Vacxin, chó sẽ có biểu hiện một số phản ứng phụ từ nhẹ đến nặng tuỳ vào tình trạng sức khoẻ và khả năng tiếp nhận Vacxin của cơ thể chó.
- Phản ứng cục bộ xảy ra ở vị trí tiêm có thể là dị ứng hoặc áp-xe và thường xẹp sau vài ngày. Chủ nuôi có thể dùng khăn ấm để chườm cho Cún dễ chịu hơn.
- Chó thường sẽ có các biểu hiện chán ăn, sốt nhẹ do cơ thể đang tiếp nhận Vacxin, tình trạng này sẽ phục hồi sau 2-3 ngày.
- Nếu chó bị dị ứng với Vacxin sẽ có thể nôn mửa, tiêu chảy, nổi mề đay… trường hợp này bạn cần theo dõi tình trạng và đưa chó đến thú y nếu cần.
- Trường hợp chó bị sốc phản vệ sau khi tiêm Vacxin sẽ có các biểu hiện như khó thở, tụt huyết áp, tim đập nhanh… lúc này bạn cần đưa chó đi cấp cứu ngay lập tức.
Để đảm bảo sức khỏe và theo dõi tốt hơn, bạn nên tiêm chủng vào buổi sáng. Lúc này cơ thể bé đáp ứng với miễn dịch có thể theo dõi sát sao và xử lý kịp thời khi có bất kì dấu hiệu xấu nào. Nếu bạn tiêm buổi chiều hoặc tối, bác sĩ thú y không làm việc đêm sẽ không cấp cứu kịp thời.
6. Cách chăm sóc chó sau khi tiêm phòng?
- Hạn chế đưa chó ra ngoài và tiếp xúc với chó lạ có nguy cơ nhiễm bệnh:
Thời gian phát huy tác dụng của Vacxin mũi 1 là từ 10-14 ngày sau khi tiêm. Trong khoảng thời gian này, chó vẫn có thể bị nhiễm bệnh, chính vì thế trong thời gian tiêm Vacxin chó cần được đảm bảo an toàn khỏi những mầm bệnh xung quanh.
Hạn chế tiếp xúc với chó lạ sau khi mới tiêm Vacxin- Nên tắm khi tiêm Vacxin trước 1-3 ngày và sau khi tiêm Vacxin ít nhất 1 tuần:
Sau khi tiêm Vacxin, cơ thể của chó làm việc nhiều hơn để sản sinh kháng thể nên sức khoẻ của cún không khoẻ như bình thường và rơi vào trạng thái mệt mỏi, khó chịu.
Việc tắm cho chó ở thời điểm này vừa làm Cún khó chịu, vừa có thể làm giảm hiệu quả của Vacxin hoặc làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh vì lúc này cơ thể cún đang suy yếu.
- Đối với ăn uống sau khi tiêm phòng cho chó:
Khuyến khích cho cún ăn các loại thực phẩm mềm, dễ tiêu hạn chế đồ ăn béo, chữa nhiều mỡ hoặc sữa.
Ngoài ra, cần ghi chú thông tin trên sổ tiêm phòng của chó để theo dõi và tiêm Vacxin các mũi tiếp theo đúng lịch.
7. Chó tiêm phòng rồi có mắc bệnh không?
Giống như ở cơ thể người, không thể cam kết hiệu quả 100% không nhiễm bệnh khi đã tiêm Vacxin. Vacxin chỉ có tác dụng phòng ngừa và hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh hoặc phát bệnh nặng.
Thế nên vẫn có nhiều khả năng nhiễm bệnh dù đã được tiêm phòng như các trường hợp:
- Thú cưng tiếp xúc liên tục với lượng lớn virus gây bệnh, các bé có miễn dịch kém sẽ dễ nhiễm bệnh.
- Chó vừa được tiêm Vacxin, cơ thể chưa kịp sản sinh kháng thể nhưng đã tiếp xúc với virus nhiễm bệnh.
- Chó vô tình nhiễm loại virus mới không có trong Vacxin hoặc virus ở dạng biến thể mới, cơ thể không có khả năng kháng thể.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp